Cơ thể con người là một “bộ máy vô cùng phức tạp” với rất nhiều cơ quan phối hợp hoạt động một cách ăn ý và liên tục thực hiện một loạt các phản ứng sinh hóa để duy trì sự sống. Theo bác sĩ, để đảm bảo các hoạt động của các cơ quan, nhiệt độ cơ thể hay còn gọi là thân nhiệt cần được duy trì ở mức tối ưu là 37 độ C. Tuy nhiên, do rất nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài, nhiệt độ cơ thể có thể tăng cao hơn hoặc xuống thấp hơn mức này và khi thân nhiệt thấp hơn 35 độ C sẽ được xác định là trạng thái hạ thân nhiệt. Theo bác sĩ, cơ thể bị hạ thân nhiệt sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống quá nhiều và kéo dài quá lâu, từ đó gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan quan trọng như tim, mạch máu, hệ thần kinh, ống tiêu hóa…
Hạ thân nhiệt ở người lớn được phân chia thành các mức độ nguy hiểm dựa trên mức giảm thân nhiệt như sau:
Khi nhắc đến các nguyên nhân hạ thân nhiệt, các chuyên gia cho biết đa phần là do thời tiết thay đổi, do môi trường xung quanh giảm nhiệt độ một cách đột ngột hoặc do người bệnh tiếp xúc với nước lạnh quá nhanh, kèm theo đó tình trạng gió mạnh, da nhiễm lạnh hoặc mặc quần áo ướt đều có thể khiến cơ thể bị hạ thân nhiệt. Các bác sĩ con cho biết thêm những đối tượng nguy cơ cao bị hạ thân nhiệt sẽ bao gồm người sau uống nhiều bia rượu hoặc ngâm mình lâu trong nước lạnh.
Hạ thân nhiệt ở người lớn không phải là tình trạng hiếm gặp và khi ở mức độ nhẹ sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Khi cơ thể bị hạ thân nhiệt quá nhiều và kéo dài, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người già, sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt ở người lớn với mức độ nghiêm trọng cao hơn, bao gồm:
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân hạ thân nhiệt, chúng ta dễ dàng nhận ra thời tiết lạnh là yếu tố góp phần gây ra tình trạng này. Theo bác sĩ, khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, phần lớn lượng nhiệt (khoảng 90%) sẽ mất đi qua da và phần còn lại là qua đường hô hấp. Sự mất nhiệt qua da sẽ tăng nhanh khi cơ thể tiếp xúc với gió lạnh hoặc hơi ẩm.
Về mặt sinh lý, vùng dưới đồi là phần não có nhiệm vụ kiểm soát thân nhiệt bằng cách kích hoạt các quá trình “làm nóng” và “làm mát” cơ thể. Khi tiếp xúc với trời lạnh, chúng ta thường run rẩy và các chuyên gia cho biết đây là cách cơ thể tạo ra nhiệt thông qua hoạt động của cơ bắp, đi kèm với đó là phản ứng giữ nhiệt bằng cách co mạch.
Thông thường, hoạt động chuyển hóa của tim và gan sẽ tạo ra phần lớn nhiệt để duy trì thân nhiệt ổn định. Tuy nhiên khi nhiệt độ bên ngoài giảm thấp và khiến thân nhiệt giảm theo, các cơ quan này sẽ tạo ra ít nhiệt hơn theo cơ chế "ngắt" bảo vệ để duy trì nhiệt bảo vệ não bộ. Nghiên cứu cho thấy người có thân nhiệt thấp hơn sẽ có hoạt động não chậm hơn, đi kèm với đó là nhịp thở và nhịp tim thấp hơn bình thường.
Các biểu hiện hạ thân nhiệt ở người lớn là khá rõ ràng, tuy nhiên chúng ta vẫn phải sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể và xác nhận chính xác tình trạng hạ thân nhiệt cũng như mức độ nghiêm trọng. Vấn đề quan trọng nhất với người bị hạ thân nhiệt là phải được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị và theo dõi.
Các biện pháp sơ cấp cứu để giảm tối đa biến chứng do cơ thể bị hạ thân nhiệt cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Nguyên tắc chính là phải nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi nơi gây lạnh hoặc loại bỏ tác nhân gây lạnh, đồng thời có biện pháp làm ấm cơ thể đúng cách như sau:
Một vấn đề cần chú ý là nhiều người bị hạ thân nhiệt muốn nhanh chóng làm ấm cơ thể nên tiếp xúc với các nguồn nhiệt trực tiếp như dùng miếng dán tăng nhiệt hay xả nước nóng… Tuy nhiên bác sĩ cảnh báo hành động này có thể gây bỏng và không giúp thân nhiệt tăng lên hiệu quả.
Tóm lại, xử lý cấp cứu tốt khi cơ thể bị hạ thân nhiệt sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng, tuy nhiên cần lựa chọn biện pháp đúng khoa học, thông qua đó sẽ giúp bác sĩ điều trị dễ dàng hơn khi người bệnh nhập viện.
Tài liệu tham khảo: Webmd.com
38
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
38
Bài viết hữu ích?