Zalo

Chế độ ăn uống và luyện tập ở bệnh nhân suy tim

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy tim là hội chứng bệnh lý phổ biến, có thể gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Suy tim được biểu hiện bởi tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể, từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Nguyên nhân gây suy tim

Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại châu Á.

Các nguyên nhân khác gồm: Bệnh van tim (hở van hai lá, hở van động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ…), bệnh tổn thương cơ tim (viêm cơ tim, nhiễm độc, nhiễm khuẩn,…), rối loạn nhịp tim, bệnh tim bẩm sinh và thuyên tắc phổi…

suy tim
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại châu Á 

Việc sử dụng thuốc, độc chất hay stress kéo dài cũng là yếu tố gây thúc đẩy dẫn đến suy tim.

2. Chế độ ăn uống và luyện tập ở bệnh nhân suy tim

Bệnh nhân suy tim được điều trị bằng thuốc, các thiết bị hỗ trợ (máy tạo nhịp, máy phá rung tự động,…) hay có thể ghép tim tuỳ vào mức độ bệnh. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống 1 cách hợp lý cũng là yếu tố không thể thiếu để góp phần hỗ trợ làm giảm tình trạng suy tim, bao gồm:

2.1. Chế độ ăn giảm muối và hạn chế nước

Ăn nhiều muối cũng như dùng quá nhiều nước và dịch sẽ gây tăng gánh nặng lên tim, khiến tình trạng suy tim ngày càng nặng lên. Do đó, bệnh nhân suy tim cần có một chế độ ăn giảm muối và hạn chế nước hợp lý tùy theo mức độ suy tim.

Bệnh nhân suy tim nhẹ nên tiêu thụ lượng muối < 3g/ ngày, suy tim nặng nên ăn nhạt hoàn toàn với lượng muối < 1,2g/ ngày. Lượng nước và dịch dùng < 1500 ml/ ngày.

Người bệnh có thể hạn chế muối bằng cách: Giảm lượng muối nêm, pha loãng nước chấm, hạn chế ăn ngoài và các thực phẩm chế biến sẵn…

2.2. Bỏ rượu, thuốc lá, cà phê

Rượu, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích khác là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng suy tim và các biến cố tim mạch khác. Vì vậy, người bệnh cần ngưng sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.

suy tim
Rượu, thuốc lá, cà phê hay các chất kích thích khác là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng suy tim 

2.3. Nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý

Tuỳ vào thể trạng và mức độ suy tim mà người bệnh có thể tập luyện những bài tập phù hợp, tránh gắng sức và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện thể lực, hạn chế các biến chứng của suy tim.

2.4. Tránh sử dụng các thuốc làm nặng thêm tình trạng suy tim

Một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị loạn nhịp, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc ngừa thai… có thể gây ảnh hưởng lên tim mạch và làm nặng thêm tình trạng suy tim. Vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

2.5. Ngừa thai

Mang thai ở bệnh nhân suy tim gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số thuốc và dụng cụ tránh thai có thể gây ảnh hưởng như tăng huyết áp, nhiễm trùng, tắc mạch… Bệnh nhân cần cân nhắc sử dụng các phương pháp tránh thai phù hợp theo ý kiến của bác sĩ điều trị

2.6. Tránh lo âu, căng thẳng

Người bệnh cần giữ một tinh thần thoải mái, thư giãn, ngủ đủ 6-8 tiếng/ ngày giúp làm giảm các nguy cơ của bệnh và tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.Tóm lại, suy tim là bệnh lý nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nhanh chóng. Do vậy, nếu mắc phải căn bệnh này thì bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để ngăn ngừa biến suy nguy hiểm xảy ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Cảnh giác nhồi máu cơ tim do trời rét

Cảnh giác nhồi máu cơ tim do trời rét

Cơn đau thắt ngực: Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh tim mạch

Cơn đau thắt ngực: Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh tim mạch

189

Bài viết hữu ích?