Zalo

Cách giảm đau viêm khớp dạng thấp

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Viêm khớp dạng thấp là 1 bệnh lý tự miễn thường gặp có thể gây ra những cơn đau tại xương khớp nghiêm trọng cho người bệnh. Mặt khác, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm trên xương khớp cũng như các cơ quan khác trên toàn cơ thể. Vậy vì sao viêm khớp dạng thấp gây đau xương khớp và có những cách giảm đau viêm khớp dạng thấp nào?

1. Vì sao viêm khớp dạng thấp gây đau?

Viêm khớp dạng thấp có tên tiếng Anh là Rheumatoid Arthritis (RA) là 1 bệnh lý tự miễn gây ra một rối loạn viêm mãn tính ảnh hưởng đặc biệt là các khớp, đồng thời phản ứng viêm còn giải phóng các hoạt chất gây hại cho xương, dây chằng, sụn, gân... Bệnh lý này thường xảy đối xứng trên các khớp ngoại vi bao gồm khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân, khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp khuỷu… Về lâu dài, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp sẽ diễn tiến nặng lên và gây biến dạng các khớp, giảm khả năng liên kết và phá hủy khớp hoàn toàn. Đồng thời, ảnh hưởng lên các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể như phổi, tim, mạch máu, da và mắt… dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp dạng thấp gây đau xuất phát từ các cơ chế sau:

  • Viêm bao khớp (bao hoạt dịch): Các bao này thường chứa các túi dịch bao quanh khớp, chất hoạt dịch này có chức năng bôi trơn để các khớp hoạt động một cách trơn tru. Tuy nhiên, khi cơ thể có những bất thường về miễn dịch, các tế bào màng hoạt dịch và các mạch máu viêm xung quanh khớp sẽ tạo ra các phức hợp miễn dịch và kháng thể, đặc biệt là yếu tố dạng thấp (RF). Chính các chất miễn dịch này sẽ gây viêm và tấn công, phá hủy lên các bao hoạt dịch, từ đó gây ra cảm giác đau. 
  • Sưng nề: Tình trạng sưng nề trong viêm khớp dạng thấp xảy ra do sự xâm nhập của các tế bào miễn dịch tại sụn khớp và bao khớp. Quá trình này làm tăng lượng máu và lượng dịch viêm chứa các đại thực bào, tế bào lympho cũng như những tế bào viêm tràn vào ổ khớp và bao hoạt dịch. Hậu quả là gây ra tình trạng sưng nề, chèn ép các mạch máu và thần kinh xung quanh ổ khớp, gây đau khớp.
  • Bào mòn và hủy sụn khớp: Quá trình bào mòn và hủy sụn khớp thường xảy ra khi viêm khớp dạng thấp không được điều trị. Lúc này, các tế bào màng hoạt dịch tạo ra các chất chất hóa học góp phần phá huỷ sụn, kích thích huỷ sụn và hủy xương qua trung gian hủy cốt bào. Đồng thời, gây ra viêm màng hoạt dịch nặng, tăng lắng đọng fibrin, xơ hóa, và hoại tử sụn khớp. Các mô màng hoạt dịch tăng sinh giải phóng các chất trung gian gây viêm này dần dần làm hòa tan, bào mòn sụn khớp, xương dưới sụn, bao khớp và dây chằng tại ổ khớp. Khi các sụn khớp bị bào mòn hay phá hủy, việc vận động các khớp sẽ rất hạn chế, hay nói cách khác khi vận động sẽ gây đau đớn rất nhiều.
Viêm khớp dạng thấp gây đau tại các khớp chuyển động 

2. Cách giảm đau viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra để điều trị viêm khớp dạng thấp, hay cụ thể hơn là giảm đau viêm khớp dạng thấp hay thậm chí là giảm đau viêm đa khớp dạng thấp. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

2.1. Sử dụng chườm nóng và chườm lạnh

2 trong số các biện pháp đơn giản nhất để giảm đau viêm khớp dạng thấp là điều trị bằng nhiệt và lạnh. Các phương pháp xử lý nhiệt, chẳng hạn như đệm sưởi, bồn tắm nước nóng và sáp paraffin ấm, giúp tăng cường lưu thông để làm dịu các khớp bị cứng và cơ bắp mệt mỏi, giúp hoạt động thể chất dễ dàng hơn và ít đau hơn.

Mặt khác, các phương pháp điều trị lạnh, chẳng hạn như chườm đá và tắm nước đá, làm chậm quá trình lưu thông máu và làm tê liệt các đầu dây thần kinh để giảm cơn đau cấp tính. Hầu hết mọi người thường giảm đau viêm đa khớp dạng thấp bằng nhiệt, nhưng bạn cũng nên thử dùng liệu pháp lạnh để xem liệu nó có giúp ích cho bạn hay không. Hãy thử xen kẽ các liệu pháp lạnh và nóng mỗi 20 phút.

2.2. Kem bôi, gel và miếng dán

Một số loại kem bôi, gel và miếng dán có chứa các chất giảm đau kèm với một hoạt chất tên là Capsaicin, thành phần tạo nên vị cay của ớt có tác dụng chặn các tín hiệu đau. Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng kem capsaicin hàng ngày trong 1 tháng (cùng với các loại thuốc trị viêm khớp khác) đã giảm được 57% cơn đau do viêm khớp dạng thấp. Trước khi thử, hãy thoa một chút lên da trước để đảm bảo bạn không bị dị ứng với các loại miếng dán hay kem bôi này.

2.3. Massage

Massage là một cách tiếp cận tự nhiên đã có từ hàng nghìn năm trước và khoa học hiện đại cho thấy nó có thể giúp giảm đau viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các tinh dầu làm dịu và giảm đau khi thực hiện các động tác xoa bóp lên các vùng xương khớp bị đau để giúp tăng hiệu quả điều trị. Hãy nhờ đến các bác sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này giúp bạn. Việc xoa bóp và massage đều đặn trong vòng 1 tháng đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm đau viêm đa khớp dạng thấp.

Massage giúp giảm đau viêm khớp dạng thấp hiệu quả 

2.4. Châm cứu

Châm cứu là 1 trong những cách giảm đau viêm khớp dạng thấp tự nhiên lâu đời nhất. Nó sử dụng kim siêu mịn để làm giảm mức độ hóa chất trong cơ thể bạn có liên quan đến chứng viêm. Nó cũng giúp giảm đau mãn tính, đặc biệt là giảm đau viêm khớp dạng thấp. 

Vì châm cứu liên quan đến việc sử dụng kim châm vào cơ thể nên cần đặt đúng cách, hãy tìm đến các bác sĩ y học cổ truyền hoặc các kỹ thuật viên có kinh nghiệm để thực hiện châm cứu giảm đau viêm khớp dạng thấp an toàn và hiệu quả.

2.5. Yoga

Sự kết hợp giữa các động tác cơ thể, hít thở và thiền định trong khi tập Yoga đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Yoga có thể giảm đau khớp, cải thiện tính linh hoạt của bạn, giảm căng thẳng. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nó có thể làm giảm các hóa chất gây viêm nhiễm và căng thẳng. Bạn nên tập Yoga dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên để quá trình giảm đau viêm khớp dạng thấp được an toàn và hiệu quả.

2.6. Hít thở chậm và sâu

Việc hít thở chậm và sâu có thể giúp bạn bình tĩnh lại và hạn chế sự căng thẳng đặt lên các vùng khớp, điều này sẽ giúp hạn chế làm căng cơ và khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, khi bạn tập trung vào hơi thở của mình, bạn sẽ khiến bộ não của mình không còn suy nghĩ về cơn đau. Đây là cách giảm đau viêm khớp dạng thấp khá hiệu quả nhưng lại ít được biết đến.

2.7. Thái cực quyền

Môn võ nhẹ nhàng, chậm rãi này có thể giúp thư giãn cho các khớp xương của bạn. Thái cực quyền có thể giúp tăng cường sức mạnh, tính linh hoạt và sự cân bằng cho các khớp. Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu để biết liệu thái cực quyền có tác dụng giảm đau viêm đa khớp dạng thấp hay không, nhưng nó có thể là một cách nên thử.

2.8. Mặc quần áo nén

Những loại quần áo này, chẳng hạn như tất, tay áo và găng tay, sử dụng áp lực nhẹ nhàng lên các vùng của cơ thể để giúp làm giảm đau và giảm sưng. Bạn có thể đi tất hoặc vớ dài để giảm đau ở bàn chân và mắt cá chân, đồng thời găng tay (đôi khi được gọi là găng tay trị liệu hoặc găng tay trị viêm khớp) có thể làm dịu cơn đau ở ngón tay và cổ tay. Khi bạn sử dụng những món đồ này, hãy thường xuyên kiểm tra vùng da bên dưới để đảm bảo da không bị mẩn đỏ hoặc kích ứng.

2.9. Muối Epsom

Một số thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy rằng muối Epsom có thể làm dịu các cơn đau tại khớp do viêm khớp dạng thấp. Hòa tan 1 1/2 cốc (300 g) muối Epsom trong chậu nước nóng và cố gắng ngâm mình trong khoảng 15 đến 20 phút để đạt được lợi ích tối đa. Ngoài ra, nếu bạn muốn giảm đau trên một vùng nhất định trên cơ thể, hay hãy hòa tan một vài thìa muối Epsom trong một bát nước ấm và và nhúng bàn tay, bàn chân, cổ tay hoặc khuỷu tay… của bạn vào đó.

2.10. Giảm cân để giảm áp lực lên khớp

Thừa cân cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Mặc dù giảm cân có thể khó khăn, nhưng hãy cố gắng thực hiện những thay đổi dần dần như thực hiện chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên. Hãy trao đổi với bác sĩ để đưa ra một kế hoạch giảm cân mà bạn có thể thực hiện lâu dài.

2.11. Sử dụng chất béo lành mạnh

Theo số nghiên cứu khoa học, các loại chất béo lành mạnh như axit béo omega-6, đặc biệt là axit gamma-linolenic (GLA), được tìm thấy trong dầu hoa anh thảo, dầu hạt cây lưu ly hoặc dầu hạt lý chua đen, có hiệu quả trong việc cải thiện và giảm đau viêm khớp dạng thấp. 

Dầu cá, chứa nhiều axit béo omega-3, cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 có thể giúp giảm sưng và đau khớp, giảm cứng khớp vào buổi sáng.

2.12. Thực hiện chế độ ăn giảm viêm

Hay thêm vào thực đơn của bạn các loại trái cây, rau và ngũ cốc bổ dưỡng. Mặc dù các chất bổ sung có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau do viêm khớp, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa rất nhiều cơn đau do viêm khớp ngay từ đầu. Thay vì ăn bột tinh chế, đường, sữa và chất béo bão hòa, hãy thử sử dụng các loại thực phẩm như:

  • Cá như cá hồi, cá ngừ, cá cơm và cá mòi;
  • Trái cây như quả việt quất, mâm xôi, anh đào và dâu tây;
  • Các loại rau như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina và hành tây;
  • Các loại hạt như quả óc chó, hạt thông, quả hồ trăn và hạnh nhân;
  • Các loại đậu như đậu pinto, đậu đen, đậu đỏ và đậu garbanzo;
  • Chất béo lành mạnh như dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ và sữa chua;
  • Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch đen, yến mạch và quinoa.
Chế độ ăn lành mạnh có tác dụng giảm đau viêm đa khớp dạng thấp 

2.13. Tập thể dục 

Cơn đau và cứng khớp của viêm khớp dạng thấp thường khiến những người mắc bệnh trở nên ít hoạt động hơn. Trên thực tế, 71% những người bị viêm khớp dạng thấp không tập thể dục thường xuyên, theo nghiên cứu, việc kém hoạt động chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. 

Một kế hoạch tập thể dục được thiết kế bởi một nhà trị liệu vật lý có thể giúp giảm đau viêm khớp dạng thấp và tăng chất lượng cuộc sống. Nó cũng có thể giúp bạn duy trì cân nặng phù hợp, giảm thêm áp lực cho các khớp của bạn. Chế độ tập thể dục cho viêm khớp dạng thấp nên bao gồm:

  • Bài tập aerobic mức độ đơn giản;
  • Bài tập tăng tính linh hoạt;
  • Bài tập tăng cường sức mạnh;
  • Tập luyện cường độ cao ngắt quãng;
  • Pilates.

2.14. Điều trị chuyên sâu

Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng việc giảm đau sẽ hiệu quả hơn khi điều trị sớm bằng các loại thuốc giảm đau viêm khớp dạng thấp, bao gồm:

  • NSAID: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm. NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen, paracetamol và naproxen natri. Hay các NSAID cần kê đơn như Diclofenac, celecoxib, aspirin… cũng có tác dụng giảm đau viêm khớp dạng thấp. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận.
  • Steroid: Thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, làm giảm viêm, đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Các tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường. Các bác sĩ thường kê toa một loại thuốc corticosteroid để giảm đau viêm đa khớp dạng thấp nhanh.
  • DMARD: Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp, giảm đau và giúp các khớp khỏi bị tổn thương vĩnh viễn. Các DMARD phổ biến bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine và sulfasalazine. Tác dụng phụ khác nhau nhưng có thể bao gồm tổn thương gan và nhiễm trùng phổi nặng.

2.15. Trị liệu không phẫu thuật

Các phương pháp trị liệu không phẫu thuật cũng được sử dụng để giảm đau viêm đa khớp dạng thấp, bao gồm:

  • Trị liệu với máy kéo giãn giảm áp lực cột sống DTS;
  • Trị liệu với máy tích cực ATM2;
  • Trị liệu với thiết bị giảm áp Cervico 2000 hay Vertetrac;
  • Máy chiếu Laser giảm đau;
  • Sử dụng sóng xung kích Shockwave.
Phẫu thuật là biện pháp giảm đau viêm khớp dạng thấp cuối cùng 

2.16. Phẫu thuật

Nếu thuốc giảm đau viêm khớp dạng thấp không thể làm giảm đau hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp, bạn và bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị tổn thương. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp, đồng thời chấm dứt hoàn toàn các cơn đau cũng như cải thiện chức năng vận động.

Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm một hoặc nhiều quy trình sau:

  • Phẫu thuật cắt bao hoạt dịch: Phẫu thuật loại bỏ lớp màng hoạt dịch của khớp bị viêm có thể giúp giảm đau và cải thiện tính linh hoạt của khớp.
  • Sửa chữa gân: Tình trạng viêm và tổn thương khớp có thể khiến gân quanh khớp của bạn bị lỏng hoặc đứt. Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể sửa chữa các gân xung quanh khớp của bạn.
  • Nối khớp: Phẫu thuật nối khớp có thể được khuyến nghị để ổn định hoặc sắp xếp lại khớp và để giảm đau khi thay khớp không phải là một lựa chọn.
  • Thay khớp toàn bộ: Trong quá trình phẫu thuật thay khớp, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ loại bỏ các phần bị hư hỏng của khớp và lắp một bộ phận giả làm bằng kim loại và nhựa.

Phẫu thuật có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn. Thảo luận về những lợi ích và rủi ro với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.

Viêm khớp dạng thấp là 1 bệnh lý có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày, những cơn đau nhức là dấu hiệu điển hình của tình trạng này. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để giảm đau viêm khớp dạng thấp. Điều quan trọng là bạn cần được thăm khám cũng như nghe những tư vấn từ bác sĩ, để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp phục hồi Cơ xương khớp để giúp giảm đau nhanh chóng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Phương pháp trẻ hóa cơ thể từ cấp độ tế bào này giúp giảm đau khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và tăng cường phục hồi sau chấn thương. Đồng thời làm tăng lưu lượng mạch máu đến gân và dây chằng để tăng khả năng chữa lành các mô bị tổn thương.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm đau viêm đa khớp

Cách giảm đau viêm đa khớp

Cách chữa đau khớp khuỷu tay

Cách chữa đau khớp khuỷu tay

Biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Vì sao cổ bị đau và cứng? Tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị đau cổ

Vì sao cổ bị đau và cứng? Tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị đau cổ

Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Khi nào cần siêu âm khớp gối?

43

Bài viết hữu ích?