Zalo

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe với rất nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh lý tim mạch, béo phì và đái tháo đường. Do đó, điều trị hạ mỡ máu đúng và kịp thời là vô cùng cần thiết. Vậy quá trình điều trị và uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng và cần lưu ý những vấn đề nào?

1. Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì dừng hay phải dùng mãi?

Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu là vấn đề được bệnh nhân đặc biệt quan tâm khi bắt đầu điều trị. Khi mỡ máu cao, cholesterol dư thừa sẽ bám lại trên thành động mạch, khiến lòng mạch hẹp đi và đưa đến hiện tượng gọi là xơ vữa động mạch. Sự hình thành các mảng xơ vữa sẽ kéo theo nhiều bệnh lý biến chứng như bệnh mạch vành (gây thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim) và bệnh mạch máu não (như nhồi máu não hoặc xuất huyết não). Về cơ bản, mỡ máu cao hay tăng lipid máu được phân thành 2 thể:

  • Tăng lipid máu tiên phát: Thể bệnh này liên quan đến yếu tố di truyền, nghĩa là người bệnh bẩm sinh đã có khiếm khuyết trong gen và đưa đến mỡ máu cao;
  • Tăng lipid máu thứ phát: Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thứ phát sau một số bệnh lý (như đái tháo đường kiểm soát kém, suy giáp, suy thận), tác dụng phụ của thuốc (lợi tiểu thiazid, glucocorticoid, chẹn beta và isotretinoin…).

Hình: Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu là thắc mắc của nhiều người 

Để chẩn đoán mỡ máu cao, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu định lượng 4 thành phần, bao gồm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt). Nếu kết quả nhận được thấp hơn chỉ số bình thường (hay chỉ số đích khi đã điều trị) đối với 3 thành phần là Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL và cao hơn đối với HDL thì chẩn đoán không bị chứng mỡ máu cao hoặc bệnh nhân đáp ứng tốt với phác đồ điều trị tăng lipid máu. Nếu kết quả nằm trong khoảng giới hạn thì cần cảnh giác và khi cao hơn mức báo động (riêng HDL thấp hơn) thì chẩn đoán xác định bị tăng lipid máu và cần phải điều trị.

Chỉ định điều trị mỡ máu cao bằng các thuốc hạ mỡ máu hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ xem kết quả xét nghiệm và lưu ý đến sự cân bằng của 2 chỉ số quan trọng là HDL (thành phần bảo vệ mạch máu) và LDL (thành phần gây hại). Nếu LDL cao và HDL thấp, việc điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu là không thể chậm trễ. Quá trình dùng thuốc hạ mỡ máu cũng phải lưu ý đến một số yếu tố liên quan như tuổi, bệnh tim mạch đồng mắc, tiền căn tăng huyết áp và đái tháo đường

Hiện nay, có 4 nhóm thuốc hạ mỡ máu phổ biến, trong đó hay được chỉ định nhất là nhóm Statin (tác dụng chủ yếu lạ giảm LDL và tăng HDL) và nhóm Fibrate (tác dụng chủ yếu là hạ Triglyceride). Mỗi nhóm thuốc sẽ tác động khác nhau đến quá trình vận chuyển và chuyển hóa lipid trong cơ thể, tùy thuộc từng bệnh cảnh và điều kiện cụ thể mà bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp. Một vấn đề được đặt ra là các thuốc hạ mỡ máu có tác dụng bao lâu, theo đó đa số thuốc hạ mỡ máu đều có tác dụng kéo dài, đồng nghĩa mỗi ngày chỉ uống 1 lần với liều lượng phù hợp. Đặc biệt, ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân mỡ máu cao cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực thích hợp để hiệu quả đạt được như mong muốn.

Trở lại với vấn đề chính thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu thì dừng hay phải dùng mãi. Trước hết, bệnh nhân mỡ máu cao cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng nghĩa thời gian dùng thuốc sẽ theo kết quả thăm khám và theo dõi của bác sĩ. Thông thường, các loại thuốc hạ mỡ máu hiện tại, chủ yếu là statin, cần sử dụng kéo dài (thậm chí là suốt đời) nếu không có chống chỉ định hoặc bệnh nhân dung nạp tốt không xảy ra tác dụng phụ. Nguyên nhân là do các thuốc hạ mỡ máu ngoài việc giảm lipid máu còn có những vai trò khác, đặc biệt trong bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não.

Uống thuốc mỡ máu thường cần sử dụng kéo dài 

2. Những lưu ý khi uống thuốc mỡ máu

Theo bác sĩ, những trường hợp tăng mỡ máu mức độ nhẹ và không mắc kèm các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh mạch vành hay tăng huyết áp… thì việc uống thuốc mỡ máu là chưa cần thiết, thay vào đó chỉ cần theo dõi định kỳ kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng bằng cách:

  • Thay đổi chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Tăng cường vận động thể lực;
  • Loại bỏ các thói quen xấu gây hại cho sức khỏe như hút thuốc lá hay uống rượu bia…

Sau khi đã thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động thể lực nghiêm ngặt trong một thời gian nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu vẫn cao và không đạt mục tiêu thì bác sĩ sẽ yêu cầu uống thuốc mỡ máu với loại thuốc và liều lượng phù hợp.

Uống thuốc mỡ máu có nguy cơ gây tác dụng phụ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị

Lưu ý về cách sử dụng các loại thuốc hạ mỡ máu như sau:

  • Nhóm fibrate: Uống trong hoặc sau bữa ăn chính;
  • Nhóm statin: Uống vào thời điểm trước hoặc sau bữa ăn tối.

Một số lưu ý khác để quá trình uống thuốc mỡ máu đảm bảo an toàn:

  • Trong thời gian điều trị bằng các thuốc hạ mỡ máu, bệnh nhân vẫn phải duy trì nghiêm túc chế độ ăn kiêng và vận động hàng ngày theo khuyến cáo;
  • Hạn chế tiêu thụ mỡ động vật và thực phẩm chứa nhiều cholesterol, thay vào đó tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, dầu olive, ngũ cốc nguyên cám, quả hạch, các loại đậu và các loại cá…;
  • Không ăn bưởi khi đang uống thuốc mỡ máu nhóm statin, vì nước bưởi chứa chất có thể liên kết với enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa;
  • Các loại thuốc như kháng sinh Clarithromycin, Amiodarone, Cyclosporine, kháng nấm Itraconazole, Gemfibrozil, kháng virus Saquinavir hay Ritonavir… có thể tương tác với nhóm statin, dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn;
  • Khi đang uống thuốc mỡ máu, bệnh nhân có thể xuất hiện các tác dụng phụ như đau mỏi cơ bắp, yếu cơ (do tiêu cơ vân, đặc biệt ở người chơi thể thao dễ gặp tác dụng này), sưng, nóng, đỏ, đau kèm co cứng gân, đặc biệt ở gân gót (do tác dụng phụ tổn thương gân). Khi đó, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc hạ mỡ máu và đến bác sĩ ngay lập tức;
  • Do hầu hết các thuốc giảm mỡ máu đều có nguy cơ gây tác dụng phụ nên người bệnh mới phát hiện mỡ máu cao không tự ý mua thuốc về điều trị;
  • Chỉ nên uống thuốc mỡ máu sau khi được bác sĩ thăm khám, có kết quả xét nghiệm và đã chẩn đoán xác định;
  • Nếu xuất hiện biểu hiện bất thường trong quá trình uống thuốc mỡ máu, người bệnh cần tái khám với bác sĩ điều trị. Và chỉ được ngừng thuốc khi được bác sĩ cho phép.

Song song với quá trình dùng thuốc giảm mỡ máu, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động theo khuyến cáo. Đồng thời, thực hiện các biện pháp giảm cân, giảm mỡ để ngăn ngừa các biến chứng do mỡ máu cao gây ra. Hiện nay, nếu muốn giảm cân nhanh, hiệu quả và bền vững thì bạn có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là biện pháp giảm cân khoa học và đang được đánh giá rất cao. Bằng cách truyền các vi hoạt chất quan trọng vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, truyền tiêu hao năng lượng giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Cùng với chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để đốt cháy và đào thải mỡ, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả, bền vững.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu không?

Nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu không?

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

88

Bài viết hữu ích?