Zalo

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhồi máu cơ tim là 1 tình trạng cấp cứu thường gặp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử cơ tim do sự tắc nghẽn 1 hoặc nhiều nhánh động mạch vành nuôi dưỡng tim gây thiếu máu cơ tim. Sự tắc nghẽn gây ra bởi xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch do xơ vữa động mạch hoặc chấn thương động mạch vành, co thắt động mạch vành do sử dụng các chất kích thích…

2. Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khiến cơ tim bị tổn thương, tuỳ vào thời gian diễn biến bệnh có thể xuất hiện các biến chứng: Rối loạn nhịp tim, suy tim, hở van tim, viêm màng ngoài tim… và nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra khiến cơ tim bị tổn thương

3. Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim cấp

Cơn nhồi máu cơ tim cấp đa số bắt đầu với biểu hiện đau tức ngực, người bệnh có thể thấy đau kiểu thắt chặt hoặc cảm giác như ngực bị đè nặng, cơn đau có thể lan lên cổ, vai, tay, sau lưng hay hàm,… thường đau bên trái. Đôi khi có trường hợp biểu hiện như một cơn đau do trào ngược dạ dày thực quản (đau vùng thượng vị hay sau xương ức).

Ngoài đau tức ngực, có thể có các triệu chứng khác như khó thở, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hoá, đặc biệt ở phụ nữ thường gặp các biểu hiện: Mệt mỏi bất thường, buồn nôn, nôn, hụt hơi, chóng mặt,…

Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim thường bắt đầu với cơn đau tức ngực 

Biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp là khác nhau ở mỗi người, một số ít các trường hợp không có biểu hiện gì đặc biệt. Vì vậy mọi người cần lưu ý nhận biết các dấu hiệu trên đặc biệt với những bệnh nhân có nguy cơ cao như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch hay đã có nhồi máu cơ tim trước đó

4. Làm thế nào để phòng ngừa nhồi máu cơ tim?

Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như tuổi hay di truyền, mỗi người đều có thể chủ động để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim đến với mình bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau, củ, quả, các loại hạt, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích.
  • Ngưng hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc.
  • Tập luyện thường xuyên: Cường độ tập luyện tùy theo khả năng của mỗi người.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài.
  • Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,…
  • Đối với những người đã có nhồi máu cơ tim trước đó thì cần chú ý sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn biết được các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa hiệu quả. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chế độ ăn uống và luyện tập ở bệnh nhân suy tim

Chế độ ăn uống và luyện tập ở bệnh nhân suy tim

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Vì sao cần điều trị tăng huyết áp?

Vì sao cần điều trị tăng huyết áp?

Các yếu tố nguy cơ gây suy tim biết càng sớm càng tốt

Các yếu tố nguy cơ gây suy tim biết càng sớm càng tốt

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

48

Bài viết hữu ích?