Zalo

Chất béo và cholesterol liên quan gì đến nhau?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo có phải cholesterol? Thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này và lầm tưởng là 1. Vậy chất béo và cholesterol liên quan gì đến nhau? Cùng theo dõi bài viết sau đây để biết được đáp án trả lời.

1. Chất béo và cholesterol khác nhau như thế nào?

Chất béo có phải cholesterol không? Chất béo là một dạng lipid thuộc nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể, cùng với các chất dinh dưỡng khác như carbs, chất đạm. Tuy nhiên, chất béo có đậm độ năng lượng tốt hơn so với các chất dinh dưỡng khác. Không những thế chất béo khi được bổ sung vào khẩu phần ăn còn giúp cho món ăn có hương vị hấp dẫn và ngon hơn. 

Chất béo được phân thành 3 loại: 

  • Triglyceride được xem là loại chất béo chiếm phổ biến nhất trong tự nhiên. Trong cơ thể có tới 99% chứa chất béo này còn trong thực phẩm có 95%. Hầu hết những chất béo được sử dụng từ thực phẩm bao gồm cả chất béo có nguồn gốc từ thực vật đều là chất béo không bão hoà. Còn với chất béo có nguồn gốc từ động vật hoặc chất béo chuyển hoá thì là các triglyceride. 
  • Phospholipid có cấu trúc hoá học khá độc đáo với việc hợp chất này có thể vừa tan trong nước và vừa tan trong chất béo. Các phospholipid này chiếm phần lớn trong các màng tế bào và có vai trò quan trọng với việc xác định những thành phần đi vào và đi ra của mọi tế bào trong cơ thể. 
  • Sterols điển hình là các cholesterol và có vai trò quan trọng trong cấu trúc của tế bào. Đồng thời hợp chất này cũng chính là nền tảng của những chất quan trọng trong cơ thể. Sterol không dễ bị hoà tan trong nước. Tuy nhiên một số sterol có nguồn gốc từ thực vật lại còn giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày. 
Chất béo thuộc nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể
Chất béo thuộc nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể

Theo nguồn gốc acid béo thì chất béo được phân chia thành chất béo bão hòa thường xuất hiện ở dạng rắn, chất béo không bão hòa thường xuất hiện ở dạng lỏng và chất béo chuyển hóa. Đơn vị cấu trúc cơ bản thường là triglyceride và phospholipid. 

  • Các chất béo bão hoà là chất béo chiếm tỷ lệ khác cao và phần lớn đến từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, có một số lượng nhỏ thực phẩm nguồn gốc thực vật có chứa chất béo bão hoà như dầu cọ, dầu dừa nhưng hoàn toàn không chứa cholesterol. Chất béo có giống cholesterol không? Thực tế, mọi người đều nghe khuyến cao nên hạn chế thức ăn giàu chất béo bão hoà. Vì nó có thể là nguyên nhân làm tăng mức cholesterol trong máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, chất béo bão hoà làm tăng cholesterol trong máu bao gồm cả Cholesterol xấu và cholesterol tốt. Khi giảm hàm lượng chất béo bão hoà cung cấp cho cơ thể làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và cải thiện tỷ lệ cholesterol toàn phần với cholesterol tốt. 
  • Chất béo không bão hoà có cấu trúc liên kết nối đôi hoặc nối ba và thường ở dạng lỏng trong môi trường nhiệt độ bình thường. Chất béo này giúp cơ thể cải thiện nồng độ cholesterol trong máu, giảm viêm, ổn định nhịp tim… Và chất béo không bão hoà chủ yếu tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như dầu thực vật, các loại hạt giàu dinh dưỡng như óc có, hạt điều, mac ca…
  • Chất béo chuyển hóa. Loại chất béo này được tạo ra bằng cách đun nóng dầu thực vật ở dạng lỏng với sự có mặt của khí hydro làm chất xúc tác tạo thành quá trình hydro hóa. Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt trong cơ thể và chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch. Các chất béo chuyển hóa thường tìm thấy trong các loại bơ thực vật hoặc bánh quy, … Chất béo này nằm trong danh sách nguy hiểm nhất, bởi vì nó không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng. 

Chất béo có phải cholesterol không? Cholesterol là một chất béo sterol và ở màng tế bào của các mô trong cơ thể thể. Thành phần này được sản xuất khoản 75% bởi gan và phần còn lại đến từ thực phẩm trong chế độ ăn. Tuy nhiên, cholesterol tạo ra nhằm giúp cơ thể tạo hormone, vitamin và các chất giúp tiêu hoá thức ăn. Nhưng khi cơ thể có quá nhiều cholesterol trong máu thì sẽ kết hợp với các mảng bám tạo thành các tảng mảng được bám vào thành động mạch và gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. 

2. Chất béo và cholesterol liên quan đến nhau như thế nào?

2.1 Chất béo làm tăng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu

Khi có quá nhiều cholesterol xấu loại này lưu thông trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Sự sản xuất quá nhiều cholesterol có thể do di truyền từ cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, tuy nhiên hầu hết cholesterol xấu được sản xuất tự nhiên do sự tác động từ trans fat khi chúng thu nạp vào cơ thể. Ăn chế độ ăn nhiều chất béo làm cho cholesterol tăng cao. Nếu gia đình có người có cholesterol máu cao thì sự thay đổi thói quen sống không đủ để giúp cholesterol xấu giảm đi được, đi kèm với đó là việc hạn chế trans fat trong khẩu phần ăn.

Chất béo làm tăng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu
Chất béo làm tăng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu

2.2 Chất béo làm giảm cholesterol tốt

Khoảng 1/4 đến 1/3 cholesterol máu được vận chuyển bởi một lipoprotein mật độ cao. HDL cholesterol là một cholesterol tốt, bởi nồng độ cao của HDL có thể bảo vệ chống lại cơn đau tim cấp. Nồng độ của HDL hơn mức trung bình (mức nồng độ 40 mg/dL) sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, mà sự thụt giảm này phần lớn là do sự tác động của trans fat khi được dung nạp nhiều vào cơ thể.

Các chuyên gia nhận định rằng, phân tử HDL sẽ vận chuyển cholesterol ra khỏi mạch máu và trở về gan. Không những thế HDL sẽ di chuyển cholesterol dư thừa khỏi mảng động mạch một cách từ từ. Một chế độ ăn với mức trans fat giới hạn an toàn sẽ giúp duy trì số lượng lớn cholesterol tốt cho cơ thể.

2.3 Cholesterol tốt tiêu hoá chất béo 

Cholesterol tốt đi khắp cơ thể thông qua mạch máu, thu thập cholesterol dư và đưa chúng trở lại gan. Ở đây, cholesterol dư thừa được tái chế thành các axit mật và bị loại khỏi cơ thể, hoặc được sử dụng để tiêu hóa chất béo.

HDL làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch bởi nó loại bỏ cholesterol dư thừa, thứ mà có thể gây ra các mảng bám vào thành động mạch và gây tắc nghẽn. Hạn chế chất béo sẽ giúp tăng cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu dư thừa giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về chất béo có phải cholesterol và mối quan hệ giữa chúng. Để đảm bảo sức khỏe, cũng như cân bằng lượng dinh dưỡng trong cơ thể bạn nên xây dựng một chế độ ăn phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng tự nhiên, cung cấp chất béo fat trong một mức độ giới hạn để có thể duy trì và gia tăng cholesterol tốt cho sức khỏe tim mạch, cũng như phòng ngừa bệnh tật. Cùng với đó, bạn có thể tham gia các hoạt động thể chất để tăng cường sức khỏe.

Nếu cơ thể bị dư thừa chất béo gây thừa cân béo phì, bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức chuẩn y khoa giúp loại bỏ, tiêu hao mỡ thừa, mỡ xấu.

Đây là liệu pháp giảm cân được thực hiện dựa trên việc truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết qua đường tĩnh mạch nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên đối với người sử dụng dịch vụ. 

Trước khi tiến hành liệu pháp tiêu hao năng lượng người sử dụng dịch vụ sẽ cần được đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như đo chỉ số cơ thể BMI và bác sĩ sẽ lên phác đồ giảm cân một cách cụ thể nhất. Bác sĩ điều trị sẽ luôn đồng hành trong cả quá trình thực hiện liệu pháp cũng như lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập và vận động đúng cách để có công dụng giảm cân đảm bảo tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các loại rau giúp giảm mỡ bụng tốt nhất

Các loại rau giúp giảm mỡ bụng tốt nhất

Có nên bổ sung protein trước khi đi ngủ để tăng cơ?

Có nên bổ sung protein trước khi đi ngủ để tăng cơ?

Chạy bộ có giúp bạn có cơ bụng không?

Chạy bộ có giúp bạn có cơ bụng không?

Chế độ ăn kiêng nào hiệu quả nhất để giảm cân?

Chế độ ăn kiêng nào hiệu quả nhất để giảm cân?

Hướng dẫn chuẩn bị bữa ăn lành mạnh cho bạn

Hướng dẫn chuẩn bị bữa ăn lành mạnh cho bạn

28

Bài viết hữu ích?