Zalo

Các nguyên nhân khiến Triglyceride cao

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Triglyceride là 1 dạng chất béo chuyển hóa ở gan, giúp dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể mỗi khi cần thiết. Tuy nhiên, chỉ số Triglyceride cần được giới hạn trong ngưỡng nhất định, nếu tăng cao trong máu có thể gây ra bệnh lý. Vậy nguyên nhân triglyceride cao là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Bạn biết gì về Triglyceride trong cơ thể của chúng ta?

Triglyceride là chất béo trung tính cần thiết trong cơ thể con người. Qua quá trình chuyển hóa tại gan, Triglycerid sẽ tồn tại ở dạng năng lượng dự trữ cho cơ thể khi cần thiết. Đây là sự kết hợp của 3 axit béo cùng 1 dạng đường đơn Glucozơ và được cung cấp qua 2 con đường chính: Ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, ngoại sinh từ các thực phẩm ăn vào hằng ngày và nội sinh là từ các tế bào gan tổng hợp mà có.

Triglyceride khác với Cholesterol, Cholesterol tham gia sản xuất một số loại hormone, hỗ trợ hoạt động của tế bào sợi thần kinh và là cấu tạo nên màng tế bào. Tuy nhiên, vai trò của Triglyceride không phải những công việc trên, triglyceride được xem là dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Triglyceride bình thường của cơ thể thường ở ngưỡng dưới mức 150 mg/dL (hoặc < 1,7 mmol/L). Tăng triglyceride được định nghĩa là khi chỉ số này trong kết quả xét nghiệm máu lúc đói cao hơn 150 mg/dL:

  • Ngưỡng tăng triglyceride tiệm cận cao: Từ 150 - 199 mg/dL (1,8 - 2,2 mmol/L);
  • Ngưỡng tăng triglyceride cao là từ 200 - 499 mg/dL (2,3 - 5,6 mmol/L);
  • Ngưỡng tăng triglyceride rất cao là từ 500 mg/dL trở lên (> 5,7 mmol/L).

Kết quả xét nghiệm ghi nhận triglyceride cao trong máu có thể góp phần làm thành động mạch bị cứng hoặc dày lên (hay còn gọi là tình trạng xơ cứng động mạch), cản trở quá trình lưu thông máu, tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch…

Triglyceride cao gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người
Triglyceride cao gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người

2. Triglyceride cao vì sao?

“Vì sao triglyceride cao?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, nguyên nhân triglyceride cao thường xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe như: Thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa…  do lối sống không lành mạnh gây ra. Các nguyên nhân triglyceride cao sẽ được diễn giải cụ thể hơn như sau:

  • Triglyceride cao do yếu tố gia đình: Tăng triglyceride trong máu có tính chất gia đình là tình trạng rất thường gặp do bệnh nhân bị bất hoạt gen lipoprotein lipase (LPL) khiến gan sản xuất quá mức lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), từ đó sản sinh ra quá nhiều triglyceride và VLDL. Kết quả xét nghiệm triglyceride ở những người có yếu tố gia đình luôn sẽ tăng nhẹ đến trung bình so với người thường. Khi sự gia tăng triglyceride xảy ra quá mức sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn lipid máu và viêm tụy cấp. Đây là một rối loạn do tính di truyền từ gen trội, bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường sẽ kèm theo một số bệnh khác như béo phì, tăng đường huyết và tăng huyết áp.
  • Nguyên nhân triglyceride cao có thể đến từ lối sống: Hiện nay các con số thống kê cho thấy có hơn 50% dân số thành thị bị mỡ máu xấu tăng cao, 1 phần nguyên nhân là do thói quen ít ăn rau, lười vận động, không quá chú trọng việc dành thời gian tập thể dục nhưng lại thích tiêu thụ nhiều dầu mỡ, tinh bột và thức ăn nhanh…
  • Các bệnh lý nền: Những bệnh nhân bị tiền đái tháo đường hoăc người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân có nồng độ hormone tuyến giáp thấp (suy giáp), bệnh nhân mắc các hội chứng chuyển hóa ( huyết áp cao, béo phì và lượng đường trong máu cao xảy ra đồng thời)… là những đối tượng sẽ phải đối diện nguy cơ dư thừa triglyceride. Ngoài ra, một số bệnh lý di truyền hiếm gặp khác cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi chất béo thành năng lượng của cơ thể, từ đó dẫn đến tăng triglyceride dự trữ tăng cao.
  • Các loại thuốc sử dụng cũng là nguyên nhân triglyceride cao: Nhiều trường hợp triglyceride tăng cao là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh khác như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế miễn dịch, hormon estrogen và progestin, retinoids, steroid và các thuốc điều trị HIV.
Triglyceride cao trong máu có thể góp phần làm thành động mạch bị cứng hoặc dày lên
Triglyceride cao trong máu có thể góp phần làm thành động mạch bị cứng hoặc dày lên

3. Có thể dự phòng tình trạng tăng Triglyceride trong máu hay không?

  • Tập thể dục thường xuyên: Đây là biện pháp được ưu tiên áp dụng nhằm tác động chủ yếu vào nguyên nhân triglyceride cao đến từ lối sống. Một người bình thường cần dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục như chạy bộ, chơi bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, gym... hoặc vận động nhẹ nhàng hơn như tập Yoga, đi bộ,  động tác thể dục tại nhà… Với những người không có thời gian, muốn dự phòng tình trạng tăng triglyceride hãy cố gắng kết hợp hoạt động thể chất vào các công việc hàng ngày như chọn đi cầu thang bộ, vận động đi lại nhiều trong giờ nghỉ... Lối sống thường xuyên vận động có thể làm giảm chỉ số Triglyceride máu, đồng thời hỗ trợ làm tăng HDL-c (một dạng mỡ tốt).
  • Chú ý xây dựng chế độ ăn hợp lý: Chế độ ăn uống có thể gây nên tình trạng thừa cân, béo phì và là 1 trong những nguyên nhân triglyceride cao. Do đó, để ngừa triglyceride cao kéo theo các vấn đề sức khỏe, chúng ta cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, giảm lượng chất béo trung tính. Thay vào đó, nên bổ sung nhiều rau xanh, rau củ, trái cây nhiều chất xơ giúp giảm mỡ máu và hỗ trợ tiêu hóa. Nên ưu tiên sử dụng các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, đậu phộng, dầu hạt cải... và bổ sung thêm axit béo omega-3 có trong cá thu, cá hồi, cá ngừ… thay cho việc tiêu thụ các loại mỡ xấu, mỡ động vật, nội tạng, thức ăn nhanh...
  • Không sử dụng nước ngọt, thức uống có cồn như rượu bia là 1 phương pháp hữu hiệu trong việc thay đổi lối sống giúp làm giảm nồng độ Triglyceride trong máu. Nếu không thể cắt bỏ được việc tiêu thụ các loại đồ uống này, tốt nhất là nên hạn chế nhất có thể.
  • Sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya... cũng là các thói quen hằng ngày nên có trong một lối sống giúp giảm triglyceride, hạn chế tình trạng tăng Triglyceride máu.
  • Giảm căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống cũng có tác dụng gián tiếp làm giảm nồng độ chất béo trong máu. Mọi người có thể áp dụng phương pháp này bằng cách tham gia các hoạt động yêu thích như tụ tập bạn bè, nghe nhạc, đọc sách, xem phim...giúp tinh thần được thoải mái và vui vẻ.
  • Sử dụng thuốc: Đây  là phương pháp được áp dụng khi bệnh nhân đã cố gắng thay đổi lối sống nhưng vẫn không kiểm soát được chỉ số triglyceride cao. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý việc sử dụng thuốc đòi hỏi phải được chỉ định và giám sát của bác sĩ để hạn chế được biến chứng.

Có thể thấy Triglyceride là 1 chất béo cần thiết và hữu dụng đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ số này tăng quá cao lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân triglyceride cao, vì thế tốt hơn hết chúng ta cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời phát hiện tình trạng này và đưa ra những phương pháp điều trị cũng như dự phòng thích hợp.

Xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, triglyceride tăng cao, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình bị tăng triglyceride thì nên đăng ký xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Các tác hại của mỡ máu cao

Các tác hại của mỡ máu cao

Nguy cơ béo phì khi thức khuya

Nguy cơ béo phì khi thức khuya

Chế độ ăn kiêng không tinh bột có thực sự giúp giảm cân hiệu quả?

Chế độ ăn kiêng không tinh bột có thực sự giúp giảm cân hiệu quả?

Tại sao giấc ngủ quan trọng trong việc giảm cân?

Tại sao giấc ngủ quan trọng trong việc giảm cân?

Thực đơn giảm cân cho người có cơ địa khó giảm

Thực đơn giảm cân cho người có cơ địa khó giảm

2986

Bài viết hữu ích?