Zalo

Tăng huyết áp do béo phì: Nguyên nhân, Rủi ro và Điều trị

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân béo phì gây tăng huyết áp là 1 bệnh lý được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo đánh giá thì béo phì có nhiều nguyên nhân và chúng có thể gián tiếp gây ra tăng huyết áp do những ảnh hưởng biến chứng từ thừa cân tích mỡ thừa. Sau đây là một số chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề tăng huyết áp do béo phì.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Vũ Lan Hương - Bác sĩ

1. Nguyên nhân tăng huyết áp do béo phì

Tăng cân và tích tụ mỡ thừa dẫn đến bệnh béo phì đã được nhiều nghiên cứu quan tâm. Bệnh nhân béo phì có thể ảnh hưởng từ các nguyên nhân khác nhau như:

  • Sử dụng quá nhiều thực phẩm để bổ sung năng lượng nhưng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
  • Năng lượng từ thực phẩm không đảm bảo duy trì hoạt động thể chất của cơ thể.
  • Béo phì có một phần ảnh hưởng bởi bộ mã di truyền trong gia đình.
  • Những gia đình có người lớn xuất hiện bệnh béo phì sẽ gây ra tình trạng béo phì tiếp diễn ở người cận huyết do ảnh hưởng tập tục thói quen sống.
  • Giấc ngủ là thời gian quan trọng để cân bằng cơ thể. Khi giấc ngủ rối loạn không được đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa.

Nguyên nhân béo phì gây tăng huyết áp có thể lý giải là do bệnh nhân béo phì thường gặp những biến chứng về tim mạch. Các tình trạng ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh béo phì được phân tích thường bao gồm:

Khi cơ thể béo phì mỡ thừa liên tục gia tăng và gây chèn ép cho các cơ quan. Tim mạch là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng do lớp mỡ bao bọc và bắt đầu chiếm thể tích máu. Khi mỡ trong máu cao sẽ khiến lưu lượng máu giảm dẫn đến tim làm việc tăng lên để đảm bảo lưu tốc. Từ sự quá tải của tim mà áp lực máu tăng dẫn đến huyết áp cũng tăng. Từ luận giải đó, các nhà khoa học đã giải thích rằng tăng huyết áp hay huyết áp cao và tình trạng máu chảy trong môi trường áp suất cao. Áp suất được sinh ra có thể do lưu lượng giảm hoặc bị nén khí. Trong đó béo phì làm máu đặc hơn và linh hoạt đồng thời hẹp thành mạch nên tăng huyết áp ở bệnh nhân béo phì khá được chú ý.

tăng huyết áp do béo phì
Nguyên nhân tăng huyết áp do béo phì

2. Rủi ro từ tăng huyết áp ở bệnh nhân béo phì

Béo phì gây tăng huyết áp luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và khó điều trị nếu để xảy ra biến chứng. Trước tiên phải kể đến bệnh cao huyết áp thường gây ra những ảnh hưởng như:

  • Đột quỵ;
  • Suy tim;
  • Suy thận;
  • Giảm nhận thức;
  • Giảm trí nhớ.

Phần lớn bệnh nhân cao huyết áp xuất hiện khi đã cao tuổi. Tuy nhiên, do những biến chứng từ nhiều loại bệnh độ tuổi mắc bệnh đã hạ xuống và không bị giới hạn quá nhiều ở độ tuổi mắc bệnh khi các biến chứng giữa béo phì và cao huyết áp tương tác qua lại. Theo đánh giá về số lượng bệnh nhân tăng huyết áp do béo phì thì gần 80% số người mắc béo phì đều có biểu hiện tăng huyết áp. Ở bệnh nhân béo phì, các phát hiện đã chỉ ra rằng số lượng mỡ dư thừa gây ra biến đổi phức tạp làm ảnh hưởng đến cơ thể như:

  • Gây quá tải cho hệ thần kinh giao cảm;
  • Kích thích sự thay đổi hormone;
  • Rối loạn khả năng trao đổi chất và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể;
  • Tăng nguy có kháng độ nhạy của insulin;
  • Thay đổi sự vận động của thận trong cơ thể.

Tăng huyết áp ở bệnh nhân béo phì có ảnh hưởng nghiêm trọng từ lớp mỡ nội tạng tăng trưởng nhanh chóng. Khi lớp mỡ bao quanh nội tạng lớn dần sẽ khiến chèn ép và chúng cũng xâm nhập vào cơ quan đặc biệt là mạch máu là ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu trong cơ thể. Mỡ nội tạng thường tích tụ nhiều ở vùng bụng nên tăng áp lực cho bụng khiến các mạch máu xung quanh thường bị chèn ép và phải chịu áp lực lớn. Tình trạng rối loạn dây thần kinh giao cảm kết hợp chèn ép mỡ thừa ở vùng bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nếu kéo dài. Cơ thể có lớp màng mỡ bao bọc để bảo vệ thì lớp mỡ quá dày cũng có thể chèn ép dẫn đến nội tạng bị tổn thương. Trong các cơ quan thận là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất nếu sự chèn ép liên tục được gia tăng. Với sự chèn ép trong thời gian dài, thận sẽ dần hoạt động kém đi khiến cơ thể bài tiết chậm hoặc rối loạn sự bài tiết của cơ thể. Một ảnh hưởng của béo phì cho thấy rằng thận luôn có nhu cầu dinh dưỡng và máu đi qua nhiều hơn ở người béo phì. Từ đó tốc độ bơm máu phải nhanh hơn bình thường để thận đủ khả năng bài tiết. Leptin là một yếu tố gây ảnh hưởng đến huyết áp. Người béo phì gặp phải tình trạng ăn không no và luôn có cảm giác đói. Tình trạng luôn cảm thấy đói là một biểu hiện kháng leptin của cơ thể. Khi cơ thể xuất hiện kháng leptin sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Cùng lúc cơ thể có thể tăng nhu cầu hấp thụ đường mà không bài tiết hết dẫn đến người dùng nạp đường nhiều làm xơ cứng động mạch.

3. Cách điều trị cho bệnh nhân béo phì tăng huyết áp

Bệnh nhân béo phì gây tăng huyết áp có thể điều trị song song cả huyết áp và bệnh béo phì.Trong đó kiểm soát cân nặng là phương pháp được lưu ý để ổn định chỉ số huyết áp của cơ thể. Thông thường, cân nặng có thể kiểm soát dựa vào thực đơn dinh dưỡng, hoạt động làm việc và các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Trong một số trường hợp cụ thể, đối tượng giảm cân có kích cỡ quá lớn và đã béo phì cấp độ cao giảm cân bằng phương pháp y tế có thể được khuyến khích. Hút mỡ bụng hay thực phẩm hỗ trợ giảm mỡ có thể dùng dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia để kiểm soát tốc độ giảm cân tránh biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

tăng huyết áp do béo phì
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp do béo phì chỉ có thể kiểm soát tạm thời

Các phương pháp điều trị tăng huyết áp do béo phì chỉ có thể kiểm soát tạm thời. Để kiểm soát sức khỏe và hạn chế tăng huyết áp bệnh nhân nên chủ động thay đổi các thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của bản thân. Trước tiên là dinh dưỡng nên bổ sung chất xơ, chất đạm và chất béo lành mạnh theo đúng nhu cầu cơ thể cần. Sau đó cần rèn luyện một số thói quen sinh hoạt như:

  • Giảm năng lượng từ thực phẩm;
  • Tránh các chất kích thích thần kinh;
  • Hạn chế hoạt động ở nơi có tia UV cao;
  • Duy trì thói quen rèn luyện thể lực và cơ bắp;
  • Ngủ đủ giấc và ngủ ngon;
  • Hạn chế đồ uống chứa cồn;
  • Tránh nơi có khói thuốc và không hút thuốc;
  • Ổn định tâm lý bản thân;
  • Luôn theo dõi huyết áp tại nhà vào mỗi buổi sáng;
  • Luôn kiểm tra các chỉ số cơ thể theo định kỳ hẹn khám sức khỏe.

Béo phì gây tăng huyết áp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bản thân mỗi người bệnh nên xác định rõ nguyên nhân gây bệnh của bản thân để tiện trao đổi cùng bác sĩ. Ngoài ra, kiểm soát cân nặng và kiểm soát huyết áp nên được thực hiện đều đặn để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường và có thể nhận sự giúp đỡ sớm từ các chuyên gia y tế. Ngày nay, để có thể giảm cân hiệu quả và an toàn, bạn cần tham khảo các phương pháp giảm cân khoa học, được tư vấn bởi các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực này. Hiện nay, có 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu đã được nhiều người đánh giá rất cao. Phương pháp này không chỉ đào thải, tiêu hao mỡ cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI… từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu phù hợp. Sau mỗi buổi, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Liệu pháp tiêu hao năng lượng phù hợp với phụ nữ sau sinh, những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Nên nhịn ăn gián đoạn bao nhiêu ngày 1 tuần để giảm cân an toàn và thúc đẩy đốt mỡ?

Nên nhịn ăn gián đoạn bao nhiêu ngày 1 tuần để giảm cân an toàn và thúc đẩy đốt mỡ?

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn đột quỵ

Ăn hạt dẻ có giảm cân không hay sẽ gây béo?

Ăn hạt dẻ có giảm cân không hay sẽ gây béo?

139

Bài viết hữu ích?