Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mô mỡ và qua đó làm suy yếu cả sức khỏe thể chất lẫn tâm lý xã hội của người bệnh. Béo phì được xác định là một thảm họa sức khỏe ở nhiều quốc gia. Mức độ phổ biến của béo phì đang gia tăng đáng kể trên toàn thế giới, và nó cần phải được ngăn chặn với nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm chi phí kinh tế, nguy cơ xã hội, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
Một bệnh lý có liên quan mật thiết đến béo phì là đái tháo đường, một rối loạn chuyển hóa mãn tính ảnh hưởng đến cả carbohydrate, protein và lipid. Nguyên nhân của đái tháo đường là do cơ thể không tiết đủ insulin hoặc do khiếm khuyết trong việc hấp thu insulin ở mô ngoại biên. Đái tháo đường được phân thành 2 loại chính là đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2:
Theo các chuyên gia, béo phì là một trong những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên, đồng thời béo phì cũng khiến diễn tiến nghiêm trọng của bệnh nhanh hơn. Điều này giải thích cho thắc mắc béo phì có nguy hiểm ở người tiểu đường không.
Tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2 có xu hướng gia tăng ở trẻ em và người lớn có liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì, và cơ chế tương tự cũng xảy ra ở đái tháo đường tuýp 1. Cơ chế bệnh sinh cơ bản của đái tháo đường tuýp 1 là tự miễn dịch vẫn đang được tiếp tục điều tra và nghiên cứu, tuy nhiên chính xác tại sao tỷ lệ mắc bệnh đang tăng cao vẫn chưa được xác định rõ, đặc biệt là ở nhóm dân số trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 1, theo các nghiên cứu song song, được chứng minh là sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Nhiều yếu tố khởi phát bệnh đái đường tuýp 1 đã được nghiên cứu, bao gồm thời gian trẻ bú mẹ ngắn hoặc hoàn toàn không bú mẹ, tiếp xúc với protein sữa bò và nhiễm một số loại virus (như Enterovirus hoặc Rubella). Tuy nhiên vẫn không có yếu tố nào được chứng minh là nguyên nhân chính xác. Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tăng cân lần đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1975. Kết quả cho thấy có tồn tại một mối liên hệ giữa việc ăn quá nhiều và rối loạn nội tiết tố.
“Giả thuyết máy gia tốc” (Accelerator Hypothesis) do Wilkin đề xuất được xem là một trong những lý thuyết được chấp thuận nhiều nhất để chứng minh cho mối liên hệ giữa cân nặng và bệnh đái tháo đường tuýp 1. Tác giả của giả thuyết này cho rằng việc tăng cân ở nhóm dân số trẻ sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 1. Theo đó, khi trẻ nhỏ tăng cân nhiều hơn thì bệnh đái tháo đường có thể được chẩn đoán sớm hơn. Điều này được giải thích là do cân nặng tăng nhanh sẽ gây gia tăng đề kháng insulin, từ đó dẫn đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường tuýp 1 ở nhóm nguy cơ cao liên quan đến di truyền. Một nghiên cứu thực hiện tại Hoa Kỳ vào năm 2003 cho thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 tăng đáng kể từ sau 12 tuổi. Tuy nhiên cho đến nay, cơ chế và mối quan hệ chính xác giữa béo phì đái tháo đường tuýp 1 vẫn chưa có được kết luận rõ ràng và cần được nghiên cứu giải thích thêm.
Tỷ lệ béo phì ngày càng tăng trong cuộc sống hiện nay đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Ở Hoa Kỳ, khoảng ⅔ dân số trưởng thành được đánh giá là thừa cân hoặc béo phì và xu hướng tương tự cũng được chú ý ở nhiều quốc gia khác. Béo phì liên quan đến nhiều tình trạng y tế, tâm lý và cả xã hội, trong đó nguy hiểm nhất có thể là đái tháo đường tuýp 2.
Cả béo phì và đái tháo đường tuýp 2 đều liên quan đến tình trạng đề kháng insulin. Theo đó, hầu hết người béo phì mặc dù có đề kháng insulin nhưng lại không tăng đường huyết do các tế bào β tuyến tụy bài tiết ra một lượng insulin đủ để khắc phục tình trạng kháng insulin trong các điều kiện bình thường, qua đó duy trì mức dung nạp glucose bình thường.
Tình trạng kháng insulin và béo phì tiến triển đến đái tháo đường tuýp 2 khi các tế bào β không thể bù đắp hoàn toàn cho việc suy giảm độ nhạy của insulin. Các acid béo không este hóa (NEFA) được tiết ra từ mô mỡ ở người béo phì có thể ủng hộ cho giả thuyết về mối liên hệ giữa kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào β.
Sự thay đổi mức độ nhạy cảm của insulin diễn ra trong suốt vòng đời tự nhiên của con người, chẳng hạn kháng insulin được ghi nhận ở tuổi dậy thì, trong thời gian mang thai và trong tiến trình của lão hóa. Ngoài ra, những thay đổi trong lối sống, như tăng tiêu thụ carbohydrate và tăng hoạt động thể chất, cũng có liên quan đến sự biến động về độ nhạy của insulin.
Béo phì được xem là yếu tố quan trọng nhất trong cơ chế phát triển của các bệnh lý chuyển hóa. Mô mỡ ảnh hưởng đến trao đổi chất bằng cách tiết ra các hormone, glycerol và các chất khác, bao gồm leptin, cytokine, adiponectin, các chất tiền viêm và đồng thời giải phóng các NEFA. Do đó ở người béo phì, quá trình bài tiết các chất kể trên đều sẽ tăng lên.
Yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến việc tế bào không nhạy cảm với insulin là sự giải phóng của các NEFA. Tăng giải phóng NEFA được quan sát thấy ở bệnh nhân đồng mắc béo phì và đái tháo đường tuýp 2, và nó cũng liên quan đến tình trạng kháng insulin. Ngay sau khi nồng độ các NEFA huyết tương ở người bệnh tăng cấp tính, tình trạng kháng insulin sẽ bắt đầu phát triển. Ngược lại, khi nồng độ NEFA trong huyết tương giảm (chẳng hạn trong trường hợp sử dụng thuốc chống phân hủy mỡ) thì sự hấp thu insulin ở mô ngoại vi và mức độ dung nạp glucose sẽ được cải thiện.
Độ nhạy insulin còn được xác định bởi một yếu tố quan trọng khác, đó là sự phân bổ mỡ trong cơ thể. Kháng insulin có liên quan đến tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) ở bất kỳ mức độ tăng nào. Độ nhạy insulin cũng hoàn toàn khác biệt ở những người gầy do thay đổi phân bố mỡ trong cơ thể. Người phân bố mỡ ở ngoại vi nhiều hơn sẽ có độ nhạy insulin cao hơn người phân bố mỡ ở trung tâm (tức là tích mỡ ở bụng và ngực).
Sự khác biệt trong việc phân bố mô mỡ giúp giải thích tác động chuyển hóa của mỡ dưới da và mỡ bụng khác nhau như thế nào. Mỡ bụng có liên quan nhiều hơn đến các gen bài tiết protein, đặc biệt là những protein chịu trách nhiệm sản xuất năng lượng. Lượng Adiponectin được tiết ra bởi các tế bào mỡ ở mạc treo lớn hơn lượng được tiết ra bởi các tế bào mỡ có nguồn gốc dưới da, hơn nữa số lượng Adiponectin được tiết ra từ các tế bào mỡ mạc treo cũng liên quan tiêu cực đến việc tăng cân.
Kèm theo đó, mỡ bụng được coi là có khả năng phân giải mỡ nhiều hơn so với mỡ dưới da và đồng thời nó cũng không dễ phản ứng với tác dụng chống phân giải mỡ của insulin. Cơ chế này ủng hộ cho cơ chế mỡ bụng góp phần gây ra kháng insulin và dẫn đến đái tháo đường tuýp 2.
Tế bào β tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giải phóng insulin, mặc dù chúng rất mỏng manh. Lượng insulin do tế bào β tiết ra dao động và thay đổi tùy theo số lượng, bản chất và đường dùng của yếu tố kích thích. Do đó, tế bào β có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ổn định trong phạm vi sinh lý bình thường ở người trưởng thành. Ở người béo phì, các nghiên cứu cho thấy độ nhạy insulin và quá trình điều hòa chức năng của tế bào β đều suy giảm.
Những người tồn tại tình trạng đề kháng insulin, dù gầy hay béo, đều sẽ có nhiều phản ứng với insulin hơn, đồng thời độ thanh thải insulin ở gan lại thấp hơn so với người còn nhạy cảm với insulin. Ở người bình thường sẽ tồn tại mối liên hệ phản hồi liên tục giữa các tế bào β và các mô nhạy cảm với insulin. Nếu mô mỡ, gan và cơ cần glucose thì sẽ dẫn đến tăng cung cấp insulin do các tế bào β chịu trách nhiệm. Khi nồng độ glucose máu cần sự ổn định, những thay đổi về độ nhạy insulin cần được điều chỉnh phù hợp. Cơ chế này gặp bất thường sẽ dẫn đến việc mất kiểm soát nồng độ glucose máu và đưa đến phát triển của đái tháo đường.
Sự suy giảm liên tục chức năng của tế bào β là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2. Theo đó, tình trạng rối loạn chức năng tế bào β sẽ làm quá trình bài tiết insulin không đảm bảo, đưa đến hệ quả đường huyết đói và đường huyết sau ăn tăng cao. Sau đó, mức độ hấp thu glucose ở gan và cơ sẽ giảm và khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn nữa sẽ dẫn đến mức độ nghiêm trọng của đái tháo đường.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các biến chứng bệnh lý trên là người béo phì nên chủ động thực hiện biện pháp giảm cân và quản trị cân nặng thật tốt. Giảm cân chính là biện pháp tốt nhất để hạn chế được những biến chứng của căn bệnh này. Liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người.
Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.
224
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
224
Bài viết hữu ích?