Vitamin D là một loại vitamin cần thiết, đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Vai trò của vitamin D là hỗ trợ hấp thụ canxi, thúc đẩy sự phát triển cũng như khoáng hóa xương. Vitamin D cũng tham gia vào chức năng của hệ thống miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa và thần kinh.
Thiếu vitamin D sẽ gây ra bệnh gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, khi cơ thể không được cung cấp vitamin D một cách đầy đủ hay thiếu vitamin D sẽ gây bệnh cụ thể như sau:
Theo Nhà xuất bản Y tế Harvard, một trong những vai trò chính của vitamin D là duy trì sức khỏe của xương: Thiếu vitamin D sẽ gây bệnh dẫn đến lượng canxi dự trữ trong xương thấp, làm tăng nguy cơ gãy xương.
Đồng thời, thiếu vitamin D sẽ gây bệnh liên quan đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, xảy ra khi xương mới không được tạo ra với tốc độ tương đương với tốc độ mất xương cũ.
Vitamin D đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe của xương, bao gồm cả bệnh loãng xương. Mức vitamin D thấp làm giảm khả năng hấp thụ canxi và việc hấp thụ canxi rất quan trọng đối với sức khỏe của xương.
Đối với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), thiếu vitamin D sẽ gây bệnh liên quan đến tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Hiện nay, đã có các bằng chứng nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tâm trạng và mức độ vitamin D, trong đó mức độ thiếu hụt vitamin D có liên quan đến trầm cảm.
Việc bổ sung vitamin D giúp cải thiện tâm trạng của phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tất cả phụ nữ trong nghiên cứu nhỏ đều được cung cấp vitamin D liều cao (50.000 IU mỗi tuần) trong sáu tháng. Phân tích kết quả cho thấy tình trạng trầm cảm, lo lắng giảm đáng kể và sức khỏe tâm thần được cải thiện.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), nếu bạn đang có các dấu hiệu triệu chứng trầm cảm như cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng, khó chịu, mệt mỏi, thay đổi khẩu vị và có ý nghĩ tự tử, thì bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời. Các bác sĩ có thể cho bạn chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm để đánh giá để xem thiếu vitamin D có thể góp phần gây ra các dấu hiệu triệu chứng như kể trên hay không.
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), tâm thần phân liệt là một chứng rối loạn não nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 0,25 đến 0,64% người Mỹ trưởng thành. Các dấu hiệu triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thường xuất hiện ở độ tuổi từ 16 đến 30, bao gồm ảo giác, lời nói không mạch lạc, tránh xa người khác và khó tập trung hoặc chú ý.
Theo một nghiên cứu đánh giá và phân tích tổng hợp, thiếu vitamin D sẽ gây bệnh tăng nguy cơ bị tâm thần phân liệt. Các nhà nghiên cứu đã xem xét những phát hiện từ 19 nghiên cứu quan sát nhằm phân tích mối quan hệ có thể có giữa bệnh tâm thần phân liệt và tình trạng thiếu vitamin D, đồng thời quan sát thấy mối liên hệ giữa 2 yếu tố này.
Một nghiên cứu trên tạp chí Thần kinh học cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin D ở mức độ trung bình và nặng đối với người lớn tuổi có liên quan đến nguy cơ mắc một số dạng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Chứng mất trí nhớ liên quan đến sự suy giảm suy nghĩ, hành vi và trí nhớ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Theo Hiệp hội Alzheimer, bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, chiếm tới 80% các trường hợp sa sút trí tuệ.
Nghiên cứu trên tạp chí Thần kinh học đã phân tích hơn 1.600 người từ 65 tuổi trở lên không mắc chứng mất trí nhớ khi bắt đầu nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, so với những người có lượng vitamin D bình thường, những người bị thiếu hụt vitamin D có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ do mọi nguyên nhân tăng 53%, trong khi những người bị thiếu hụt nghiêm trọng có nguy cơ tăng 125%.
Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu nhận thấy những người có lượng vitamin D thấp hơn có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn khoảng 70% và những người bị thiếu hụt nghiêm trọng loại vitamin này có nguy cơ mắc chứng rối loạn thoái hóa thần kinh này cao hơn 120%.
Mối liên hệ giữa lượng thiếu hụt vitamin D và bệnh tiểu đường là rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng mối liên hệ này có liên quan đến vai trò của vitamin D đối với độ nhạy và khả năng kháng insulin.
Một khả năng khác của mối liên hệ có liên quan đến vai trò của vitamin D trong tình trạng viêm nhiễm, bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có tỷ lệ viêm mãn tính cao hơn.
Một đánh giá cho thấy rằng khi thiếu hụt vitamin D, nhiều quá trình tế bào trong cơ thể bắt đầu bị phá vỡ và điều này tạo tiền đề cho sự khởi phát của các bệnh như tiểu đường.
Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không nên bắt đầu chế độ bổ sung vitamin D quá mức. Một nghiên cứu lớn, đa trung tâm có tên D2d, được tài trợ một phần bởi Viện Y tế Quốc gia, cho thấy rằng việc bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 vẫn chưa rõ ràng, vì những phát hiện trong nghiên cứu được thiết kế tốt đó không có ý nghĩa thống kê.
Thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như:
Nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể là từ ánh sáng mặt trời. Tình trạng thiếu hụt vitamin D thường gặp ở những người thuộc các đối tượng cụ thể như sau:
Như thông tin đã cung cấp ở trên thiếu hụt vitamin D sẽ gây bệnh liên quan đến các vấn đề về xương khớp và nguy cơ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa. Theo các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin D hoặc phơi nắng một cách an toàn để tăng vitamin D một cách tự nhiên, thông qua đó có tác dụng cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Việc bổ sung vitamin D từ các nguồn tự nhiên như ánh sáng mặt trời hoặc các loại thực phẩm. Cá hồi là một trong số ít nguồn thực phẩm giàu vitamin D, mặc dù số lượng có thể khác nhau tùy theo loại - cá hồi hoang dã thường có nhiều hơn cá hồi nuôi.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một khẩu phần cá hồi nặng 3 ounce cung cấp 12 microgam vitamin D chiếm 60% giá trị hàng ngày. Các nguồn cung cấp vitamin D khác cho cơ thể là lòng đỏ trứng, sữa tăng cường, ngũ cốc và nước cam cũng có thể cung cấp một số nhu cầu hàng ngày.
Ánh nắng mặt trời là một trong những nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể được biết đến rộng rãi nhất. Tế bào da chứa một loại cholesterol có tên là 7-dehydrocholesterol, có chức năng như tiền chất của vitamin D. Khi tia cực tím B (UVB) của mặt trời chiếu vào da, loại tiền chất này sẽ được chuyển hóa trở thành tiền tố vitamin D (D3) cho cơ thể hấp thu.
Tuy nhiên, lượng vitamin D trong cơ thể có thể tạo ra từ ánh nắng mặt trời phụ thuộc vào một số yếu tố như màu da, tuổi tác, yếu tố địa lý và mùa, các loại kem chống nắng đang sử dụng và tình trạng ô nhiễm.
Trên thực tế, vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời có thể tồn tại với thời gian kéo dài gấp đôi vitamin D từ thực phẩm hoặc chất bổ sung. Mỗi ngày bạn chỉ nên phơi nắng trong thời gian 10 đến 20 phút. Thời điểm thích hợp nhất để phơi nắng là từ 9 đến 10h sáng và 3 đến 4 giờ chiều. Bạn có thể đội mũ, đeo kính râm và bảo vệ khu vực đầu, chỉ để lộ và không bôi kem chống nắng ở vùng cánh tay và cẳng chân. Còn những thời điểm khác trong ngày thì vẫn nên che chắn cơ thể và bôi kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe làn da.
Cá béo và các loại hải sản là một trong những nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D. Các loại hải sản cung cấp vitamin D có thể kể đến cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá cơm, tôm và hàu.
Hàm lượng vitamin D sẽ tùy thuộc vào loại cá và hải sản. Cụ thể một phần cá hồi đóng hộp 100gr sẽ có thể cung cấp cho cơ thể 386 IU. Cá hồi hoang dã sẽ có lượng vitamin D cao hơn gấp 2 đến 4 lần so với cá hồi nuôi.
Bên cạnh đó, dầu gan cá cũng là một nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, dầu gan cá cung cấp nhiều vitamin A, nên cần thận trọng khi sử dụng và cần đảm bảo không sử dụng quá nhiều. Ngoài vitamin D, các loại cá béo cũng chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Nấm là nguồn thực vật cung cấp nhiều vitamin D nguyên nhân do bản chất nấm có thể tự tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với tia UV. Cơ thể người tạo ra một dạng vitamin D gọi là D3 (cholecalciferol), trong khi nấm tạo ra D2 (ergocalciferol). Cả hai dạng vitamin này đều có thể làm tăng mức vitamin D trong tuần hoàn.
Hàm lượng vitamin D trong cơ thể cũng phụ thuộc vào từng loại nấm. Nhưng có thể thấy, những loại nấm dại được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường sẽ có nhiều vitamin D hơn so với những loại nấm được trồng thương mại. Tuy nhiên, nấm dại có rất nhiều loại có độc tố và không ăn được. Vì vậy, bạn chỉ nên mua nấm ở những địa chỉ đáng tin cậy. Khi trồng nấm, bạn có thể áp dụng chiếu sáng UV nhằm tác dụng tăng hàm lượng vitamin D có trong nấm.
Đối với những người không ăn được hải sản thì ăn trứng gà là một trong những lựa chọn đáng lưu ý để bổ sung vitamin D.
Trong khi lòng trắng trứng chứa hầu hết protein thì lòng đỏ trứng rất giàu chất béo, vitamin và khoáng chất. Một lòng đỏ trứng gà công nghiệp trung bình cung cấp khoảng 37 UI vitamin D. Những con gà được nuôi thả tự do, tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể sản xuất ra trứng có hàm lượng vitamin D cao gấp 3 đến 4 lần số này. Tương tự đó thì gà được nuôi bằng ngũ cốc giàu vitamin D có thể tạo ra lòng đỏ nhiều vitamin D hơn.
Bổ sung vitamin D thiếu hụt thông qua một số loại thực phẩm tự nhiên là cần thiết. Bạn có thể đọc thành phần trên nhãn sản phẩm để kiểm tra xem nó có bổ sung vitamin D hay không và hàm lượng là bao nhiêu. Một số loại thực phẩm thường được tăng cường vitamin D là sữa bò, sữa đậu nành, nước cam, ngũ cốc và sữa chua.
Ngoài chế độ ăn uống thì các loại viên uống tổng hợp vitamin D sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của cơ thể một cách đầy đủ. Sử dụng các loại viên uống phụ thuộc vào thể trạng và độ tuổi, lượng vitamin D cần được bổ sung sẽ khác nhau.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về vitamin D, bài viết đã giúp bạn giải đáp băn khoăn thiếu vitamin D sẽ gây ra bệnh gì. Để biết chắc chắn mình có đang gặp phải tình trạng thiếu vitamin D hay không và thiếu hụt vitamin D sẽ gây bệnh gì bạn nên đi kiểm tra dinh dưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ về cách bổ sung loại vitamin này sao cho phù hợp với thể trạng của mình.
Trong trường hợp không biết nên bổ sung vitamin D như thế nào thì hãy áp dụng liệu pháp Phục hồi sức khỏe - nâng cao miễn dịch đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đây là liệu pháp giúp chăm sóc sức khỏe từ cấp độ tế bào. Sự kết hợp theo công thức đặc biệt chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa, vi hoạt chất độc quyền giúp tăng cường năng lượng, bù nước, thải độc, cân bằng điện giải, tăng sinh collagen, chống lão hoá da cấp độ tế bào và phục hồi sức khỏe từ bên trong. Liệu trình truyền sẽ được cá nhân hóa theo tình trạng sức khỏe cụ thể của khách hàng.
Tài liệu tham khảo: Everydayhealth.com
39
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
39
Bài viết hữu ích?