Zalo

Mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa: Mối nguy hiểm ngày càng gia tăng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa và sức khỏe tổng thể đã trở thành 1 vấn đề nghiêm trọng và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Không chỉ là nỗi ám ảnh về vẻ ngoài và cân nặng, mỡ nội tạng dư thừa còn ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những bí ẩn đằng sau cơn ác mộng về mỡ nội tạng, các tác động của chúng đến hệ đường ruột. Đồng thời cung cấp các giải pháp giảm mỡ nội tạng hiệu quả từ những nghiên cứu y khoa đáng tin cậy, từ đó giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. 

1. Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng (visceral fat) là lượng mỡ tích tụ xung quanh các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể như ruột non, dạ dày, gan, tuyến tụy, buồng trứng và trong lòng mạch máu. Khác với mỡ dưới da (subcutaneous fat) nằm ngay bên dưới lớp da, mỡ nội tạng nằm sâu bên trong cơ thể, khiến nó không dễ tiếp cận và quan sát. Vì vậy, để đo lường mỡ nội tạng cần có các phương pháp và kỹ thuật y tế đặc biệt. 

Mỡ nội tạng không chỉ đơn thuần là nguồn dự trữ năng lượng và bảo vệ các cơ quan nội tạng thiết yếu, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hormone điều chỉnh cảm giác thèm ăn và tham gia vào các phản ứng viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, sự tích lũy cao bất thường của mô mỡ nội tạng (còn được gọi là béo phì nội tạng) có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa đã và đang trở thành vấn đề đáng báo động trên toàn xã hội.

2. Mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa như thế nào?

Mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa 1 cách mạnh mẽ. Cụ thể là nó gây ra các tình trạng như:

2.1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Cơ chế bệnh sinh

Mỡ nội tạng được cho là có liên quan chặt chẽ đến cơ chế bệnh sinh của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thông qua các cơ chế sau:

  • Mỡ nội tạng, đặc biệt là mỡ quanh gan, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính, đề và rối loạn chuyển hóa. Các yếu tố này làm tăng tính thấm thành mạch máu và giảm co bóp cơ thực quản dưới, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược (Fass et al., 2015).
  • Mỡ nội tạng cảm trở tiêu hóa bằng cách làm tăng áp lực trong ổ bụng, dẫn đến sự giãn cơ thắt thực quản dưới, làm tăng khả năng trào ngược axit dạ dày lên thực quản (Katz and Gerson, 2014).
  • Mỡ nội tạng làm tăng tiết acid dạ dày và làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, dẫn đến tăng nguy cơ axit trào ngược (Hampel et al., 2005).
  • Chất gây viêm do mỡ nội tạng kích thích làm tăng tiết cytokine, gây tổn thương niêm mạc thực quản và làm trầm trọng thêm triệu chứng ợ nóng (El-Serag et al., 2005)
mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa
Mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa 1 cách mạnh mẽ 

Nghiên cứu lâm sàng

Tác giảNămThiết kế nghiên cứuKích thước mẫuKết quả chính
Tai et al1.2010Nghiên cứu cắt ngang260 bệnh nhân béo phì nặng- Vòng eo và đề kháng insulin liên quan độc lập với nguy cơ GERD ở bệnh nhân béo phì nặng- Mỗi 1 cm tăng vòng eo, nguy cơ GERD tăng 3% - Mỗi 1 đơn vị HOMA-IR tăng, nguy cơ GERD tăng 57%
Ohashi et al2.2021Nghiên cứu cắt ngang433 người khỏe mạnh- Nhóm bệnh nhân GERD có diện tích mỡ nội tạng cao hơn nhóm không GERD (116,6 cm2 so với 64,9 cm2) - Tỷ lệ mắc GERD ở nhóm có mỡ nội tạng cao là 61,2%, cao hơn nhóm không mỡ nội tạng cao (12,8%) - Diện tích mỡ nội tạng là yếu tố nguy cơ độc lập với GERD, với OR = 2,18
Bảng 1. Tổng hợp Mỡ nội tạng làm tăng tỷ lệ trào ngược dạ dày thực quản qua các nghiên cứu
mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa
Hình ảnh cắt lớp CT vùng bụng của 4 đối tượng đại diện cho 4 nhóm phân loại dựa trên diện tích mỡ nội tạng và BMI. (A) BMI < 25, diện tích mỡ nội tạng (VFA) < 100 cm2; (B) BMI < 25, VFA ≥ 100 cm2; (C) BMI ≥ 25, VFA < 100 cm2; (D) BMI ≥ 25, VFA ≥ 100 cm2
mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa
(b) Phân bố các đối tượng nghiên cứu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo 4 nhóm. Tỷ lệ mắc bệnh ở mỗi nhóm: (A) 11% [28/262] (B) 52% [27/52] (C) 30% [12/40] (D) 65% [51/79]

2.2. Bệnh lý đường tiêu hóa khác

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mỡ nội tạng có mối liên quan chặt chẽ đến một số bệnh lý đường tiêu hóa, bao gồm: Hội chứng ruột kích thích (IBS)3, viêm ruột và bệnh túi thừa. 

Đối với bệnh nhân viêm ruột (IBD), đặc biệt là bệnh nhân Crohn trong giai đoạn thuyên giảm có mức mỡ nội tạng cao đưa đến tỷ lệ táo bón mãn tính cao hơn, mức độ viêm cao hơn và giảm chức năng miễn dịch5. Mỡ nội tạng cũng góp phần vào sự phát triển các triệu chứng của bệnh túi thừa thông qua các tác động gây viêm6.

3. Mỡ nội tạng có giảm được không?

Trước những nguy cơ tiềm ẩn mà mỡ nội tạng mang lại, nhiều người băn khoăn không biết mỡ nội tạng cơ giảm được không? Thực tế, bạn hoàn toàn có thể giảm mỡ nội tạng hiệu quả nếu tuân thủ các phương pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Tạo một chế độ ăn uống cân đối, giàu rau quả, thức ăn có chất xơ, và chứa ít đường và chất béo không lành mạnh. Hạn chế thực phẩm chứa đường, thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh và thức ăn có nhiều calo là cách giúp bạn giảm mỡ nội tạng hiệu quả.
mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả 
  • Kiểm soát calo: Để giảm mỡ nội tạng hiệu quả, bạn cần tiêu thụ ít calo hơn so với lượng calo bạn tiêu thụ hàng ngày. Điều này thường đòi hỏi bạn tạo ra hiệu thụ đốt cháy calo bằng cách vận động nhiều hơn hoặc giảm lượng calo bạn ăn.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục và vận động thường xuyên có thể giúp đốt cháy mỡ nội tạng và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tập luyện cardio, tập lực và tập tạo cơ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mỡ.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn đến tăng cân và tăng mỡ nội tạng. Hãy thử các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, hay tập thể dục nhẹ để giảm căng thẳng hàng ngày và giảm mỡ nội tạng hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc quan trọng cho quá trình giảm mỡ nội tạng và duy trì sức khỏe tổng thể. Hạn chế thời gian xem TV và sử dụng điện thoại di động trước giờ ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Hạn chế cồn và hút thuốc: Cồn và thuốc lá có thể gây tăng mỡ bụng. Hạn chế hoặc ngừng sử dụng chúng có thể giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể.

4. Tổng kết 

Mỡ nội tạng dư thừa có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và gia tăng các nguy cơ về rối loạn tiêu hóa và bệnh mãn tính. Bằng cách thay đổi lối sống, áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, quản lý stress và những thói quen tích cực khác, bạn có thể giảm mỡ nội tạng hiệu quả, từ đó cải thiện chức năng tiêu hóa lẫn sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là hành động ngay hôm nay để chăm sóc cho sức khỏe và vẻ đẹp bên trong bạn.

Trong trường hợp bạn đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì cũng đừng lo lắng quá. Hiện nay, liệu pháp tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng; Tăng chuyển hoá cơ bản; Tăng khả năng trao đổi chất; Tăng cường năng lượng và hiệu suất vận động; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa… Liệu pháp tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Bật mí những thực phẩm giảm mỡ nội tạng hiệu quả

Bật mí những thực phẩm giảm mỡ nội tạng hiệu quả

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Nguyên nhân mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa và cách cải thiện hiệu quả

Nguyên nhân mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa và cách cải thiện hiệu quả

Mỡ nội tạng cao do nội tiết rối loạn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mỡ nội tạng cao do nội tiết rối loạn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

41

Bài viết hữu ích?