Có thể có vô số lý do dẫn đến hệ thống miễn dịch yếu. Nhưng trước tiên, bạn cần chú ý tới những dấu hiệu mà bạn đang gặp phải. Dưới đây là 5 dấu hiệu suy giảm sức đề kháng điển hình bao gồm:
Chảy nước mũi và ngứa ngáy liên tục ở cổ họng là một trong những dấu hiệu suy giảm sức đề kháng phổ biến. Theo CDC, nếu bạn bị cảm lạnh và ho nhiều thì khả năng miễn dịch của bạn đang ở mức yếu.
Nếu giấc ngủ của bạn không ổn định và bạn cảm thấy nặng đầu ngay sau một giấc ngủ ngon thì khả năng cao cơ thể bạn đang có dấu hiệu giảm sức đề kháng. Về cơ bản, khi bạn ngủ vào ban đêm, cơ thể sẽ tiết ra melatonin. Melatonin này khiến một số tế bào miễn dịch nhất định giải phóng các cytokine, từ đó kích hoạt các tế bào miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.
Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy hoặc mắc một số vấn đề về đường ruột, điều đó có nghĩa là các mô của bạn không phản ứng tốt. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sức đề kháng yếu.
Nếu sức đề kháng của bạn ở mức bình thường, khi bạn bị thương hoặc vết bỏng, thì làn da mới sẽ bắt đầu xuất hiện sau vài ngày và vết thương sẽ dần lành lại. Nhưng nếu quá trình này diễn ra quá lâu, điều đó có nghĩa là da có dấu hiệu sức đề kháng yếu và không cung cấp đủ nguyên liệu để phục hồi làn da.
Ngoài cảm lạnh và ho thông thường, nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu, tai và xoang thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn nhạy cảm với vi khuẩn gây ra chúng. Điều này cho thấy hệ thống miễn dịch không sản xuất đủ kháng thể chống lại virus và vi khuẩn tấn công cơ thể bạn.
Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng có thể khiến cơ thể bạn:
Nếu bạn có dấu hiệu sức đề kháng yếu, cơ thể bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn những người bình thường. Cũng có nhiều khả năng xảy ra các biến chứng khi bạn bị bệnh. Một căn bệnh nhẹ đối với người khác nhưng có thể lại nghiêm trọng đối với bạn. Ví dụ, bệnh cảm lạnh thông thường có thể chuyển thành viêm phổi nặng.
Điều trị suy giảm sức đề kháng còn tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng nhìn chung nó bao gồm điều trị nhiễm trùng, ngăn ngừa nhiễm trùng. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm:
Ngăn ngừa nhiễm trùng rất quan trọng đối với những người suy giảm sức đề kháng. Nếu bạn mắc bệnh di truyền hoặc được ghép tạng, bạn có thể thực hiện điều sau để ngăn ngừa nhiễm trùng:
Tóm lại, nếu cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu suy giảm sức đề kháng như trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và cảnh báo sớm để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tránh dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó việc bạn chủ động chăm sóc sức khỏe ngay từ sớm chính là tiền đề để giúp tăng cường sức đề kháng từ đó mang đến cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ và ít bệnh tật hơn.
Nguồn: healthshots.com - researchgate.net
41
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
41
Bài viết hữu ích?