Zalo

Các tác hại của mỡ máu cao

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao là bệnh rất hay gặp, chủ yếu ở người trưởng thành và cao tuổi. Mỡ máu cao là 1 yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch, nhất là ở người đã có sẵn các bệnh nền mạn tính. Vậy tác hại của mỡ máu cao cụ thể là gì?

1. Khi nào gọi là mỡ máu cao?

Chỉ số Cholesterol toàn phần trong máu bình thường cần đạt dưới ngưỡng < 5,2mmol/l, khi chỉ số này tăng trên 5,2 mmol/lít được xem là chỉ số mỡ máu bắt đầu cao. Riêng với loại HDL-C, loại cholesterol này có chỉ số trong máu ở người bình thường là ≥ 0,9 mmol/l, chỉ số này đạt được trong máu càng cao càng tốt. Với LDL-C bình thường đạt dưới ngưỡng 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá 3,4 mmol/l được gọi là cao. Đối với chỉ số triglycerid máu đạt trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerid cao. Khi một người có tăng cả cholesterol xấu và triglycerid được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp. Mỡ trong máu cao là bệnh lý liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là những người cao tuổi. Vì vậy, đây là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở nhóm đối tượng này. Tăng cholesterol máu có thể là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: Ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ và tôm… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là tình trạng béo phì, lười vận động cung thường xuất hiện máu mỡ cao. Ngoài ra, di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, uống quá nhiều rượu, di truyền và rối loạn gen chuyển hóa cũng là những nguyên nhân lớn dẫn đến máu mỡ cao.

Tác hại của mỡ máu cao sẽ tạo thành lớp chất rắn đóng trong lòng động mạch
Tác hại của mỡ máu cao sẽ tạo thành lớp chất rắn đóng trong lòng động mạch

2. Máu mỡ cao gây bệnh gì? Máu mỡ cao có nguy hiểm không?

Tác hại của mỡ máu cao là đề tài rất được quan tâm. Đây là căn bệnh phổ biến và rất khó để phát hiện sớm trong thời gian đầu, chỉ được tìm thấy khi tình cờ thực hiện xét nghiệm máu có kết quả lipid máu. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thời gian phát hiện mà bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định về mức độ nguy hiểm của bệnh rất khác nhau. Máu nhiễm mỡ hiện nay rất phổ biến, không những thế, các tác hại của bệnh mỡ máu cao còn có thể rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời. Tình trạng mỡ máu cao kéo dài không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như sau:

2.1. Biến chứng tim mạch

Biến chứng tim mạch là 1 trong những tác hại của bệnh mỡ máu cao đáng sợ nhất. Hàm lượng lipid trong máu tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng các cholesterol tích tụ lại ở thành mạch máu và kết hợp với một số chất khác làm xơ vữa động mạch, dẫn đến huyết áp tăng, tăng khả năng tử vong đột ngột do đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não... Hiện tượng Cholesterol lắng đọng còn làm thu hẹp thành mạch, cản trở quá trình lưu thông của máu về tim, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.

2.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh lý đái tháo đường

Những trường hợp mỡ máu cao đều có khả năng bị đái tháo đường, điều này được giải thích là do chỉ số Triglyceride cao sẽ làm giảm hoạt tính của hormon Insulin, đồng nghĩa với vai trò điều hòa đường huyết của Insulin trong máu giảm, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường ở những bệnh nhân có mỡ máu cao.

2.3. Các bệnh lý liên quan đến gan

Những biến chứng nghiêm trọng tại gan cũng được xem là một trong những tác hại của mỡ máu cao. Ở người bình thường, mỡ từ bên ngoài sau khi đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa hoàn toàn tại gan sau 12 giờ. Tuy nhiên, với những trường hợp mỡ máu cao, mỡ lắng đọng lại khiến hàm lượng mỡ trong gan cao hơn 5% trọng lượng cơ thể, điều này gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ, lâu ngày sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như xơ gan, suy gan, ung thư gan… rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

2.4. Viêm tụy là tác hại của mỡ máu cao

Chỉ số Triglyceride tăng quá mức vượt ngưỡng 11,3 mmol/L là một trong những yếu tố gây ra tổn thương tuyến tụy. Đây là một tác hại của mỡ máu cao nguy hiểm nhất với triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn nhiều, sốt, thở gấp và tim đập nhanh.

2.5. Suy giảm trí nhớ

Mỡ máu cao có thể gây cản trở quá trình di chuyển của máu đến nuôi não, làm sản sinh ra protein amyloid - hợp chất độc hại có khả năng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ (Alzheimer).

2.6. Tác hại của mỡ máu cao làm suy giảm chức năng sinh lý

Ngày nay, do lối sống tĩnh tại khiến tỉ lệ thừa cân béo phì gia tăng, kèm theo đó là số lượng bệnh nhân mắc mỡ máu cao đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở cả phái nam lẫn phái nữ. Trên lâm sàng đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân mỡ máu cao ở nam giới xuất hiện biểu hiện rối loạn cương dương và giảm ham muốn đối với nữ giới. Biểu hiện này có thể còn xuất hiện sớm hơn các biến chứng về tim mạch trên bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu.

2.7. Đau và tê chân

Tác hại của mỡ máu cao là tạo thành lớp chất rắn đóng trong lòng động mạch, khi đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là những lúc đi bộ. Ngoài ra, hiện tượng mỡ máu cao tính tự trong động mạch chân cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân và bàn chân.

Cholesterol lắng đọng còn làm thu hẹp thành mạch, cản trở quá trình lưu thông của máu về tim là tác hại của mỡ máu cao
Cholesterol lắng đọng còn làm thu hẹp thành mạch, cản trở quá trình lưu thông của máu về tim là tác hại của mỡ máu cao

3. Nên làm gì để hạn chế tác hại của bệnh mỡ máu cao?

  • Để hẹn chế các tác hại của mỡ máu cao, chúng ta đặc biệt là người lớn tuổi nên dùng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Thêm cá vào thực đơn ăn uống từ 2 – 3 lần thay cho thịt trong 1 tuần.
  • Hạn chế tiêu thụ tôm, các loại thịt đỏ, lòng/ phủ tạng động vật.
  • Tăng cường ăn rau, hoa quả, hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia, nhất là ở bệnh nhân có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp.
  • Không nên ăn quá nhiều tinh bột;
  • Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng: đi bộ, cầu lông, bơi, tập thể dục dưỡng sinh…
  • Khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu;
  • Nếu mỡ máu cao cần điều trị theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc giảm mỡ máu để điều trị nếu không có chuyên môn về y học. Kiểm soát được các chỉ số mỡ máu sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được tối đa các tác hại của mỡ máu cao.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tìm hiểu và áp dụng các phương pháp giảm cân khoa học để giúp quản trị cân nặng hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng do thừa cân béo phì gây ra. Hiện nay, truyền tiêu hao năng lượng là giải pháp giúp tiêu hao, đào thải mỡ ở cấp độ tế bào được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất độc quyền có tác dụng chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Chỉ với liệu trình 8 giờ trong vòng 6 tuần, người thừa cân béo phì có thể giảm được số cân nặng như mong muốn. Song song với quá trình truyền vi chất, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Truyền tiêu hao năng lượng giúp giảm cân an toàn, bền vững mà người bệnh không cần ăn kiêng khắt khe và tập luyện vất vả. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng thất bại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách an toàn để giảm cân cho người béo phì

Cách an toàn để giảm cân cho người béo phì

Nguy cơ béo phì khi thức khuya

Nguy cơ béo phì khi thức khuya

Đau lưng ở người béo phì: Tại sao lại xảy ra?

Đau lưng ở người béo phì: Tại sao lại xảy ra?

Thừa cân và béo phì khác gì nhau?

Thừa cân và béo phì khác gì nhau?

39

Bài viết hữu ích?