Zalo

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa - Dấu hiệu đột quỵ người trẻ và cách phòng ngừa

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đột quỵ - một trong các dạng tai biến mạch máu não đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, khiến cho những người ở độ tuổi dưới 45 cần cảnh giác hơn về vấn đề sức khỏe này. Vậy tại sao tình trạng đột quỵ người trẻ ngày càng gia tăng và dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ là gì?

1. Đột quỵ ngày càng trẻ hóa do đâu?

Cùng với ung thư thì đột quỵ là một trong số các nguyên nhân gây tử vong nhiều người trên thế giới hiện nay. Ở các nước phát triển, tình trạng đột quỵ ngày càng gia tăng và đây thực sự là lời báo động về lối sống ở các nước hiện đại, trong đó có Việt Nam. 

Có hai dạng của đột quỵ: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Sự gia tăng đáng kể nhất thường thấy ở đột quỵ do thiếu máu cục bộ, khi các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch, cản trở sự lưu thông máu lên não. Đây là trường hợp đột quỵ phổ biến hiện nay được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới và ở mọi độ tuổi. Đối với đột quỵ xuất huyết, nó xảy ra khi các mạch máu trong hoặc gần não bị vỡ, tuy nhiên, loại này ít phổ biến hơn. 

Bên cạnh đó, đột quỵ người trẻ ngày càng gia tăng là một trong những vấn đề khiến cho các nhà khoa học và các y bác sĩ lo lắng. Cụ thể, tình trạng đột quỵ ngày càng gia tăng ở người có độ tuổi chưa tới 45, hay thậm chí ở trẻ vị thành niên cũng ghi nhận số ít trường hợp. Theo thống kê của cơ quan Y Tế Hoa Kỳ thì có đến 70.000 người ở độ tuổi dưới 45 tuổi bị đột quỵ, chiếm 10-15% tỷ lệ người đột quỵ hàng năm ở nước này. Vậy vì sao đột quỵ người trẻ ngày càng gia tăng? 

2. Yếu tố di truyền gây gia tăng đột quỵ người trẻ

Theo nhiều nghiên cứu gần đây thì tình trạng đột quỵ xuất hiện do một số các yếu tố bệnh lý về mạch máu, trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Một số tình trạng di truyền bệnh lý về máu làm gia tăng nguy cơ đột quỵ người trẻ có thể kể đến như sau. 

  • Rối loạn đông máu: Một số người có khả năng phát triển hoặc di truyền các tình trạng làm cho máu đông lại dễ dàng hơn, gây tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm máu có thể phát hiện vấn đề này và nên gặp bác sĩ nhanh chóng để được tư vấn điều trị bệnh. 
  • Bệnh lý tim mạch: Một số bệnh về tim có thể làm cho máu đông trong tim di chuyển lên não, gây ra đột quỵ. Một ví dụ là lỗ bầu dục ở tim, một tình trạng phổ biến có thể được chẩn đoán bằng siêu âm tim. 
đột quỵ người trẻ
Một số bệnh về tim có thể làm cho máu đông trong tim di chuyển lên não, gây ra đột quỵ 
  • Chứng phình động mạch: Đây là một tình trạng khi thành mạch máu yếu đi và tạo ra bong bóng có thể vỡ. Phình động mạch gây đột quỵ do tình trạng xuất huyết. Tình trạng di truyền dị dạng mạch máu cộng với thói quen hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng phình động mạch. Nếu có tiền sử gia đình hoặc nguy cơ cao, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt để được tư vấn điều trị thích hợp.

Ngoài yếu tố di truyền thì đột quỵ ở người trẻ gia tăng còn do một vài vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai cũng là một yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ người trẻ là ở phụ nữ, với nguy cơ cao hơn nếu họ hút thuốc. Sử dụng thuốc tránh thai cần được cân nhắc cẩn thận với nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.
  • Các thói quen sức khỏe xấu: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích, nghiện ma túy, thức khuya, thiếu ngủ, các thói quen kể trên cũng góp phần không nhỏ vào làm tăng nguy cơ đột quỵ người trẻ. 
  • Béo phì làm gia tăng đột quỵ người trẻ: Béo phì được xem là một yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ người trẻ hiện nay, theo các thống kê từ 2017 và 2018 thì tỉ lệ béo phì nghiêm trọng ở người lớn trong các nhóm độ tuổi khác nhau khá đáng kể. Mặc dù vậy, một nghiên cứu năm 2021 cho thấy béo phì không độc lập gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Thay vào đó, béo phì là nguyên nhân kéo theo vấn đề phức tạp khác như huyết áp cao làm cho tình trạng đột quỵ ngày càng trẻ hóa.
  • Huyết áp cao: Huyết áp cao gây áp lực lớn lên động mạch, có thể gây ra đột quỵ người trẻ do thiếu máu cục bộ bằng cách gây vỡ hoặc tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não. Huyết áp cao cũng liên quan mật thiết với các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ do thiếu máu cục bộ như xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vào năm 2019 chỉ ra rằng, huyết áp cao ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 8 người ở độ tuổi 20–40 và con số này có thể tăng lên do lối sống và các yếu tố khác như hạ thấp các biện pháp chẩn đoán bệnh tăng huyết áp.
  • Các yếu tố khác: Bên cạnh các yếu tố liên quan đến bệnh về tim hay mạch máu thì các bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ người trẻ là bệnh thận đa nang và chứng đau nửa đầu

3. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ người trẻ

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa thật sự là một nỗi lo về tình trạng sức khỏe trên toàn thế giới hiện nay. Vậy dấu hiệu nào cho biết đột quỵ người trẻ? Nhìn chung, dù là ở độ tuổi nào thì các dấu hiệu đột quỵ người trẻ cũng tương tự như ở người lớn, bao gồm:

  • Cảm thấy tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân, thường ở một bên cơ thể.
  • Không nói được hoặc không diễn đạt được, không hiểu lời nói của người khác
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
  • Đau đầu dữ dội, đột ngột.
  • Rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ hay nhìn ra hai vật thể
  • Khó nuốt.
  • Co giật.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Rối loạn ý thức và hôn mê.

Nếu cảm thấy người thân hay bản thân có các dấu hiệu kể trên, hãy thực hiện sơ cứu hoặc đặt người bệnh ở nơi thoáng và gọi điện thoại cho dịch vụ cấp cứu.

4. Làm sao để phòng ngừa tình trạng đột quỵ người trẻ?

Mặc dù đột quỵ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ và có thể bạn không chú ý đến các dấu hiệu đột quỵ từ trước. Tuy vậy, việc chuẩn bị một lối sống khỏe mạnh có thể giúp giảm tình trạng đột quỵ người trẻ. 

  • Tập thể dục thường xuyên, chạy bộ, đạp xe, hoặc tham gia các lớp thể dục, điều này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì cân nặng cơ thể.
đột quỵ người trẻ
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ đột quỵ 
  • Nếu bạn có các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch hay cao huyết áp, việc thăm khám định kỳ với bác sĩ và điều trị tích cực có thể giúp bạn có sức khỏe tốt.
  • Theo dõi huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu giúp phát hiện sớm bất kỳ biến đổi nào trong sức khỏe cơ thể và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Đạt được và duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh đồng nghĩa với việc duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lành mạnh, có thể đạt được thông qua việc ăn uống cân đối và tập thể dục.
  • Hạn chế uống rượu hay các loại thức uống có cồn như bia nặng độ, hút thuốc lá có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp, giúp giảm nguy cơ đột quỵ người trẻ.
  • Bỏ hút thuốc, nếu có: Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ, việc bỏ hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ này.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, rau cải và giảm tiêu thụ các thực phẩm có nồng độ calo, đường và chất béo cao. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ người trẻ. 

Nhìn chung, đột quỵ người trẻ ngày càng gia tăng ở nhiều nước trên thế giới và việc bảo vệ sức khỏe đóng vai trò quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh các yếu tố di truyền thì lối sống thiếu khoa học và các yếu tố bệnh nền như béo phì, cao huyết áp, hay tiểu đường là một trong các lý do làm cho đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Do đó, để giảm nguy cơ đột quỵ thì việc tầm soát sức khỏe bằng việc đi khám định kỳ và chụp phim X-Quang là rất quan trọng để các bác sĩ đánh giá và chẩn đoán một cách chính xác.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khoẻ béo phì?

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khoẻ béo phì?

38

Bài viết hữu ích?