Zalo

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng mỡ máu có tác hại gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi đây là bệnh lý nguy hiểm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe trong độ tuổi trung niên. Cùng tìm hiểu tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì trong bài viết sau đây.

1. Tăng mỡ máu là gì và bệnh có dấu hiệu như thế nào?

Trước khi tìm hiểu tăng mỡ máu có tác hại gì thì hãy cùng tìm hiểu bệnh tăng mỡ máu là gì và bệnh có biểu hiện như thế nào?

1.1. Tăng mỡ máu là gì?

Mỡ máu là tình trạng cơ thể gia tăng mức cholesterol xấu - LDL, chất béo trung tính - triglycerides hoặc có cả đồng thời tăng 2 chỉ số này trong máu. Sự gia tăng này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và nhiều bệnh lý khác.

Tăng mỡ máu có nguy hiểm không? Theo một nghiên cứu tại Mỹ, cứ 3 người trong độ tuổi trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có một người có cholesterol LDL cao. Chính vì thế, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn cần phải giảm thức ăn có chứa hàm lượng cholesterol cao, đồng thời tăng cường bổ sung xá loại thực phẩm có chứa cholesterol tốt, điều này sẽ giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

tăng mỡ máu có tác hại gì
Mỡ máu là tình trạng cơ thể gia tăng mức cholesterol xấu - LDL 

1.1. Dấu hiệu của bệnh tăng mỡ máu là gì?

Tăng mỡ máu có hại không? Câu trả lời là Có, tuy nhiên bệnh lại không có triệu chứng điển hình rõ ràng. Thông thường, bệnh tăng mỡ máu chỉ được phát hiện trong các cuộc thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc người bệnh mắc phải các biến chứng bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,....

Trong một số ít trường hợp, người mắc bệnh mỡ máu cao có thể có các triệu chứng như:

  • Các khối u, nếp nhăn xuất hiện ở bên lớp dưới da, điều này là do sự tích tụ chất béo xung quanh khớp và gân.
  • Có vòng cung trắng xung quanh giác mạc mắt
  • Xuất hiện các cục u góc trong mắt.

Tăng mỡ máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như người bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh có thể tạo các mảng bám tích tụ bên trong máu, gây ra các bệnh lý tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, làm cản trở sự hấp thu và di chuyển của oxy và các chất dinh dưỡng để não và tim hoạt động.

2. Tăng mỡ máu tăng cao có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh vô cùng phổ biến, đặc biệt độ tuổi trung niên được đánh giá là nhiều người mắc bệnh nhất. Theo đó, người bệnh có thể gặp nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tăng mỡ máu, điển hình là do thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý. Theo đó, khi lượng mỡ máu tăng cao sẽ gây ra sự tích tụ, hình thành mảng bám gây ra sự tắc nghẽn mạch máu. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh tăng mỡ máu gây ra.

2.1. Bệnh viêm tụy

Bệnh viêm tụy là đáp án cho thắc mắc tăng mỡ máu có tác hại gì? Bởi đây là một biến chứng vô cùng phổ biến có thể xảy ra khi lượng mỡ trong máu tăng cao. Lý giải điều này là do hàm lượng triglyceride cao sẽ gây ra sưng tuyến tụy khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, nôn, đi ngoài và nhịp tim nhanh. Đặc biệt nếu dịch tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài xung quanh tuyến tụy có thể khiến người bệnh tử vong.

2.2. Bệnh tiểu đường

Ngoài bệnh viêm tụy, máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. 2 căn bệnh này có mối liên hệ mật thiết và đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Đặc biệt với những người bệnh có tiền sử mắc đồng thời nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, cholesterol HDL thấp và đường huyết trong máu, mỡ máu, mỡ bụng tăng cao. Theo đó, khi chỉ số triglyceride cao kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và phát triển các biến chứng bệnh tiểu đường.

tăng mỡ máu có tác hại gì
Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại 

2.3. Bệnh gan

Tăng mỡ máu có tác hại gì? Một trong những tác hại của bệnh mỡ máu là làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý về gan, điển hình là gan nhiễm mỡ, gây ra các bệnh gan mãn tính,...

2.4. Bệnh tim mạch

Mỡ máu tăng cao có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có, bởi đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Theo đó, các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khi kết hợp với các chỉ số triglyceride tăng cao gây ra sự tích tụ các mảng bám bên trong mạch máu, khiến các mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn gây ra các bệnh lý tim mạch điển hình như xơ vữa động mạch, bệnh động mạch ngoại biên, tăng huyết áp,...

2.5. Đột quỵ

Đột quỵ cũng là đáp án cho thắc mắc tăng mỡ máu có hại không? Do lượng triglyceride tăng cao gây ảnh hưởng đến những mạch máu, chất dinh dưỡng được cung cấp cho não. Chính vì vậy, mỡ máu tăng cao có thể khiến người bệnh bị đột quỵ não vào bất kỳ thời điểm nào.

2.6. Đau và tê chân

Đau và tê chân cũng là một biến chứng phổ biến khi lượng mỡ trong máu tăng cao. Điều này là do sự tạo thành lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân gây ra bệnh động mạch ngoại biên, từ đó gây ra cảm giác tê chân, đau chân, đặc biệt là khi đi bộ. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng tại bàn chân, chân,..

3. Cách phòng ngừa bệnh và hạn chế biến chứng bệnh mỡ máu

Những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc tăng mỡ máu có tác hại gì? Vậy cách phòng ngừa và hạn chế biến chứng bệnh như thế nào?

3.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh 

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế những biến chứng của bệnh. Hãy thay chế độ ăn chứa chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa bằng chế độ độ dinh dưỡng có chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa

Một số thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, yến mạch, đậu, bơ dầu thực vật sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp giảm cholesterol LDL, tăng mức cholesterol HDL cho cơ thể.

3.2. Hoạt động thể chất thường xuyên

Để phòng ngừa bệnh tật nói chung và bệnh mỡ máu nói riêng thì bạn nên dành thời gian luyện tập thể thao với cường độ khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Việc hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể được thư giãn, các mạch máu trong cơ thể được lưu thông dễ dàng, bài tiết và đào thải chất độc hiệu quả.

Một số môn thể thao bạn có thể tham khảo như đi bộ, bơi lội, đá bóng, đạp xe,...

3.3. Tránh sử dụng thuốc lá 

Không chỉ trong độ tuổi trung niên mà ở bất kỳ độ tuổi nào thì việc sử dụng thuốc lá đều gây ra những tác hại cho cơ thể. Việc hút thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh lý hô hấp mà còn là tiền đề gây ra nhiều bệnh lý tim mạch khác.

Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo không sử dụng thuốc lá để phòng ngừa bệnh mỡ máu và tim mạch, bởi nếu hút thuốc thường xuyên sẽ gây ra sự tổn thương các mạch máu, đồng thời làm giảm HDL cholesterol.

3.4. Hạn chế uống rượu

Uống nhiều rượu, bia có thể làm tăng chất béo trung tính và tăng mức cholesterol xấu đối với cơ thể. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những tác động của rượu với bệnh tim và mỡ máu tùy thuộc vào cách thức tiêu thụ và liều lượng.

3.5. Duy trì chỉ số BMI cân đối 

Thừa cân béo phì không chỉ khiến bạn có ngoại hình xấu mà còn làm chậm quá trình loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu, từ đó gây ra sự tắc nghẽn gây đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Vì đó hãy cố gắng xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường và đảm bảo chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 24,9.

Ngoài ra, những người mắc bệnh hoặc chưa mắc bệnh muốn phòng ngừa và hạn chế những biến chứng của bệnh thì nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe. Khi biết được lượng mỡ máu cao, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và hoặc chỉ định sử dụng thuốc hiệu quả. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng có thể gây ra những biến chứng và tác hại không mong muốn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tăng mỡ máu có tác hại gì để hiểu rõ hơn về bệnh và biết được cách phòng tránh, hạn chế những biến chứng của bệnh đến sức khỏe.

Tài liệu tham khảo: Healthline.com, Pennmedicine.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim và cách phòng ngừa hiệu quả

Bị mỡ máu cao có uống sữa được không?

Bị mỡ máu cao có uống sữa được không?

Các nguyên nhân hạ thân nhiệt cần chú ý vào mùa lạnh

Các nguyên nhân hạ thân nhiệt cần chú ý vào mùa lạnh

Hướng dẫn tập thể dục khi trời lạnh để tránh đột quỵ

Hướng dẫn tập thể dục khi trời lạnh để tránh đột quỵ

Các cơ chế tăng huyết áp là gì?

Các cơ chế tăng huyết áp là gì?

11

Bài viết hữu ích?