Zalo

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chỉ số mỡ máu hay lipid máu là chỉ số sức khỏe quan trọng nhằm đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hoá, tích tụ mỡ quá mức ở người thừa cân béo phì hoặc bệnh nhân tim mạch. Việc chỉ số mỡ máu quá cao có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não. Vậy chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

1. Chỉ số mỡ máu như thế nào là bình thường?

Trước khi đến với vấn đề mỡ máu bao nhiêu thì phải uống thuốc trước tiên cần biết các giá trị bình thường của mỡ máu. Khi nói đến chỉ số mỡ máu, thực tế ta đang nói tới rất nhiều thành phần khác nhau liên quan đến lipid máu, cụ thể như sau:

Cholesterol

  • Là thành phần quan trọng nhất trong mỡ máu, góp mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormon, giúp phát triển và hoạt động khỏe mạnh. 
  • Cholesterol chỉ trở nên có hại khi có sự rối loạn gây ra bệnh lý như xơ vữa động mạch. Cơ thể người cần duy trì cân bằng cả cholesterol tỷ trọng thấp và cholesterol tỷ trọng cao để đảm bảo sức khỏe. 
  • Cholesterol toàn phần bình thường: Dưới 200 mg/dL là chỉ số lý tưởng. 
  • HDL- Cholesterol: Trên 50 mg/dL (chỉ số bình thường).
  • LDL- Cholesterol: Dưới 130 mg/dL (chỉ số bình thường).

Triglycerides

  • Là chất béo trung tính, đóng vai trò như nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, khi triglycerid tăng cao sẽ gây xơ vữa mạch gặp ở người béo phì, đái tháo đường, nghiện rượu bia và thuốc lá.
  • Triglycerides: Dưới 160 mg/dL (chỉ số bình thường).
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

2. Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc là vấn đề chính được rất nhiều người bệnh có chỉ số lipid máu bất thường quan tâm. Nhìn chung, để đánh giá cụ thể xem tình trạng lâm sàng của người bệnh có cần phải uống thuốc hạ mỡ máu không thì cần đến bác sĩ chuyên khoa dựa trên các yếu tố nguy cơ như tuổi, giới tính, hút thuốc lá, huyết áp tâm thu và cholesterol toàn phần. Bên cạnh đó, nồng độ LDL- cholesterol sẽ là chỉ số mỡ máu chính để đánh giá về việc sử dụng thuốc của người bệnh:

  • Người bệnh có nguy cơ rất cao: Cần cân nhắc sử dụng thuốc ngay cả khi nồng độ LDL- Cholesterol < 70 mg/dL.
  • Người bệnh có nguy cơ cao: Cân nhắc dùng thuốc khi LDL- Cholesterol từ 100- 155 mg/dL.
  • Người bệnh có yếu tố nguy cơ thấp: Cân nhắc sử dụng thuốc khi LDL- Cholesterol > 155 mg/dL.

3. Cần phải làm gì để giảm mỡ máu bên cạnh việc sử dụng thuốc?

Mỡ máu cao chính là yếu tố nguy cơ cao cho các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành và tai biến mạch máu não. Nguyên nhân là do nồng độ LDL- cholesterol trong máu cao dẫn tới lắng đọng, tích tụ vào thành mạch từ đó dẫn tới mảng xơ vữa động mạch, cản trở lưu thông máu thậm chí là tắc hẹp hoàn toàn. 

Mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ 

Như vậy, việc kiểm soát mỡ máu là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến cố tim mạch. Cần phải biết rằng có tới 25% mỡ máu đến từ nguồn thức ăn, chủ yếu là thức ăn có nguồn gốc từ động vật vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc khi mỡ máu tăng cao thì thay đổi lối sống cũng là một biện pháp để kiểm soát tình trạng này. Những thay đổi về lối sống mà người bị tăng mỡ máu cần chú ý gồm có:

  • Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây mọng nước vì các thực phẩm này chứa nhiều vi chất và chất xơ tự nhiên giúp tiêu hoá thuận lợi. Ngoài ra còn có một số thực phẩm giúp giảm cholesterol tự nhiên như: Gừng, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, tỏi và thực phẩm chế biến từ đậu.
  • Bổ sung thịt trắng thay vì ăn thịt đỏ như ăn cá thay vì thịt động vật, sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật để nấu ăn.
  • Hạn chế ăn đồ chiên xào, nội tạng động vật (óc, tim, gan), gạch cua, các loại thịt đỏ chứa nhiều chất béo, không ăn da gà, vịt, ngan. Không nên ăn nhiều đồ ngọt như mứt, kẹo, nước ngọt, kem,… Không uống quá nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao và khám sức khỏe định kỳ để đánh giá đáp ứng điều trị của mỡ máu.

Trong quá trình dùng thuốc giảm mỡ máu, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động theo khuyến cáo. Tập thể dục nhẹ nhàng, tăng dần cường độ tập luyện vừa giúp giảm cân và giảm mỡ máu. Đồng thời, thực hiện các biện pháp giảm cân, giảm mỡ để ngăn ngừa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra. Hiện nay, nếu muốn giảm cân nhanh, hiệu quả và bền vững thì bạn có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là biện pháp giảm cân khoa học và đang được đánh giá rất cao. Bằng cách truyền các vi hoạt chất quan trọng vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, truyền tiêu hao năng lượng giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Cùng với chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để đốt cháy và đào thải mỡ, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả, bền vững.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu không?

Nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu không?

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

113

Bài viết hữu ích?