Mỡ nội tạng, hay “mỡ ẩn” là lớp mõ ẩn sâu bên trong bụng, bao quanh các cơ quan nội tạng như gan, ruột, … Loại mỡ này chiếm khoảng 10% tổng lượng chất béo được dự trữ bên trong cơ thể.
Hầu hết chất béo trong cơ thể được dự trữ dưới da và được gọi là chất béo dưới da, chúng có thể được nhìn thấy và cảm nhận được khi véo da. Ngược lại, mỡ nội tạng được ẩn trong cơ thể, làm cho bụng chúng ta nhô ra ngoài hoặc có hình dạng quả táo.
Mỡ nội tạng gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn, có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, tăng huyết áp, đột quỵ, một số loại ung thư, …
Mỡ nội tạng có thể được đo lường bằng các phương pháp sau:
Trước khi tìm hiểu các phương pháp giảm mỡ nội tạng thì cần hiểu rõ nó được hình thành như thế nào. Các nguyên nhân gây mỡ nội tạng nhiều đã được nghiên cứu là do:
Mỡ nội tạng là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, nó không chỉ chuyển hóa để tạo ra các chất có hại cho cơ thể mà còn liên quan đến đề kháng insulin và có thể dẫn đến đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và một số loại ung thư,… Vì vậy, làm thế nào để giảm mỡ nội tạng là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, để giảm mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, chúng ta nên ăn uống lành mạnh và có chế độ tập luyện phù hợp, bao gồm:
Để giảm mỡ nội tạng, các nhà chăm sóc sức khỏe khuyến cáo nên tiêu thụ nhiều chất xơ hơn. Chất xơ giúp thức ăn chậm lưu thông qua dạ dày, tạo cảm giác no lâu và hạn chế các cơn đói, do đó giúp chúng ta giảm lượng calo hấp thu từ những thực phẩm khác. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp ổn định đường máu. Theo các nghiên cứu, những người ăn đủ lượng chất xơ hằng ngày có lượng mỡ nội tạng thấp hơn so với nhóm ăn thiếu chất xơ trong khẩu phần.
Các thực phẩm giàu chất xơ là trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Quả mâm xôi dâu tây là những thực phẩm cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể. Chúng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, giúp chống viêm, làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
Cắt giảm lượng đường tiêu thụ đã được chứng minh là có hiệu quả để giảm mỡ nội tạng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo năng lượng từ đường chỉ nên chiếm dưới 10% tổng năng lượng nạp vào cơ thể hằng ngày.
Đường có mặt trong hầu hết thực phẩm và đồ uống hàng ngày, như bánh kẹo, kem, thực phẩm giàu carbs (mì ống, bánh mì, …), đồ uống có gas, soda, .. Vì vậy, để cắt giảm lượng đường, nên thay thế các loại thực phẩm này bằng nước lọc, các sản phẩm chứa tinh bột lành mạnh như sữa, trái cây, rau, …
Muốn giảm mỡ nội tạng, bạn hãy kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể. Nhiều chất béo, đặc biệt là acid béo chuyển hóa dễ dàng bị phá hủy khi nấu ở nhiệt độ cao và giải phóng các gốc tự do, đây là nguồn gốc của nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Đồng thời, chất béo là nguyên nhân làm dự trữ mỡ nội tạng.
Vì vậy, hãy cắt giảm các chất béo chuyển hóa và thay thế bằng chất béo lành mạnh như dầu hướng dương, dầu oliu, dầu hạt cải, cá hồi, các loại hạt, quả bơ.
Sử dụng protein có nguồn gốc thực vật phù hợp kết hợp với tập luyện giúp tăng sức mạnh cơ bắp, tăng chuyển hóa cơ bản và hữu ích cho việc giảm mỡ nội tạng.
Khi căng thẳng, cơ thể tăng sản xuất cortisol – hormone này sẽ chuyển chất béo đến lưu trữ tại phần giữa cơ thể và khiến mỡ tích tụ ở nội tạng. Vì vậy, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và giảm mỡ nội tạng. Chúng ta nên tham gia các hoạt động thư giãn như ngâm mình trong nước nóng, yoga, thiền, đi dạo, … để giảm căng thẳng sau một ngày lao động, học tập.
Giấc ngủ ngon và điều kiện quan trọng để có sức khỏe và tinh thần thoải mái. Theo các nghiên cứu, thiếu ngủ làm tăng tiết cortisol và làm tăng mỡ nội tạng. Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có xu hướng tích tụ nhiều chất béo ẩn hơn những người ngủ 7 tiếng.
Bên cạnh đó, thiếu ngủ sẽ làm tăng tiết hormone ghrelin làm tăng cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đường.
Hoạt động thể chất là điều không thể thiếu trong giảm mỡ nội tạng. Các bài tập tác động vào những nhóm cơ lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích, đốt cháy nhiều calo và chất béo, kiểm soát đường máu, tác động đến hormone điều chỉnh cân nặng. Do đó, bạn nên thực hiện các bài tập như squat, đạp xe, chạy bộ, … để giảm mỡ hiệu quả hơn.
Tập thể dục đều đặn cũng cải thiện độ nhạy của insulin và giảm phản ứng viêm, giảm cân và giảm mỡ nội tạng.
Để giảm mỡ nội tạng, chúng ta cần thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Điều này không những giúp giảm mỡ mà còn mang tới sức khỏe, sự dẻo dai, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ.
Trong trường hợp không biết phải bắt đầu quá trình giảm cân từ đâu hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn nên đến phòng khám để được bác sĩ chuyên gia thăm khám, đánh giá tình trạng mỡ cơ thể và từ đó tư vấn phương pháp đào thải mỡ, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
110
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
110
Bài viết hữu ích?