Zalo

Liên quan giữa kháng insulin và béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì không chỉ là tình trạng tăng cân đơn thuần mà còn là một bệnh lý do nhiều yếu tố nội tiết gây ra. Vậy có sự liên quan nào giữa béo phì và kháng insulin không?

1. Insulin là gì? Mối liên quan giữa kháng insulin và béo phì?

  • Insulin là 1 loại hormone nội tiết do tuyến tụy sản xuất, có tác dụng hấp thu các phân tử đường trong máu để chuyển hóa thành năng lượng. Ngoài một lượng insulin thường trực trong máu, khi cơ thể ăn insulin sẽ tăng sản xuất để chuyển hóa glucose từ thức ăn, giúp mức đường huyết luôn ổn định.
  • Tình trạng kháng insulin là khi lượng glucose trong máu không được chuyển hóa thành năng lượng dù dư thừa insulin, gây tích tụ đường trong máu. Đường tích tụ trong máu nhiều đến một ngưỡng sẽ gây bệnh lý đái tháo đường type II do kháng insulin.
  • Béo phì không phải là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type II nhưng nó là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây bệnh. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, nếu cân nặng tăng lên từ 20-25% thì sẽ làm tăng insulin trong máu và xuất hiện tình trạng kháng insulin.
  • Tình trạng đề kháng insulin thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, những đối tượng có nguy cơ cao như: Chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân trở lên, người có tiền sử gia đình bị tiểu đường hoặc bệnh lý chuyển hóa, căng thẳng kéo dài, lối sống lười vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh,... nên kiểm tra và tầm soát đường máu ít nhất 3 tháng/ lần.
  • Ở những người béo phì, luôn có cảm giác thèm ăn, và ăn quá nhiều cơ thể phải tăng tiết insulin, lâu dần gây đề kháng insulin và tuyến tụy cũng giảm khả năng sản xuất insulin. Ngược lại, ở những bệnh nhân có mức đường máu cao, insulin tăng tiết kéo dài làm một số hormon nội tiết gây đói cũng tăng, dẫn đến tăng tiêu thụ thức ăn, gây béo phì. Điều này tạo thành một vòng lặp bệnh lý “béo phì kháng insulin - kháng insulin gây béo phì”.
  • Ngoài ra, tình trạng kháng insulin kéo dài cũng gây ra một số bệnh lý nguy hiểm hoặc làm nặng nề tình trạng bệnh lý đó, bao gồm: Bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...); Gan nhiễm mỡ; Hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ giới; Ung thư;...
Tình trạng kháng insulin gây béo phì thường hay gặp
Tình trạng kháng insulin gây béo phì thường hay gặp

2. Làm thế nào nếu bị béo phì do đề kháng insulin?

Khi cân nặng giảm xuống thì sẽ làm thay đổi tình trạng kháng insulin của cơ thể. Do đó, các tốt nhất để điều trị bệnh lý này là giảm cân và duy trì cân nặng bằng những biện pháp an toàn, hiệu quả:

  • Có một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học, đảm bảo lượng calo nạp vào phải nhỏ hơn lượng calo mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày. Giảm carbohydrate và thay thế bằng các loại tinh bột chuyển hóa chậm; Tăng cường các loại protein sạch từ cá, thịt nạc, trứng, sữa,...; Sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật (dầu oliu, dầu bơ,...); Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
  • Nói không với các loại thức uống ngọt, thức uống có ga, các loại rượu bia hay đồ uống có cồn.
  • Chế độ ăn uống khoa học phải kết hợp với các hoạt động thể chất, vận động thể dục thể thao thích hợp. Tăng cường vận động sẽ làm tuyến tụy tăng tiết insulin và các tế bào sẽ tăng nhạy cảm với insulin hơn.
  • Nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài và gây một số biến chứng cho cơ thể thì ngoài các biện pháp thay đổi lối sống cần phối hợp điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Béo phì và kháng insulin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Béo phì và kháng insulin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Như vậy, béo phì và kháng insulin có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cân nặng càng tăng thì tình trạng kháng insulin càng trầm trọng. Do đó, kiểm soát cân nặng và duy trì ổn định cân nặng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngày nay, bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp đào thải mỡ thừa 1 cách hiệu quả nhất. Phương pháp này chỉ cần thời gian trị liệu là 8 giờ, trong đó 2 giờ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tiến hành truyền dịch và 6 giờ để tập các bài tập giúp tăng cơ (khoảng 30 phút/buổi, 12 buổi) sẽ giúp giảm 6 - 10% cân nặng/ số đo sau 6 tuần. Dịch truyền được sử dụng trong liệu pháp này bao gồm các vitamin nhóm B, khoáng chất vàng Selen, vitamin C, được truyền theo đường tĩnh mạch, ngay lập tức chuyển hóa năng lượng của các tế bào mỡ thành loại năng lượng ATP. Đây là loại năng lượng cần cho việc thực hiện các hoạt động của tế bào và giúp hồi phục các cơ quan. Năng lượng ATP đồng thời giúp làm tăng hoạt động của tế bào, làm tiêu hao nhanh chóng mỡ thừa, dẫn đến kết quả là làm giảm khối lượng và kích thước tế bào toàn thân, bao gồm cả việc làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. Đặc biệt, trước thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành thăm khám sức khỏe, tầm soát bệnh nền, đo chỉ số mỡ…để đánh giá tình trạng thừa cân. Từ đó tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện và có liệu trình phù hợp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Ăn yến mạch trái cây Oatta có tăng cân không?

Ăn yến mạch trái cây Oatta có tăng cân không?

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Vì sao tăng cân nhiều lại thêm rủi ro sức khỏe?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Loại cơ thể nào có sự trao đổi chất chậm?

Loại cơ thể nào có sự trao đổi chất chậm?

95

Bài viết hữu ích?