Zalo

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao ngày càng phổ biến và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,… Để ổn định mỡ máu, bác sĩ có thể khuyên người bệnh thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống. Nếu không hiệu quả, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giảm mỡ máu để điều trị. Tuy nhiên, thuốc giảm mỡ máu có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau nhức, mỏi cơ,…

1. Cơ chế tác dụng của thuốc giảm mỡ máu

Mỡ máu cao là bệnh lý xảy ra khi có sự rối loạn lipid máu, cụ thể là gia tăng chất béo xấu và giảm chất béo tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu, trong đó thừa cân béo phì và vòng eo lớn đã được chứng minh. Những người thừa cân béo phì có sự rối loạn trao đổi mỡ với sự gia tăng LDL-cholesterol và giảm HDL-cholesterol. Nam giới có chu vi vòng eo trên 102cm có nguy cơ cao bị tăng mỡ máu, con số này ở nữ giới là 89cm.

Mỡ máu cao cần được phát hiện và điều chỉnh sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên, xơ vữa động mạch, đột quỵ, … Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được tư vấn và hướng dẫn cách giảm mỡ máu bằng thay đổi lối sống và dinh dưỡng. Với những trường hợp nặng và có nguy cơ biến chứng thì sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc giảm mỡ máu. 

Hiện nay, thuốc giảm mỡ máu được chia thành các nhóm chính là:

  • Nhóm statin: Gồm các thuốc Atorvastatin, Fluvastatin, Lovastatin, Pitavastatin, Simvastatin, Rosuvastain, …
  • Nhóm fibrat: Gồm các thuốc Berafibrat, Ciprofibrat, Fenofibrat, …
  • Nhóm niacin: Gồm các thuốc thuộc vitamin nhóm B (vitamin B3, vitamin PP).
  • Nhóm renin: Gồm các thuốc Cholestyramin, Colestipol… 
  • Nhóm ức chế hấp thu cholesterol: thuốc Ezetimibe

Trong đó, nhóm statin được dùng phổ biến để làm giảm mỡ máu. Theo thống kê, khoảng 28% người trên 40 tuổi đang dùng thuốc giảm mỡ máu nhóm statin để điều trị.

Thuốc giảm mỡ máu có tác dụng đưa các chất béo trong máu (gồm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride) trở lại giới hạn bình thường và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ. 

thuốc giảm mỡ máu
Thuốc giảm mỡ máu có tác dụng làm giảm chất béo trong máu

Các thuốc giảm mỡ máu nhóm statin tác dụng bằng cách ức chế men khử HMG-CoA, dẫn đến không hình thành cholesterol ở gan, từ đó làm giảm cholesterol máu. Bên cạnh đó, thuốc nhóm statin còn làm tăng số lượng thụ thể LDL-cholesterol, tăng phân hủy LDL-Cholesterol; đồng thời làm tăng HDL-cholesterol.

Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài, người bệnh có thể phải trải qua những tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu với mức độ từ nhẹ đến nặng. Do đó, thuốc giảm mỡ máu được bác sĩ chỉ định rất thận trọng và phù hợp với từng bệnh nhân để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn.

2. Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Khi uống thuốc hạ mỡ máu thì nó sẽ có tác dụng ức chế hình thành mỡ. Mỡ máu giảm kéo theo mỡ ở các mô giảm theo nên người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu, … và những tác dụng không mong muốn khác tùy theo nhóm thuốc. 

Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu lên các hệ cơ quan:

  • Gan mật: Thuốc giảm mỡ máu có thể làm tăng men gan, hoại tử tế bào gan.
  • Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn, ...
  • Thần kinh: Thuốc giảm mỡ máu gây phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Da, cơ xương khớp: Thuốc giảm mỡ máu Atorvastatin có thể gây ra nhức mỏi khớp, đau cơ, yếu cơ, ngứa, mề đay.

Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu có thể được phân theo nhóm thuốc để người bệnh dễ dàng lưu ý:

  • Nhóm thuốc Statin: Thuốc statin khá an toàn trong hầu hết các trường hợp và không gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Tác dụng phụ đáng lưu ý của statin là tiêu cơ vân với triệu chứng đau nhức, yếu cơ thường gặp ở lưng, bắp chân; nước tiểu đậm màu, tổn thương gân, viêm gân. Một số tác dụng không mong muốn khác của thuốc giảm mỡ máu nhóm statin là tổn thương gan, các vấn đề đường ruột. Ngoài ra, một số khác nếu dùng chung với statin sẽ gây tương tác và làm tăng tác dụng không mong muốn là: Amiodarone, cyclosporine, clarithromycin, gemfibrozil, itraconazole, ritonavir, saquinavir, 
  • Nhóm Niacin: Tương tự như các thuốc giảm mỡ máu khác, niacin làm giảm LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol. Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu nhóm niacin là gây hại đến làn da làm da đỏ bừng, ngứa và đau đầu.
  • Nhóm chất ức chế PCSK9: Các thuốc giảm mỡ máu trong nhóm này được chỉ định chủ yếu ở người trưởng thành có nồng độ cholesterol cao do di truyền. Một số tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu nhóm này là phản ứng tại chỗ tiêm, đau cơ, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, cảm lạnh, các vấn đề về gan, …
  • Nhóm thuốc cô lập acid mật: Tác dụng không mong muốn của các thuốc trong nhóm này là táo bón, đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đau lưng, đau cơ, …
thuốc giảm mỡ máu
Thông báo với bác sĩ các thuốc đang dùng để tránh tương tác với thuốc giảm mỡ máu

3. Cách dùng thuốc giảm mỡ máu an toàn

Sau khi đã biết uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không, bạn cần biết phải làm thế nào để dùng thuốc giảm mỡ máu an toàn, cụ thể:

  • Thuốc giảm mỡ máu được chỉ định cho những trường hợp tăng mỡ máu nặng, đã có biến chứng như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, .. Thuốc sẽ có hiệu quả làm giảm triệu chứng, tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh phải chịu đựng những tác dụng không mong muốn.
  • Người bị rối loạn mỡ máu nhẹ, không có biến chứng tiểu đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, không hút thuốc lá chỉ sử dụng thuốc giảm mỡ máu statin khi đã thực hiện cách làm giảm mỡ máu bằng thay đổi lối sống và vận động nhưng không kiểm soát được mỡ máu hiệu quả.
  • Chống chỉ định của thuốc giảm mỡ máu là phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Khi dùng thuốc giảm mỡ máu chung với thuốc kháng đông cần theo dõi thời gian prothrombin vì có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết.
  • Vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc giảm mỡ máu nhóm statin là uống thuốc đúng thời điểm, vừa làm tăng tác dụng và làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Các thuốc statin tác dụng ngắn, thời gian bán huỷ là 6 giờ thường được dùng cho người bệnh có vấn đề tim mạch sẽ có hiệu quả làm giảm cholesterol nhiều nhất khi uống vào buổi tối. Vì thế, các thuốc này được uống trước khi đi ngủ để thuốc có nồng độ cao nhất trùng với thời điểm cơ thể tổng hợp cholesterol nội sinh mạnh nhất, từ đó làm thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Ngược lại, các statin có tác dụng dài với thời gian bán huỷ 19 giờ, có hiệu quả làm giảm mỡ máu tốt nhất khi uống vào buổi sáng hoặc tối. Thuốc giảm mỡ máu statin tác dụng dài thường được bác sĩ sử dụng cho những người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
  • Thuốc giảm mỡ máu nhóm fibrat nên dùng trong hoặc sau bữa ăn chính.
  • Thuốc giảm mỡ máu có thể làm rối loạn đường huyết vì thế những người bị viêm gan cấp không nên dùng chung thuốc giảm mỡ máu và Perhexiline vì có nguy cơ tử vong.
  • Để tránh tương tác thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả thuốc đang dùng.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu là nghiêm trọng, cần ngừng ngay thuốc và báo cáo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
  • Không ăn, uống bưởi khi đang dùng thuốc giảm mỡ máu nhóm statin vì có thể xảy ra tương tác thuốc.
  • Giữa các đợt điều trị statin, người bệnh nên được nghỉ ngơi để hồi phục sức khoẻ do tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia và đồ uống có cồn khi đang dùng thuốc giảm mỡ máu.
thuốc giảm mỡ máu
Người bệnh vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng khi dùng thuốc giảm mỡ máu 

Khi dùng thuốc giảm mỡ máu, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động theo khuyến cáo. Tập thể dục nhẹ nhàng, tăng dần cường độ tập luyện vừa giúp giảm cân và giảm mỡ máu. Ngoài ra, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật, cholesterol. Thay vào đó, nên sử dụng nhiều rau củ, trái cây, dầu oliu, các loại quả hạch, cá, đậu đỗ, … Đồng thời, thực hiện các biện pháp giảm cân, giảm mỡ để ngăn ngừa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra.

Hiện nay, nếu muốn giảm cân nhanh, hiệu quả và bền vững thì bạn có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là biện pháp giảm cân khoa học và đang được đánh giá rất cao. Bằng cách truyền các vi hoạt chất quan trọng vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, truyền tiêu hao năng lượng giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Cùng với chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để đốt cháy và đào thải mỡ, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả, bền vững.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu không?

Nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu không?

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

48

Bài viết hữu ích?