Zalo

Khắc phục tổn thương da do ánh nắng mặt trời

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ánh nắng mặt trời gây hại cho da là điều không tránh khỏi. Tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư da. Vậy cần làm gì để chống lại tình trạng da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời?

1. Tổng quan về tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời

Phơi nắng bị tổn thương da là điều mà ai cũng biết. Các nghiên cứu đã khẳng định ánh nắng mặt trời có thể gây tổn hại cho làn da. Trong thời gian ngắn, ánh nắng có thể khiến bạn đối diện với tình trạng cháy nắng vô cùng khó chịu. 

Với những tác động lâu dài, ánh nắng mặt trời có thể có để lại những hậu quả tiềm ẩn trên da, ngay cả khi không bị cháy nắng. Khi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, các tế bào da sẽ lão hóa sớm, được gọi là hiện tượng lão hóa da do quang hóa và có thể dẫn đến ung thư da.

Các bác sĩ da liễu đề cập đến tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời với nhiều khái niệm khác nhau. Tình trạng này xảy ra khi tia cực tím (tia UV) chiếu vào làn da không được bảo vệ bởi kem chống nắng, gây ra những thay đổi DNA ở cấp độ tế bào. Da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời sẽ xảy ra ở các lớp sâu nhất, gọi là lớp hạ bì và mất nhiều thời gian để các tổn thương này xuất hiện trên bề mặt da.

Như đã đề cập, việc phơi nắng bị tổn thương da liên quan đến tác động của bức xạ tia cực tím và hiện nay đã được xác định bao gồm 3 loại sau:

  • Tia UVA: Dạng bức xạ này từ mặt trời gây tổn hại cho da ở mọi cấp độ, từ lớp bề mặt (lớp biểu bì) xuống các lớp sau hơn (lớp hạ bì). Trong các lớp da đó, một số cấu trúc sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm các sợi collagen và tổ chức đàn hồi với nhiệm vụ mang lại cho làn da sự căng bóng và trẻ trung, cũng như các tế bào biểu bì và các mao mạch (mạch máu nhỏ).
  • Tia UVB: Loại bức xạ mặt trời này chủ yếu ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của cấu trúc da. Tia UVB làm tổn thương DNA mạnh hơn tia UVA đối với lớp biểu bì và có thể gây ra hiện tượng quang hóa, đồng thời góp phần hình thành các tế bào tiền ung thư.
  • Tia UVC: Loại bức xạ mặt trời này được tầng ozone và khí quyển hấp thụ nên thường không gây nguy hiểm nhiều cho sức khỏe làn da.
tổn thương da do ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có thể gây tổn hại cho làn da 

Khác với hiện tượng lão hóa tự nhiên được quyết định bởi tuổi tác và di truyền, tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời xảy ra khi tia cực tím từ mặt trời gây tổn thương vĩnh viễn các cấu trúc của da. Để thấy rõ sự khác biệt giữa lão hóa và tổn thương da do ánh nắng mặt trời, bạn hãy so sánh những vùng da trên cơ thể không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời với vùng da tiếp xúc thường xuyên như da mặt. 

Những dấu hiệu cho thấy da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời có thể khởi phát rất sớm từ độ tuổi thiếu niên, bao gồm:

  • Xuất hiện nếp nhăn;
  • Thay đổi sắc tố da như đốm đồi mồi và tàn nhang;
  • Da giảm độ đàn hồi;
  • Kết cấu thô ráp và không đều;
  • Các mao mạch vỡ, thường xuất hiện ở quanh mũi và ngực;
  • Nổi mẩn đỏ.

Bất kỳ ai cũng có thể bị tổn thương da do ánh nắng mặt trời, tuy nhiên nguy cơ sẽ cao hơn nếu có những yếu tố sau đây:

  • Làn da trắng sáng;
  • Tiền sử ung thư da hoặc có người thân trong gia đình bị ung thư da;
  • Nhiều nốt ruồi;
  • Tàn nhang và cháy nắng;
  • Mắt xanh lam hoặc xanh lục, hoặc mái tóc vàng, đỏ hoặc nâu nhạt;
  • Sống ở vùng có độ cao lớn;
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vào cuối tuần trong khi hầu hết các ngày trong tuần đều ở trong nhà;
  • Dành nhiều thời gian ở ngoài trời, đặc biệt là khi còn trẻ.

Kèm theo đó, nguy cơ tổn thương da do ánh nắng mặt trời sẽ cao hơn nếu bạn mắc một số bệnh lý sau:

  • Một số bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Mắc một số tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, bao gồm cả nhiễm HIV;
  • Tiền sử ghép tạng;
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, bao gồm corticosteroid, thuốc sinh học, kháng thể đơn dòng và thuốc ức chế calcineurin. Những loại thuốc này thường được chỉ định để điều trị một loạt các bệnh lý như viêm khớp, hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, viêm ruột và ung thư;
  • Sử dụng các loại thuốc làm cho làn da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, chẳng hạn như kháng sinh Tetracycline và Fluoroquinolone, thuốc chống nấm, thuốc tránh thai, thuốc giảm cholesterol máu và một số loại khác.

Một số biến chứng của tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời bao gồm:

  • Tăng nguy cơ hình thành khối u ác tính;
  • Tăng số lượng tế bào tiền ung thư, chẳng hạn như chứng dày sừng quang hóa;
  • Mụn trứng cá nghiêm trọng hơn;
  • Phát triển chứng dày sừng tiết bã, phá hủy độ đàn hồi của da và tình trạng tĩnh mạch mạng nhện.
tổn thương da do ánh nắng mặt trời
Các tổn thương da do ánh nắng mặt trời không thể khắc phục hoàn toàn

2. Da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời phải làm sao?

Theo bác sĩ, các tổn thương da do ánh nắng mặt trời không thể khắc phục hoàn toàn nhưng một số lựa chọn điều trị có thể hỗ trợ trẻ hóa làn da.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Retinoids: Một số sản phẩm bôi ngoài da có thành phần Retinoids sẽ mang lại lợi ích tốt nhất khi được sử dụng để điều trị các dấu hiệu sớm của tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Retinoids kích thích các tế bào da bong ra để các tế bào mới xuất hiện trên bề mặt, đồng thời kích thích sản xuất collagen giúp da săn chắc hơn. Sản phẩm này rất phù hợp để điều trị nếp nhăn, các đốm đồi mồi, đồng thời làm giảm độ thô ráp và kích thước se khít lỗ chân lông;
  • Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác: Những hoạt chất làm chậm quá trình tổn thương da do các gốc tự do, một yếu tố làm cho các dấu hiệu tổn thương da do ánh nắng mặt trời trở nên rõ ràng hơn. Chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế các tổn thương do bức xạ tia cực tím và giảm sự phân hủy collagen;
  • Acid alpha hydroxy: Đây là hoạt chất tẩy da chết, đồng nghĩa sẽ thúc đẩy quá trình thay đổi tế bào da;
  • Chất làm sáng da, chẳng hạn như Hydroquinone, có thể làm sáng các vết thâm đen và tình trạng sắc tố da không đồng đều;
  • Tái tạo bề mặt da bằng laser: Tia Laser sẽ loại bỏ lớp da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời trên bề mặt và kích thích tăng sản xuất collagen, qua đó giúp làn da mịn màng và mang lại vẻ ngoài đều màu hơn;
  • Lột da hóa học: Phương pháp này sử dụng một hóa chất dạng lỏng, chẳng hạn như Acid Trichloroacetic hoặc Acid Glycolic để bôi lên da, qua đó loại bỏ lớp tế bào ngoài cùng để lớp da mới xuất hiện trên bề mặt. Lột da hóa học giúp loại bỏ các đốm nâu và chứng dày sừng quang hóa, đồng thời xử lý tốt các đường nhăn và nếp nhăn;
  • Liệu pháp quang động: Với liệu pháp này, làn da sẽ được phủ một lớp thuốc và ánh sáng huỳnh quang màu xanh hoặc đỏ, sau đó sẽ kích hoạt thuốc. Liệu pháp quang động tiêu diệt các tế bào tiền ung thư trong khi chỉ để lại các tế bào bình thường. Việc điều trị có thể gây ra phản ứng giống như bị cháy nắng và có thể mất từ ​​một đến hai tuần mới hồi phục;
  • Liệu pháp áp lạnh: Quy trình chống tổn thương da do ánh nắng mặt trời này sử dụng nitơ lỏng để đóng băng các đốm đồi mồi và chứng dày sừng quang hóa. Các vùng da được điều trị sẽ trở nên sẫm màu và bong ra sau vài ngày;
  • Mài da: Kỹ thuật này sẽ mài lớp bề mặt và để lộ ra lớp da mới mịn màng bên dưới;
  • Chất làm đầy: Botox, Acid hyaluronic, Canxi hydroxyapatite (Radiesse®) và Acid poly-L-lactic là một trong những chất sản làm đầy da được sử dụng để điều trị nếp nhăn và phục hồi kết cấu cho làn da lỏng lẻo.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời cũng như tăng độ trẻ hóa sinh học cho da, bạn có thể sử dụng liệu pháp chemical peel. Đây là phương pháp có tác dụng kích thích sản sinh collagen và làm mờ vết rạn thường dành cho da lão hoá, nếp nhăn và vết chân chim, da rạn hoặc thiếu đàn hồi. Hãy sử dụng thêm kem chống nắng, áp dụng quy trình chăm sóc da dưỡng ẩm để thực hiện các bước chủ động chăm sóc và trẻ hóa làn da của mình. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Giảm tình trạng tăng sắc tố do tia UV

Giảm tình trạng tăng sắc tố do tia UV

Các cách tăng sinh collagen cho da nào hiệu quả?

Các cách tăng sinh collagen cho da nào hiệu quả?

Cách chăm sóc da mặt cho phụ nữ tuổi 40

Cách chăm sóc da mặt cho phụ nữ tuổi 40

Trẻ hóa bằng tế bào gốc: Những điều cần biết

Trẻ hóa bằng tế bào gốc: Những điều cần biết

Da nhiễm corticoid là như thế nào? Dấu hiệu và hậu quả

Da nhiễm corticoid là như thế nào? Dấu hiệu và hậu quả

17

Bài viết hữu ích?