Chế độ ăn ketogenic (hoặc Keto) là chế độ ăn dựa trên nguyên tắc bổ sung ít chất bột đường, nhiều chất béo. Mặc dù nó có lợi ích như một biện pháp điều trị y tế cho một số nhóm người nhất định, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy nó là một cách thức giảm cân lâu dài cho những người khỏe mạnh.
Những người theo chế độ ăn keto thường ăn một lượng rất nhỏ carbohydrate, một lượng protein vừa phải và một lượng chất béo cao mỗi ngày. Điều này có nghĩa là cơ thể đốt cháy chất béo làm nguồn nhiên liệu chính và phân hủy nó thành “thể ketone” (hoặc “xeton”) trong một quá trình gọi là ketosis (cái tên chế độ ăn Keto cũng xuất phát từ đây).
Những người theo chế độ ăn ketogenic thường chỉ ăn từ 20g đến 50g carbohydrate mỗi ngày hoặc ít hơn. Ví dụ, 50g carbohydrate tương đương với 2 lát bánh mì và một quả chuối. Bởi vì carbohydrate chiếm khoảng 1/10 lượng calo tiêu thụ hàng ngày trong chế độ ăn ketogenic, cơ thể của người đó luôn ở trạng thái ketosis.
Bằng chứng cho thấy chế độ ăn kiêng có thể phù hợp với một số người mắc một số bệnh lý nhất định, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy những người khỏe mạnh nên sử dụng nó như một chế độ ăn kiêng lâu dài.
Có một số phiên bản của chế độ ăn ketogenic, bao gồm:
Tuy nhiên hiện nay, chỉ có chế độ ăn ketogenic tiêu chuẩn và giàu protein mới được nghiên cứu rộng rãi. Chế độ ăn ketogenic theo chu kỳ hoặc nhắm mục tiêu là những phương pháp tiên tiến hơn và chủ yếu được sử dụng bởi những người tập thể hình hoặc vận động viên. Thông tin trong bài viết này chủ yếu áp dụng cho chế độ ăn ketogenic tiêu chuẩn (SKD).
Cho đến hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng khi bị kháng insulin, đặc biệt là các nghiên cứu về chế độ ăn Keto và kháng Insulin, tuy nhiên, chúng lại đang tạo ra một sự tranh cãi trong giới khoa học. Một số nghiên cứu đã tìm ra được những ảnh hưởng tích cực của chế độ ăn Keto lên tình trạng kháng Insulin. Ngược lại một số nhà khoa học lại đưa ra những bằng chứng về việc chế độ ăn Keto góp phần gây ra và có thể làm trầm trọng hơn tình trạng kháng Insulin, hay thậm chí là gây ra bệnh đái tháo đường.
Nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động trực tiếp của chế độ ăn ketogenic đối với tình trạng kháng insulin được tiến hành cách đây 10 năm vào năm 2005. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã tuyển chọn 10 bệnh nhân béo phì bị kháng Insulin và cho họ ăn chế độ ăn bình thường trong 1 tuần. Sau đó, các nhà nghiên cứu cung cấp cho họ chế độ ăn nhiều chất béo ketogenic trong 2 tuần.
Sau can thiệp, 10 đối tượng đã giảm lượng năng lượng tiêu thụ trung bình từ 3111 kcal/ngày xuống 2164 kcal/ngày, tương ứng với mức giảm 30,4%. Điều này dẫn đến việc giảm 1,65 kg cân nặng. Đáng kể hơn, độ nhạy insulin được cải thiện khoảng 75% so với lúc trước, đây là một sự gia tăng đáng kể. Ngoài ra, mức huyết sắc tố A1c giảm từ 7,3% xuống 6,8%, mức Triglyceride giảm 35% và cholesterol giảm 10%. Các nhà khoa học đã kết luận rằng, chế độ ăn ketogenic có thể làm tăng đáng kể độ nhạy insulin ở những đối tượng béo phì mắc phải tình trạng kháng Insulin.
Tuy vẫn chưa khám phá các cơ chế đằng sau lý do tại sao chế độ ăn keto lại hiệu quả như vậy trong trường hợp này. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về hiệu quả này dựa trên những lý thuyết sau:
Hầu hết các nghiên cứu về bệnh tiểu đường loại 2 và kháng insulin đều ủng hộ việc sử dụng hạn chế calo để cải thiện những tình trạng này. Cả chế độ ăn keto và chế độ ăn ít calo đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng kháng insulin và nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng thiếu hụt calo là biến số chính đằng sau những tác động tích cực này.
Khi chế độ ăn uống và lối sống của bạn liên tục đặt bạn vào trạng thái dư thừa năng lượng, các tế bào của bạn sẽ phản ứng bằng cách trở nên kháng insulin. Mặc dù ăn ít calo hơn là cách đơn giản nhất để giảm tình trạng kháng insulin, nhưng không dễ để nhiều người trong chúng ta thực hiện thành công. Đây là nơi chế độ ăn keto thực sự tỏa sáng.
Bằng cách ăn nhiều chất béo hơn và hạn chế carbs, chế độ ăn Keto góp phần làm tăng cảm giác no tổng thể, dẫn đến giảm lượng calo hấp thụ một cách tự nhiên qua thức ăn. Nói cách khác, chế độ ăn keto sẽ giúp đưa các tế bào của chúng ta vào trạng thái “thiếu chất”, tạo cho chúng một tác nhân kích thích mạnh mẽ để giảm tình trạng kháng insulin.
Hạn chế carbohydrate là mục tiêu chính trong chế độ dinh dưỡng khi bị kháng insulin. Để giúp bệnh nhân kháng Insulin kiểm soát lượng đường trong máu, các bác sĩ thường hướng dẫn họ áp dụng một chế độ ăn kiêng chủ yếu bao gồm các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Nói cách khác, những bệnh nhân này sẽ không nên tiêu thụ những thực phẩm làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, đây được xem như một cách giúp bệnh nhân điều chỉnh lượng đường trong máu mà không cần dùng quá nhiều thuốc.
Vì carbs là chất dinh dưỡng đa lượng duy nhất có thể gây ra những biến động đáng kể về lượng đường trong máu, nên việc hạn chế chúng sẽ làm giảm nhu cầu insulin của bạn và có khả năng làm tăng độ nhạy insulin. Chế độ ăn Keto đảm bảo được cơ chế này, bằng việc tăng lượng chất béo tiêu thụ để thay thế Carbs làm năng lượng, từ đó giảm được lượng Carbs tiêu thụ, điều này giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Việc hạn chế calo từ chế độ ăn Keto trực tiếp làm giảm tình trạng kháng insulin bằng cách giảm tải năng lượng cho các tế bào của chúng ta, nó cũng giúp cải thiện tín hiệu insulin một cách gián tiếp bằng cách giảm mỡ trong cơ thể.
Điều này có thể gây ra mâu thuẫn, vì chế độ ăn Keto tăng cường tiêu thụ chất béo, sao lại giúp làm giảm mỡ. Bạn cần biết rằng, lượng chất béo được tiêu thụ này sẽ giúp thay thế Carbs trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nghĩa là khi một người thực hiện chế độ ăn Keto, họ sẽ vừa đốt cháy hết lượng chất béo từ chế độ ăn để cung cấp năng lượng, vừa hạn chế được lượng Carbs, chất có nguy cơ làm tăng đường máu gây ra tình trạng kháng Insulin.
Theo các tài liệu nghiên cứu hiện tại, cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da đều đóng một vai trò trong việc hình thành kháng insulin. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, lớp mỡ dưới da hoạt động như một cơ quan nội tiết, tiết ra các phân tử tín hiệu khác nhau có thể trực tiếp và gián tiếp làm tăng tình trạng kháng insulin. Chế độ ăn keto là một thay đổi thói quen ăn uống đã được chứng minh hết lần này đến lần khác là có thể giúp chúng ta giảm mỡ, từ đó cải thiện tín hiệu insulin, hay tăng độ nhạy cảm của tế bào với Insulin.
Bằng cách hạn chế lượng carb ở mức độ mà chế độ ăn keto khuyến nghị, bạn sẽ kích thích sản xuất xeton và cuối cùng bước vào trạng thái ketosis dinh dưỡng. Kết quả là, bạn sẽ bắt đầu đốt cháy nhiều xeton hơn như một cách để bù đắp cho việc thiếu carbohydrate trong chế độ ăn uống.
Xeton cũng đóng một vai trò quan trọng như các phân tử tín hiệu kích thích các quá trình di truyền cụ thể liên quan đến sức khỏe trao đổi chất và tuổi thọ. Ví dụ, thể ketone chính của chúng ta, beta-hydroxybutyrate (BHB), đã được phát hiện là có tác dụng ức chế một số histone deacetylase (HDAC) theo cách có thể làm giảm mức glucose và insulin, giảm tình trạng kháng insulin, ngăn ngừa tăng cân và cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra, các ketone đã được phát hiện là chất ức chế sự thèm ăn ở người. Điều này có nghĩa là chúng có thể gián tiếp cải thiện độ nhạy insulin bằng cách khiến chúng ta ăn ít calo hơn.
Tuy nhiên, vẫn có một số nhà khoa học bác bỏ các luận điểm trên, phần lớn trong số họ đưa ra nhận định rằng chế độ ăn keto không phù hợp trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khi bị kháng insulin. Một nghiên cứu trên động vật tại Thụy Sĩ đã cho chuột ăn chế độ ăn keto và chế độ ăn nhiều chất béo, sau đó kiểm tra phản ứng chuyển hóa và đường của chúng. Họ phát hiện ra rằng chế độ ăn keto không cho phép cơ thể sử dụng insulin đúng cách, do đó lượng đường trong máu không được kiểm soát đúng cách. Điều đó dẫn đến tình trạng kháng insulin, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Trong một nghiên cứu khác, chế độ ăn keto đã được áp dụng cho chuột trong vài ngày. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gan của những con chuột này đã bắt đầu kháng insulin và những con chuột không thể điều chỉnh lượng đường trong máu của chúng như bình thường. Kháng insulin là dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường type 2, điều này chỉ ra rằng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở những đối tượng sử dụng chế độ ăn keto.
Chế độ ăn Keto đã được nhiều chuyên gia xác định là có hiệu quả trong việc cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với Insulin, từ đó cải thiện được tình trạng kháng Insulin. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng phủ định lại việc sử dụng chế độ ăn Keto trong chế độ dinh dưỡng khi bị kháng Insulin. Kết luận cuối cùng cho việc này cần được nghiên cứu thêm, trong lúc đó vẫn còn rất nhiều chế độ ăn khác cũng có tác dụng cải thiện tình trạng kháng Insulin. Hãy gặp và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ của bạn để được tư vấn điều trị vấn đề này một cách chính xác nhất.
70
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
70
Bài viết hữu ích?