Zalo

Khi giảm cân có giảm mỡ không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đối với những người đang có nhu cầu lấy lại vóc dáng lý tưởng, chắc hẳn sẽ không lạ gì với các thuật ngữ giảm cân hay giảm mỡ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người bị nhầm lẫn hoặc chưa hiểu rõ được định nghĩa chính xác của chúng. Vậy sự khác nhau giữa giảm cân và giảm mỡ là gì và việc giảm cân có giảm mỡ không hoặc ngược lại giảm mỡ có giảm cân không?

1. Giảm mỡ và giảm cân khác gì nhau?

Trước khi trả lời cho thắc mắc khi giảm cân có giảm mỡ không, bạn cần biết rằng giảm cân và giảm mỡ là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau:

  • Giảm cân là quá trình đề cập đến việc giảm trọng lượng cơ thể tổng thể của bạn bao gồm những thành phần như xương, cơ bắp, nước, mỡ… Nói một cách đơn giản, nó đề cập đến sự sụt giảm tổng trọng lượng của cơ thể bạn. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự dao động của cân nặng hàng ngày của bạn, chẳng hạn như mất cân bằng nội tiết tố, lượng natri hấp thụ khác nhau, lượng chất xơ, thực phẩm khác nhau hay chế độ luyện tập khác nhau. Nhìn chung, quá trình giảm cân xảy ra khi bạn tiêu thụ ít calo hơn mức đốt cháy, bằng cách tuân theo các phương pháp khoa học. Các nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa đơn giản như sau: Giảm cân = Nước + cơ + glycogen + mỡ + …
  • Giảm mỡ đề cập đến việc giảm lượng chất béo hay mỡ bên trong cơ thể của bạn, lượng mỡ này bao gồm cả mỡ trong máu, mỡ dưới da, mỡ nội tạng…Nói cách khác, giảm mỡ là một phần của việc giảm cân từ chất béo và đó là một mục tiêu cụ thể và lành mạnh hơn. Trên thực tế, giảm mỡ có thể giúp bạn giảm cân trong khi vẫn duy trì khối lượng cơ bắp nhiều nhất có thể, điều này sẽ cho phép bạn trông săn chắc hơn và có được vẻ ngoài cân đối. Các nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa đơn giản như sau: Giảm mỡ = Giảm hoặc đốt cháy lượng mỡ dự trữ trong cơ thể.
Giảm cân có giảm mỡ không là thắc mắc của nhiều người 

Giảm cân bao gồm mất nước và cơ bắp, nên có thể gây bất lợi cho sức khỏe tổng thể. Mặt khác, giảm mỡ có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, viêm nhiễm, giảm tình trạng mất khối lượng cơ và giúp bạn duy trì lượng mỡ đã giảm. Ngoài ra, việc giảm cân có thể đo đạc được bằng cách thông thường bằng việc sử dụng chiếc cân của bạn, trong khi việc giảm mỡ không thể sử dụng cân để xác định được. Cũng chính vì lý do này mà nhiều chuyên gia chỉ ra rằng việc nhìn thấy con số trên cân không phải là dấu hiệu thực sự thể hiện bạn đang giảm mỡ.

Một trong những lý do chính tại sao giảm mỡ và giảm cân hiện nay vẫn bị nhầm lẫn và được sử dụng thay thế cho nhau là hầu hết mọi người đang cố gắng giảm cân đều nhằm mục đích giảm mỡ trong quá trình này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên giảm mỡ cơ thể không giống như giảm cân. Cả 2 thuật ngữ này đều tương đối quan trọng đối với việc lấy lại vóc dáng của bạn, nhưng việc xác định đúng nhu cầu ưu tiên của bạn có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn và đạt được sự thay đổi như mong muốn.

2. Giảm cân có giảm mỡ không?

Vậy giảm cân có giảm mỡ không hay ngược lại giảm mỡ có giảm cân không? Như đã nói ở trên, việc giảm cân đi kèm giảm nhiều thành phần bao gồm giảm mỡ, giảm khối cơ, giảm nước, giảm mật độ xương… Nên có thể khẳng định việc cảm cân có thể làm giảm mỡ. Bên cạnh đó, việc giảm mỡ cũng được xem là một phần trong quá trình giảm cân. Khi lượng mỡ trong cơ thể giảm xuống, đồng nghĩa với việc lượng mỡ trong máu, mỡ nội tạng hay lớp mỡ dưới da cũng có xu hướng giảm xuống. Có thể nói lượng mỡ này là một trong những thành phần chính khiến cân nặng của bạn tăng lên chóng mặt. 

Do vậy, khi lượng mỡ này mất đi điều đó sẽ kéo theo số cân của bạn cũng sẽ đi xuống. Nói cách khác, việc giảm cân có thể bao hàm cả việc giảm mỡ, trong khi việc giảm mỡ không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giúp vóc dáng của bạn được thon gọn hơn, cũng như giảm thiểu được các nguy cơ bệnh tật.

Nhiều người gặp phải hiện tượng giảm cân mỡ không giảm hoặc ngược lại mỡ giảm cân không giảm? Nguyên nhân là vì khối lượng mỡ đặc trưng cho lượng chất béo trên cơ thể của một người, là một thành phần của cân nặng. Giảm mỡ là giảm lượng chất béo trong cơ thể, góp phần giảm cân. Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng (như cơ, xương, khối lượng nước cơ thể…) nên việc giảm mỡ không đảm bảo là bạn sẽ giảm cân.

Vì các thành phần của trọng lượng cơ thể luôn ở trạng thái thay đổi liên tục, cụ thể là nước, glycogen và các chất trong đường tiêu hóa, nên một cá nhân có thể giảm mỡ mà không thấy sự thay đổi rõ rệt về cân nặng vì các thành phần khác có thể tăng lên trong khi chất béo giảm đi. Những thay đổi về chất béo (giảm hoặc tăng) sẽ ảnh hưởng đến cân nặng (giảm hoặc tăng), trong khi những thay đổi về cân nặng (giảm hoặc tăng), không nhất thiết bị ảnh hưởng bởi chất béo. Ví dụ, bạn có thể giảm cân bằng cách tự làm giảm lượng nước hoặc đi tiêu, nhưng thực tế bạn không giảm được chút mỡ nào. Bạn cũng có thể tăng cân bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc ăn nhiều chất đạm, nhưng bạn không nhất thiết phải tăng lượng mỡ trong cơ thể.

Nhiều người gặp phải hiện tượng giảm cân mỡ không giảm hoặc ngược lại

Cân nặng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lượng nước, muối và carbohydrate. Uống nhiều nước không chỉ làm tăng cân mà muối và carbohydrate còn khiến cơ thể giữ nhiều nước hơn. Đối với mỗi gam carbohydrate được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen, cơ thể cũng lưu trữ 3 gam nước. Do đó, tăng tiêu thụ nước, muối và carbohydrate sẽ khiến cân nặng tăng lên, trong khi giảm tiêu thụ nước, muối và carbohydrate sẽ khiến cân nặng giảm xuống. Tuy nhiên, cả 2 trường hợp đều không nhất thiết phải là sự thay đổi về khối lượng chất béo. Chưa kể, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể gây ra sự dao động về cân nặng vì nhiều lý do khác nhau, không lý do nào đại diện cho sự thay đổi lượng mỡ trong cơ thể. 

Hoàn toàn bình thường khi thấy những dao động nhỏ về cân nặng từ ngày này sang ngày khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng đây không phải là sự phản ánh trực tiếp của sự gia tăng mô mỡ. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho ăn quá nhiều trong thời gian ngắn kéo dài có thể góp phần làm tăng cân. Tuy nhiên, chỉ 1 phần nhỏ của việc tăng cân có liên quan đến việc tăng mỡ cơ thể thực sự.

3. Lời khuyên

Từ trước đây nay, giảm cân có thể là mục tiêu hàng đầu của nhiều người, nhưng để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm mỡ mới là mục tiêu bạn nên hướng tới.

Điểm chung của mọi phương pháp giảm cân về cơ bản là giảm năng lượng nạp vào từ thức ăn đồng thời tăng năng lượng thải ra thông qua tập thể dục. Một số người thường mong muốn cắt giảm cân nặng đi một cách nhanh chóng để sớm có lại vóc dáng lý tưởng. Họ sẵn sàng áp dụng những phương pháp giảm cân tiêu cực như nhịn ăn uống, sử dụng thuốc giảm cân, tập thể dục cường độ cao… Việc giảm cân về bản chất có thể giúp bạn giảm mỡ, giảm vòng bụng và có được cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên, song song với những lợi ích đó là những tác hại tiềm ẩn như khối lượng cơ bắp bị mất đi (do cơ thể phá vỡ các mô để tạo năng lượng bù đắp), các khối cơ bị thiếu hụt năng lượng nên vận động không còn được trơn tru, lượng nước trong cơ thể bị giảm xuống gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động trong cơ thể.... Ngoài ra, việc áp dụng các phương pháp giảm cân khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Tất cả những điều trên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Giảm mỡ có giảm cân không phụ thuộc vào nhiều yếu tố 

Ngược lại, tập trung vào việc giảm mỡ là cách tiếp cận tốt hơn nhiều. Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể giảm xuống là thước đo sức khỏe tốt hơn nhiều so với việc giảm đi cân nặng. 

Ngoài ra, như đã biết lượng mỡ trong cơ thể bao gồm những phần chính là mỡ trong máu, mỡ tích tụ dưới da và nội tạng. Lượng mỡ tích tụ dưới da hay ở nội tạng thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng cân, cũng như là thủ phạm khiến vòng hai của bạn trở nên quá cỡ. Trong khi đó, lượng mỡ trong máu tăng cao sẽ tăng nguy cơ hình thành các mảng bám bên trong lòng mạch máu. Điều này sẽ khiến lượng máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não và tim bị giảm xuống. Đồng thời, sự chít hẹp lòng mạch ép tim phải tăng co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể. Hai điều này về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cách bệnh lý tim mạch nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp… và đột quỵ não… Do vậy, việc giảm mỡ vừa giúp chúng ta giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ bệnh tật này, vừa góp phần không nhỏ vào liệu trình giảm cân.

Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể vừa giảm mỡ vừa hạn chế và bảo tồn khối lượng cơ ở mức tốt nhất:

  • Đừng cố gắng ăn kiêng: Những chế độ ăn kiêng thường hứa hẹn sẽ giúp bạn giảm một lượng lớn cân nặng rất nhanh. Vấn đề là, phần lớn số cân nặng bị mất đó sẽ đến từ khối lượng nước và cơ. Tuy nhiên, đây là một phương pháp không bền vững vì ngay sau khi bạn quay lại chế độ ăn bình thường cân nặng sẽ quay trở lại ngay.
  • Giảm lượng calo tiêu thụ: Giảm mỡ lành mạnh chắc chắn liên quan đến việc cắt giảm lượng thức ăn của bạn. Khi bạn hấp thụ ít calo hơn nhu cầu cơ thể, cơ thể bạn sẽ đốt cháy thêm nhiên liệu từ chất béo dự trữ, dẫn đến giảm mỡ. Để giảm mỡ bền vững, hãy đặt mục tiêu giảm lượng calo nạp vào từ 500 đến 1.000 calo mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đẩy các chất, đặc biệt là Protein: Protein là thành phần quan trọng của mô cơ. Đồng thời, nó giữ cho quá trình trao đổi chất của bạn diễn ra nhanh chóng và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Ăn đủ protein trong khi bạn đang cố gắng giảm cân sẽ khuyến khích cơ thể bạn giảm mỡ trong khi vẫn giữ được khối lượng cơ thể săn chắc. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm chất xơ, chất béo lành mạnh, giảm lượng Carb, hạn chế độ ngọt…
  • Luyện tập thể dục: Tập trung vào các hình thức tập luyện chuyên sâu như cardio và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Lời khuyên chung là dành 2,5 - 5 giờ tập thể dục vừa phải mỗi tuần hoặc 1,25 - 2,5 giờ tập thể dục cường độ cao mỗi tuần. Tập trung vào các bài tập Cardio như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi bộ đường dài, đồng thời kết hợp với việc tập luyện sức mạnh cơ bắp thông qua tập tạ sẽ giúp bạn giảm mỡ trong khi vẫn duy trì (và thậm chí tăng thêm một chút) mô cơ.

Tóm lại, giảm cân là một quá trình bao gồm cả việc giảm mỡ, hay nói cách khác giảm cân có thể giúp bạn giảm mỡ và ngược lại. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng như huấn luyện viên thường khuyên bạn nên ưu tiên việc giảm mỡ thay vì giảm cân. Quá trình giảm mỡ sẽ giúp bạn vừa có được cân nặng và vóc dáng lý tưởng, vừa giúp giảm thiểu những nguy cơ hình thành các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp hay đột quỵ.

Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân , đào thải mỡ nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay. Phương pháp này có tên là truyền tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình truyền. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Thừa cân, uống omega 3 giảm mỡ máu được không?

Thừa cân, uống omega 3 giảm mỡ máu được không?

Muốn giảm cân sau sinh ăn nhiều đạm thực vật có tốt không?

Muốn giảm cân sau sinh ăn nhiều đạm thực vật có tốt không?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

34

Bài viết hữu ích?