Để đánh giá thừa cân béo phì người ta thường đánh giá thông qua chỉ số BMI dựa trên chiều cao và cân nặng. Công thức tính chỉ số BMI là sử dụng cân nặng (tính theo kg) chia cho bình phương của chiều cao (tính theo mét). Sau đó béo phì sẽ được phân loại như sau:
Như vậy đối với người Việt Nam chỉ số BMI chuẩn chỉ nên từ 18,5- 23. Một người được coi là thừa cân nếu chỉ số BMI trên 23 và béo phì khi BMI trên 25. Tuy nhiên đối với nữ giới trẻ tuổi thì chỉ số BMI lý tưởng nhất nên từ 18,5-20 còn đối với phụ nữ trung niên và người lớn tuổi thì chỉ số BMI lý tưởng nên là 20-22.
Bên cạnh chỉ số BMI thì phân loại béo phì còn được đánh giá thông qua tỷ lệ vòng eo và mông (WHR). Công thức tính chỉ số WHR là tỷ lệ giữa chu vi vòng eo (cm) trên chu vi vòng mông (cm). Chỉ số WHR nên dưới 0,95 ở nam giới và dưới 0,8 ở nữ giới. Chỉ số WHR sẽ giúp đánh giá tỷ lệ phân bố mỡ trong cơ thể. Nếu chất béo tập trung nhiều ở vùng bụng và eo, người bệnh sẽ có nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,… Dựa vào vị trí phân bố mỡ trên cơ thể có thể phân loại các dạng béo phì như sau:
Người bệnh đái tháo đường type 2 thường có nồng độ insulin trong máu cao và kèm theo tình trạng kháng insulin sẽ là đối tượng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn người bình thường. Bản thân người bệnh đái tháo đường cũng thường tử vong do nguyên nhân tim mạch hơn là các nguyên nhân khác. Ngay cả khi lượng đường trong máu chỉ mới tăng nhẹ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng cao hơn. Đái tháo đường và đề kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, rối loạn lipid máu, tăng lắng đọng cholesterol hình thành mảng xơ vữa động mạch. Hậu quả là thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và các biến chứng của nó.
Việc giảm cân nặng và tập luyện có khả năng thúc đẩy quá trình sử dụng đường và ngăn ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của bệnh đái tháo đường. Việc điều trị khống chế tốt đường huyết sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim mạch. Những người bị đái tháo đường khi còn trẻ thường là bệnh đái tháo đường type 1, có nhiều nguy cơ tổn thương thận và mắt hơn là bệnh mạch vành hay các tình trạng tim mạch nghiêm trọng.
Một nghiên cứu ở Phần Lan trên các đối tượng ở độ tuổi 36, 41, 46, 51 được sàng lọc béo phì thực sự (đánh giá bằng BMI trên 30) và béo phì trung tâm (đánh giá qua WHR trên 1 ở nam giới và trên 0,88 ở nữ giới) cho thấy kết quả như sau về tỷ lệ hiện mắc của một nhóm bao gồm rối loạn lipid máu (tăng triglyceride máu và/hoặc HDL-cholesterol thấp) và kháng insulin (chuyển hoá glucose bất thường) được phát hiện là:
Như vậy có thể thấy các nhóm bất thường liên quan đến kháng insulin hình thành nên các yếu tố nguy cơ tim mạch ở từng loại béo phì có sự khác biệt khi người béo phì thuần tuý có nguy cơ tim mạch do kháng insulin cao hơn so với người béo bụng nhưng chỉ số BMI bình thường.
Đối với những người béo phì để có thể quản trị cân nặng hiệu quả, giúp nâng cao sức khỏe thì có thể tham khảo sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Đây là một kỹ thuật giảm cân đa trị liệu, tác động trực tiếp đến cấp độ tế bào và được đánh giá cao về hiệu quả.
Với liệu trình chỉ trong 8 giờ và tổng thời gian thực hiện trong 6 tuần, phương pháp này sẽ truyền vào cơ thể các loại vitamin và khoáng chất nhờ đó mà quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và quá trình chuyển hóa cũng tăng lên. Từ đó giúp những người béo phì có thể giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng mà vẫn giảm mỡ máu, mỡ nội tạng và mỡ dưới da.
48
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
48
Bài viết hữu ích?