Zalo

Tầm soát béo phì và can thiệp cân nặng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì đã trở thành 1 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Tuy nhiên, thông qua tầm soát béo phì và can thiệp cân nặng, chúng ta có thể đảo ngược xu hướng này và tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh.

1. Tầm soát béo phì và can thiệp cân nặng là gì?

Tầm soát béo phì là quá trình đánh giá và phát hiện sớm nguy cơ béo phì và các vấn đề liên quan đến cân nặng. Nó được thực hiện để xác định liệu một người có bị béo phì hay không, và đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe. Quá trình tầm soát béo phì thường bao gồm đánh giá cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI). Kết quả BMI được so sánh với các phạm vi chuẩn để xác định tình trạng cân nặng của một người. Dựa vào kết quả này, người ta có thể xác định liệu một người có bị béo phì, thừa cân hay trong tình trạng cân nặng bình thường.  Chỉ số BMI cho người lớn từ 20 tuổi trở lên được tính bằng cách chia khối lượng cơ thể (kg) cho bình phương chiều cao (m). Công thức chính để tính BMI là:

  • BMI = Khối lượng cơ thể (kg) / (Chiều cao (m))^2

Dựa trên kết quả BMI, người ta thường sử dụng các phạm vi chuẩn để phân loại tình trạng cơ thể như sau:

  • Dưới 18.5: Thiếu năng lượng trường diễn;
  • Từ 18.5 đến 24.9: Bình thường;
  • Từ 25.0 đến 29.9: Thừa cân;
  • Từ 30.0 trở lên: Béo phì.

Chỉ số BMI cho trẻ em trên 2 tuổi và thanh thiếu niên cũng dựa trên cân nặng và chiều cao. Nhưng tuổi tác và giới tính là một phần để xác định xem trẻ em hoặc thanh thiếu niên có quá nhiều mỡ trong cơ thể hay không. Đó là bởi vì lượng chất béo bình thường trong cơ thể là khác nhau ở mỗi giai đoạn tăng trưởng. Và lượng chất béo bình thường là khác nhau đối với bé trai và bé gái.

Tầm soát béo phì thường bao gồm đánh giá cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI)
Tầm soát béo phì thường bao gồm đánh giá cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI)

Để điều chỉnh những khác biệt này, chỉ số BMI của con bạn được so sánh với biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn dành cho trẻ em ở độ tuổi và giới tính. Kết quả được gọi là phần trăm BMI. Ví dụ: nếu chỉ số BMI của con bạn ở phần trăm thứ 25, điều đó có nghĩa là 25% phần trăm trẻ em cùng độ tuổi và giới tính có chỉ số BMI thấp hơn và 75% phần trăm có chỉ số BMI cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng BMI chỉ là một chỉ số tổng quát và không xem xét các yếu tố khác như sự phân bố mỡ trong cơ thể, cơ bắp và tỷ lệ mỡ cơ thể. Điều này có nghĩa là một người có nhiều cơ bắp có thể có chỉ số BMI ở mức thừa cân mặc dù họ không có quá nhiều mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, một số người có chỉ số BMI khỏe mạnh vẫn có thể có lượng mỡ trong cơ thể cao chẳng hạn như người châu Á và người lớn tuổi bị mất cơ.  Tầm soát béo phì thường được thực hiện trong các cơ sở y tế, trường học hoặc cộng đồng. Các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế hoặc các chuyên gia dinh dưỡng có thể thực hiện tầm soát này. Thông qua việc tầm soát, người ta có thể phát hiện béo phì sớm và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp và nhiều bệnh khác.

2. Vì sao cần tầm soát béo phì và can thiệp cân nặng?

Tầm soát béo phì không chỉ giúp phát hiện sớm vấn đề cân nặng và sức khỏe mà còn giúp nâng cao nhận thức và kiến thức về tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng. Dưới đây là những lý do vì sao cần tầm soát béo phì và can thiệp cân nặng:

  • Cải thiện các vấn đề về sức khỏe

Béo phì là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe. Người béo phì có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh về mỡ máu, bệnh thận và tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Quản lý béo phì giúp phát hiện sớm nguy cơ và can thiệp kịp thời để kiểm soát cân nặng và giữ gìn sức khỏe.

Tầm soát béo phì giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe
Tầm soát béo phì giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe
  • Tăng cường nhận thức

Tầm soát béo phì giúp nâng cao nhận thức về tình trạng cân nặng và ý thức về sức khỏe. Nó giúp mọi người nhìn nhận và hiểu rõ hơn về tác động của béo phì đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Từ đó, mọi người có thể thay đổi thói quen và lựa chọn cách sống lành mạnh để duy trì cân nặng và sức khỏe tốt hơn.

  • Can thiệp sớm

Tầm soát béo phì cho phép can thiệp sớm vào vấn đề cân nặng và bắt đầu quá trình giảm cân ngay từ giai đoạn đầu. Điều này giúp ngăn ngừa sự gia tăng cân nặng và ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì. Can thiệp càng sớm, khả năng thành công trong việc giảm cân và kiểm soát cân nặng cáng cao 

  • Giảm tải cho hệ thống chăm sóc sức khỏe

Béo phì đang trở thành một vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng và gây áp lực lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bằng cách tầm soát và can thiệp cân nặng, chúng ta có thể giảm bớt tải cho hệ thống y tế bằng cách ngăn ngừa và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.

  • Cải thiện chất lượng sống

Giảm cân và duy trì cân nặng lành mạnh không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng sống. Người có cân nặng bình thường thường có mức độ năng lượng tốt hơn, cảm thấy tự tin hơn và có khả năng vận động dễ dàng hơn. Quản lý béo phì giúp tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người. Tóm lại, tầm soát béo phì là 1 phần quan trọng của các chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng và có thể giúp giảm nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan. Nó là một công cụ hiệu quả để nhìn nhận và can thiệp kịp thời vào vấn đề béo phì, đồng thời thúc đẩy ý thức và hành động của từng cá nhân để duy trì cân nặng và sức khỏe tốt. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Bữa sáng trưa tối ăn gì để giảm cân?

Bữa sáng trưa tối ăn gì để giảm cân?

Tập boxing có giảm mỡ bụng không?

Tập boxing có giảm mỡ bụng không?

Vì sao cần giảm cân cho người viêm khớp?

Vì sao cần giảm cân cho người viêm khớp?

19

Bài viết hữu ích?