Mỡ nội tạng là chất béo bao quanh các cơ quan ở vùng bụng, sâu bên trong cơ thể. Về cơ bản, quá nhiều mỡ dù là mỡ nội tạng hay mỡ dưới da đều có thể có hại cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, so với mỡ dưới da, mỡ nội tạng có phần nguy hiểm và khó kiểm soát hơn. Chỉ số mỡ nội tạng là 1 thước đo nhằm thể hiện lượng mỡ nằm bao quanh các cơ quan nội tạng trong cơ thể của bạn, đặc biệt là ở khoang bụng.. Chỉ số mỡ nội tạng tăng cao đồng nghĩa với việc người đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Mọi người đều có một lượng mỡ nội tạng trong cơ thể, nhưng quá nhiều loại mỡ này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mỡ nội tạng tiết ra một số hormone và hóa chất, trong đó có Cytokine. Cytokine đóng một vai trò thiết yếu trong cơ thể con người, nhưng việc tăng mức độ cytokine do mỡ nội tạng dư thừa có thể gây ra vấn đề như ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lipid trong máu, tình trạng kháng insulin và cholesterol cao hơn, có khả năng dẫn đến bệnh tiểu đường type 2, huyết áp cao, bệnh tim mạch, ung thư và trầm cảm. Một số nguyên nhân có thể làm tăng chỉ số mỡ nội tạng, bao gồm:
Hiện tại, chưa có một thước đo để xác định chỉ số mỡ nội tạng chuẩn là bao nhiêu. Tuy nhiên, có một số phương pháp được sử dụng để tính toán chỉ số mỡ nội tạng và tiên lượng nguy cơ của nó trên sức khỏe của một người, bao gồm:
Do sự khác nhau về giới, cụ thể là đặc điểm cấu tạo, hormone hay đơn giản là chế độ dinh dưỡng…mà chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới và chỉ số mỡ nội tạng của nam giới cũng khác nhau.
Một số cách giúp biết được chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới là: Đo kích thước vòng eo: Bạn có thể kiểm tra lượng mỡ nội tạng của mình bằng cách đo vòng eo bằng thước dây. Dựa trên con số trên thước dây. Chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới được ước lượng như sau:
Theo một số chuyên gia, ở nữ vòng eo từ 90 cm trở lên báo hiệu có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do mỡ nội tạng.
Tỷ lệ vòng eo - hông: Nếu tỷ lệ eo – hông (số đo vòng eo chia cho số đo vòng hông) của người phụ nữ lớn hơn 0,8 nguy cơ bị mỡ nội tạng là rất cao. Tỷ lệ vòng eo - chiều cao: Cách ước lượng chỉ số mỡ nội tạng của nữ giới bằng tỷ lệ eo – chiều cao tương tự tỷ lệ eo – hông. Áp dụng công thức tính lấy số đo vòng eo chia cho số đo chiều cao. Nếu kết quả > 0,5 thì cần phải chú ý hơn với lượng mỡ tổng thể nói chung và mỡ nội tạng nói riêng. Chỉ số khối cơ thể BMI: Đối với phụ nữ châu Á, có thể sử dụng công thức cân nặng chia cho bình phương chiều cao để tính BMI. Giá trị được ước lượng như sau:
Sử dụng máy quét MRI hoặc chụp cắt lớp CT: Dùng máy quét MRI sẽ cho ra kết quả đo từ 1 – 59, và dựa trên mức này để đưa ra kết luận về chỉ số mỡ nội tạng chuẩn của nữ giới.
Một số cách tính chỉ số mỡ nội tạng chuẩn ở nam giới chính là: Đo kích thước vòng eo: Với cách này, chỉ số mỡ nội tạng của nam giới được ước lượng như sau:
Theo một số chuyên gia, ở nam vòng eo từ 101,6 cm trở lên báo hiệu có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do mỡ nội tạng. Tỷ lệ vòng eo - hông: Nếu tỷ lệ eo – hông (số đo vòng eo chia cho số đo vòng hông) của nam giới lớn hơn 0,9 nguy cơ bị mỡ nội tạng là rất cao. Tỷ lệ vòng eo - chiều cao: Cách ước lượng chỉ số mỡ nội tạng bằng tỷ lệ eo – chiều cao tương tự tỷ lệ eo – hông. Áp dụng công thức tính lấy số đo vòng eo chia cho số đo chiều cao. Nếu kết quả > 0,5 thì nam giới cần phải chú ý hơn với lượng mỡ tổng thể nói chung và mỡ nội tạng nói riêng. Chỉ số khối cơ thể BMI: Đối với nam giới châu Á, bạn có thể sử dụng công thức tương tự để tính BMI. Giá trị được ước lượng như sau:
Sử dụng máy quét MRI hoặc chụp cắt lớp CT: Dùng máy quét MRI trong việc xác định chỉ số mỡ nội tạng chuẩn của nam giới và nữ giới là giống nhau.
Một số cách nhằm duy trì chỉ số mỡ nội tạng nói riêng và mỡ toàn cơ thể nói chung không vượt quá giới hạn bao gồm. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học bao gồm bổ sung protein, chất xơ, chất béo lành mạnh, hạn chế tinh bột, trái cây và rau quả... Cố gắng hạn chế chất béo chuyển hóa, đường tinh chế, natri và thực phẩm chế biến sẵn. Cụ thể hơn, bạn có thể xây dựng thực đơn nhằm duy trì chỉ số mỡ nội tạng như sau:
Loại bỏ những thói quen ăn uống xấu như:
Các thói quen tốt để duy trì chỉ số mỡ nội tạng:
Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất là cách lành mạnh nhất để đốt cháy chất béo. Một số ví dụ về hoạt động thể chất là đi bộ nhanh, nhảy dây, bơi lội, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, chạy xe đạp và leo núi... Ngoài ra, chơi các môn thể thao yêu thích như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… cũng giúp ích cho việt đốt cháy mỡ nội tạng trong cơ thể bạn. Một số hoạt động thể lực chuyên sâu hơn như
Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến bạn tăng mỡ bụng, do kích hoạt tuyến thượng thận sản xuất cortisol, làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tích trữ mỡ ở nội tạng cũng như ở dưới da. Tham gia các hoạt động ưa thích cùng với gia đình hoặc bạn bè, tập yoga, thiền định hay nói chuyện với các chuyên gia tâm lý là những cách nhằm cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn, giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Theo dõi thường xuyên quá trình giảm cân của bạn: Các phương pháp ở trên có thể giúp bạn giảm cân và giảm mỡ nội tạng hiệu quả. Hãy ghi lại nhật ký thực phẩm hoặc sử dụng ứng dụng theo dõi thực phẩm trực tuyến có thể giúp theo dõi lượng calo của bạn hằng ngày. Ngoài ra, việc ghi nhận lại các chỉ số cơ thể hay thời gian luyện tập thể thao cũng góp phần rất lớn trong liệu trình giảm cân của bạn.
Tóm lại, chỉ số mỡ nội tạng là 1 con số giúp ước lượng nguy cơ gây ra các tình trạng sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Chỉ số này có thể khác nhau ở nữ giới và nam giới. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, các thói quen lành mạnh cũng như tăng cường hoạt động thể chất là những cách căn bản giúp kiểm soát, duy trì và có thể làm giảm chỉ số mỡ nội tạng hiệu quả. Trong trường hợp đang có chỉ số mỡ nội tạng cao thì bạn cần thực phương pháp giảm cân khoa học và an toàn để ngăn ngừa các nguy cơ đối với sức khỏe. Hiện nay, truyền tiêu hao năng lượng là 1 giải pháp giảm cân đa trị liệu được nhiều người tin tưởng sử dụng. Phương pháp này không chỉ giúp bạn đào thải mỡ nội tạng, mỡ dưới da ở cấp độ tế bào mà còn quản trị cân nặng 1 cách hiệu quả. Bạn sẽ không cần phải ăn kiêng quá mức hay tập luyện quá khắt khe mà mọi quy trình đều có sự tư vấn và hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ. Sau 6 tuần truyền kết hợp với tập luyện và tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ, bạn sẽ đạt được mục tiêu đào thải mỡ, giảm cân an toàn và bền vững.
3066
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
3066
Bài viết hữu ích?