Ngày nay với chế độ dinh dưỡng dư thừa năng lượng, kèm lối sống lười vận động làm tình trạng thừa cân béo phì xuất hiện phổ biến. Đặc biệt tỷ lệ thừa cân béo phì ở người lớn tuổi có xu hướng tăng cao và gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.
1. Bệnh béo phì ở người lớn tuổi
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) béo phì là tình trạng tích tụ chất béo quá mức hoặc bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo một số nghiên cứu về các bệnh không lây nhiễm năm 2018, chế độ dinh dưỡng ăn uống của người dân Việt Nam đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi, chế độ ăn nhiều muối hơn, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, sử dụng đồ ăn béo ngọt, thức ăn nhanh, rượu bia, thức uống có ga,... và lười vận động, do đó tỷ lệ thừa cân béo phì cũng tăng nhanh theo tình hình của thế giới.
Tỷ lệ này tăng nhanh ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thừa cân béo phì ở người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn do một số nguyên nhân:
Khả năng chuyển hóa trao đổi chất kém, tốc độ chuyển hóa cơ bản trong cơ thể suy giảm, giảm bài tiết các enzym tiêu hóa gây thiếu hụt vitamin B12 (vitamin có tác dụng chuyển hóa mỡ thành năng lượng) nên nguy cơ thừa cân béo phì sẽ cao hơn.
Một số bệnh lý rối loạn nội tiết và chuyển hóa ở người cao tuổi sẽ kích thích tạo mô mỡ, khi mô mỡ hình thành lại làm tăng nhu cầu insulin làm nặng nề thêm bệnh lý nội tiết.
Mất ngủ, hay lo nghĩ, căng thẳng cũng làm tăng tích tụ mỡ dẫn đến tăng cân không kiểm soát ở người cao tuổi.
Do di truyền: nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị bị béo phì thì nguy cơ con cái sinh ra có tỷ lệ béo phì cao hơn hơn những gia đình khác nếu cùng một chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Ngoài ra, người lớn thừa cân béo phì cũng thường do bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe như sâm, sữa ong chúa, nhau thai, các thực phẩm quý,...
2. Tác hại của béo phì đối với người lớn tuổi có các bệnh lý mãn tính
Ở tuổi trưởng thành, béo phì chủ yếu là sự gia tăng kích thước tế bào mỡ; còn thừa cân béo phì ở người già thường gây gia tăng cả về số lượng tế bào mỡ và kích thước tế bào mỡ. Điều này làm quá trình giảm cân ở người lớn tuổi trở nên khó khăn hơn và gây ra nhiều nguy cơ bệnh lý khác cho cơ thể.
Người cao tuổi mắc các bệnh lý nội tiết đặc biệt là đái tháo đường sẽ làm tăng quá trình đề kháng insulin, giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc trị tiểu đường cũng làm tăng cân ở người lớn tuổi, từ đó tạo thành một vòng tròn bệnh lý, béo phì làm tăng đường huyết, đường huyết tăng gây béo phì.
Người cao tuổi bị béo phì thường hay kèm theo bệnh lý rối loạn lipid máu, cholesterol tăng cao gây xơ vữa lòng mạch và gây ra một số biến chứng tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ,...
Người bị béo phì ở tuổi trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ xương khớp lúc về già, các khớp chịu áp lực lớn sẽ dễ bị thoái hóa, loãng xương.
Quá trình tích tụ mỡ, thừa cân kéo dài ở người cao tuổi làm mỡ bám vào các quai ruột gây giảm nhu động ruột dễ gây ra táo bón, bệnh trĩ. Mỡ tích tụ ở gan lâu dài có thể dẫn tới xơ gan, rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh béo phì ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, giảm tuổi thọ 6-8 tuổi.
3. Phương pháp phòng ngừa béo phì ở người lớn tuổi
Một số phương pháp phòng ngừa bệnh béo phì ở người lớn tuổi có thể áp dụng như sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế chất đạm béo, hạn chế một số loại thức ăn quá bổ, nhiều năng lượng. Ăn tăng cường chất xơ có trong các loại rau quả. Cố gắng ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa.
Với người lớn tuổi, không đủ thể lực cho các bộ môn thể thao đối kháng hay mất sức nhiều. Do đó để phòng ngừa béo phì nên tăng cường các hoạt động thể lực đơn thuần, đi bộ chậm rãi, nhẹ nhàng, nếu cần có thể sử dụng gậy chống.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng, theo dõi chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) thường xuyên hàng tháng, điều chỉnh ngay khi chỉ số này tăng lên và tiếp tục điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện đến khi BMI trở về lý tưởng.
Nếu tình trạng béo phì nặng nề, gây khó chịu trong sinh hoạt và làm tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh lý đi kèm, người lớn tuổi nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, thừa cân béo phì ở người cao tuổi khó điều trị hơn gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Cách tốt nhất là phòng ngừa béo phì, thay đổi chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Việc duy trì một cân nặng hợp lý ở người cao tuổi là vô cùng quan trọng, bởi việc này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn hạn chế được rất nhiều nguy cơ phát triển thêm các triệu chứng của bệnh mãn tính - bệnh vốn được coi gặp nhiều ở người già, cơ thể lão hóa và hệ miễn dịch suy giảm. Truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân an toàn được nghiên cứu và áp dụng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Thành phần truyền giảm cân là tổ hợp vitamin và khoáng chất không gây tích trữ nước. Thay vào đó, tổ hợp vitamin và khoáng chất này có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên, không chỉ giúp giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da dư thừa. Trước khi thực hiện liệu trình, người dùng sẽ được thăm khám và được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định các xét nghiệm để lựa chọn liệu trình phù hợp với thể trạng sức khỏe. Chính vì thế, phương pháp giảm cân này được đánh giá giá là vô cùng an toàn, không thực hiện xâm lấn, không gây ra tác dụng phụ và tỷ lệ tái béo phì vô cùng thấp, người trung niên, người cao tuổi đều có thể thực hiện được.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu