Zalo

Căng thẳng làm tăng cholesterol như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau, một trong số đó là làm tăng cholesterol máu. Tác động này có thể xảy ra một cách gián tiếp thông qua những thói quen không lành mạnh. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài và tăng cholesterol máu cũng có thể có mối liên kết sinh học trực tiếp. Vậy cholesterol tăng do stress theo cơ chế như thế nào và cần làm gì để khắc phục?

1. Cơ thể phản ứng với căng thẳng thế nào?

Khi một người đối mặt với căng thẳng, cơ thể của họ sẽ tự động chuẩn bị cho cơ bắp, tim, các cơ quan và một số chức năng khác để đối đầu hoặc chối bỏ với năng lượng ở mức cao. Cho dù quyết định bỏ chạy hay đối mặt với mối đe dọa, cơ thể cũng sẽ phản ứng với stress theo những cách nhất định. Trong đó bao gồm việc giải phóng ra các hormone như epinephrine, norepinephrine và cortisol. Epinephrine kích thích tim làm việc nhiều hơn, từ đó dẫn đến gia tăng:

  • Nhịp tim
  • Nhịp thở
  • Huyết áp

Với cortisol, những tác động của nó sẽ khiến cơ thể giải phóng ra nhiều glucose và acid béo máu để chuyển hóa thành năng lượng sử dụng. Mối liên hệ giữa căng thẳng kéo dài và cortisol đã được rất nhiều nghiên cứu khẳng định. Nồng độ hormone này thường được duy trì ở mức cao cho đến khi người đó giải quyết được tình huống gây ra căng thẳng. Tuy nhiên, đôi khi mức độ căng thẳng lại không giảm xuống hoặc mất nhiều thời gian để tâm lý quay trở lại bình thường dù cortisol được bài tiết rất nhiều. Tất cả những cơ chế trên đều có thể dẫn đến tăng cholesterol máu, bao gồm cả tăng kéo dài lẫn tăng ngắn hạn.

Cơ thể sẽ phản ứng với stress theo những cách nhất định
Cơ thể sẽ phản ứng với stress theo những cách nhất định

2. Cholesterol tăng do stress như thế nào?

Một nghiên cứu năm 2013 đã xem xét dữ liệu của 91.593 người và tìm thấy mối tương quan tích cực giữa những người bị căng thẳng kéo dài trong công việc và tăng cholesterol máu. Một nghiên cứu khác, được công bố vào năm 2017, cũng phát hiện ra rằng căng thẳng kéo dài còn dẫn đến tăng cao nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) và LDL (một loại cholesterol “xấu”), đồng thời làm giảm nồng độ HDL (cholesterol “tốt”). Các nhà khoa học đã đề xuất một số cách mà cơ thể phản ứng với căng thẳng để dẫn đến tăng cholesterol máu:

2.1. Cô đặc máu

Khi một người đối mặt với căng thẳng kéo dài, máu của họ có thể bị cô đặc bất thường. Tình trạng này làm cho máu mất đi độ lỏng cần thiết và kéo theo các thành phần bên trong, bao gồm cholesterol, trở nên đậm đặc hơn. Đây có thể là một cách giải thích cho việc cholesterol tăng do stress. Theo bác sĩ, một lý do để giải thích cho hiện tượng cô đặc máu sau stress là do huyết áp tăng cao, từ đó khiến nước di chuyển từ trong lòng mạch máu đến mô kẽ xung quanh.

2.2. Cortisol

Những người bị căng thẳng kéo dài có thể có nồng độ cholesterol trong máu cao liên tục và có thể liên quan đến hormone chống stress cortisol. Nồng độ cortisol cao có thể đưa đến các vấn đề sau:

  • Béo bụng vì tích tụ nhiều chất béo tại đây
  • Ảnh hưởng đến chất béo ở các bộ phận khác của cơ thể
  • Tăng cảm giác thèm ăn

Vào thời điểm xảy ra căng thẳng, mọi người thường ăn uống kém lành mạnh hơn, đặc biệt là chuyển sự yêu thích sang các loại thực phẩm nhiều đường, vì chúng có vẻ làm giảm cảm giác căng thẳng. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate có thể gây tăng cân, béo phì, và tăng cholesterol thường xảy ra đồng thời khi trọng lượng dư thừa. Các nhà khoa học cũng đã gợi ý trong một nghiên cứu rằng, vì căng thẳng ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch nên nó có thể dẫn đến viêm nhiễm. Điều này có thể ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol, ví dụ, ở những người mắc một số loại bệnh gan. Các tác giả của nghiên cứu đề xuất rằng tình trạng viêm lâu dài có thể làm tăng nồng độ lipid và béo phì ở những người bị rối loạn lo âu và trầm cảm nặng. Kèm theo đó, hút thuốc cũng có thể là một yếu tố làm tăng cholesterol máu.

2.3. Acid béo

Nếu cơ thể giải phóng acid béo tự do và glucose để tạo năng lượng trong thời gian căng thẳng kéo dài thay vì sử dụng từ thức ăn thì sẽ có nguy cơ rất cao bị tăng cholesterol máu.

Vào thời điểm xảy ra căng thẳng, mọi người thường ăn uống kém lành mạnh hơn
Vào thời điểm xảy ra căng thẳng, mọi người thường ăn uống kém lành mạnh hơn

3. Những tác động của căng thẳng lên tim mạch

Căng thẳng kéo dài ngoài làm tăng cholesterol máu còn có thể có những tác động khác đến cơ thể. Ở người mắc bệnh mạch vành (CHD), căng thẳng tinh thần có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim do cơ tim không nhận đủ máu nuôi. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013, căng thẳng làm giảm lượng máu cung cấp cho tim, qua đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành. Các nhà nghiên cứu đã đo mức độ thiếu máu cơ tim từ 310 người mắc bệnh mạch vành ổn định. Khi phải đối mặt với căng thẳng tinh thần, gần 44% số người tham gia có dấu hiệu thiếu máu cơ tim rõ rệt hơn. Kết quả này cho thấy những người tham gia có nhiều nguy cơ phát triển chứng thiếu máu cục bộ liên quan đến căng thẳng tinh thần hơn là thiếu máu cục bộ liên quan đến tập thể dục. Các tác giả của nghiên cứu cũng thảo luận về vấn đề tình dục, hôn nhân và cách sắp xếp cuộc sống có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về tim như thế nào. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ thống tim mạch của một số người phản ứng nhiều hơn những người khác khi đối phó với căng thẳng. Ví dụ, huyết áp của một số người tăng cao hơn những người khác vào thời điểm căng thẳng. Giả thuyết phản ứng tim mạch cho thấy căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở một số người. Thông thường, một người có mức tăng cholesterol cao hơn sẽ có nguy cơ gặp phải biến cố tim mạch cao hơn, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim. Khi một người có lượng cholesterol trong máu cao, thành động mạch của họ sẽ bị phá hủy và thay đổi. Những thay đổi này làm cho các động mạch kém đàn hồi hơn, do đó chúng ít có khả năng mở rộng ra để đối phó với căng thẳng kéo dài. Có thể thấy, tác hại của căng thẳng là rất lớn, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Do đó, bất cứ khi nào phát hiện ra các vấn đề liên quan đến căng thẳng tinh thần mà không thể giải quyết, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Chẩn đoán rối loạn lipid máu ở người béo phì thế nào?

Chẩn đoán rối loạn lipid máu ở người béo phì thế nào?

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa - Dấu hiệu đột quỵ người trẻ và cách phòng ngừa

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa - Dấu hiệu đột quỵ người trẻ và cách phòng ngừa

142

Bài viết hữu ích?