Zalo

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh nhân mỡ máu cao luôn được khuyến cáo cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Do đó, nhiều người có sở thích thưởng thức cà phê không khỏi băn khoăn liệu uống cà phê có giảm mỡ máu không?

1. Uống cà phê có giảm mỡ máu không? Vì sao?

Trước khi đi tìm đáp án cho thắc mắc mỡ máu cao có uống cafe được không, chúng ta cần biết việc uống cà phê có ảnh hưởng đến mỡ máu hay không. Một số nghiên cứu với quy mô lớn và kéo dài tiết lộ rằng, hoạt chất caffeine trong cà phê có tác động tích cực đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Một nghiên cứu theo dõi thói quen sử dụng cà phê của hơn ½ triệu người trên khắp châu Âu trong thời gian lên đến 16 năm phát hiện rằng, những người tiêu thụ cà phê như thói quen có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã xem xét mối liên quan giữa sử dụng cà phê với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tuyến, bệnh Parkinson hay Alzheimer… Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cơ chế chính xác của những tác động mà caffeine đến sức khỏe. 

Uống cà phê có giảm mỡ máu không?

Một nghiên cứu mới tại Đại học McMaster về lý do vì sao caffeine có thể có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng việc tiêu thụ caffeine thường xuyên liên quan đến nồng độ thấp hơn của một loại protein gọi là PCSK9. Hiện tượng này kích thích gan phân hủy LDL-cholesterol nhiều hơn, qua đó giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch và dẫn đến bệnh tim mạch. Ngoài ra, Caffeine và các dẫn xuất không chỉ tác động trực tiếp trên protein PCSK9 mà còn có khả năng ức chế kích hoạt một protein khác có tên là SREBP-2, qua đó càng làm giảm nồng độ PCSK9 trong máu nhiều hơn.

Tác giả của nghiên cứu cho biết những phát hiện này sẽ cung cấp cơ chế mà caffeine và các dẫn xuất của nó ảnh hưởng làm giảm nồng độ PCSK9. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra dẫn xuất caffeine mới với mục đích làm tăng tác dụng giảm nồng độ PCSK9 máu và hy vọng sẽ phát triển chúng thành 1 phương pháp điều trị mới giúp làm giảm cholesterol máu.

2. Dùng cafe an toàn cho người béo có mỡ máu cao

Vấn đề máu nhiễm mỡ có uống cà phê được không cơ bản đã được giải quyết. Vấn đề đặt ra tiếp theo là người béo phì, mỡ máu cao nên uống cà phê như thế nào. Những bệnh nhân uống cà phê cùng với kem hoặc đường có thể sẽ loại bỏ bất kỳ tác dụng tích cực nào của caffeine đối với sức khỏe, đồng thời quá nhiều caffeine cũng có thể là 1 điều xấu và thậm chí gây hại.

Cà phê đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe vì thành phần giàu các chất chống oxy hóa nên rất có lợi cho não và mang lại năng lượng tràn đầy vào buổi sáng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới cho thấy uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài tuy giảm được mỡ máu nhưng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Công bố của nhóm các nhà khoa học Anh trên Tạp chí Clinical Nutrition, khi nghiên cứu trên một dữ liệu gần 370.000 người Anh từ độ tuổi 37-73 tuổi có thói quen uống cà phê hàng ngày. Nghiên cứu phát hiện rằng thói quen uống 6 ly cà phê trở lên mỗi ngày có thể làm tăng lượng mỡ trong máu và qua đó tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Theo các nhà nghiên cứu, hạt cà phê có chứa thành phần Cafestol, dưới tác động của nước nóng sẽ chuyển hóa thành một hợp chất có khả năng làm tăng quá trình tổng hợp các loại cholesterol trong cơ thể.

Vấn đề mỡ máu có nên uống cà phê còn phụ nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất vẫn là nồng độ của cafestol. Tuy nhiên có một tin tốt rằng các cafestol chỉ phát tán mạnh nhất ở cà phê khi được đun sôi không qua màng lọc. Nếu một người chọn uống cà phê pha phin hoặc cà phê hòa tan có thể tránh được tác dụng bất lợi của cafestol. Các nhà khoa học cho rằng, thay vì uống quá nhiều thì thói quen uống cà phê vừa phải và điều độ vẫn rất tốt. Nhìn chung, để bảo vệ trái tim, bệnh nhân vẫn phải xét nghiệm kiểm tra định kỳ nồng độ cholesterol, và lưu ý những thành phần pha chế cà phê, trong đó nên hạn chế kem béo hay đường.

Theo nghiên cứu, ngoài cafestol cà phê còn chứa kahweol. Cả 2 chất này đều có tác dụng làm giảm acid mật và sterol trung tính, từ đó làm tăng nồng độ cholesterol và gây bệnh mỡ máu cao. Mỗi 4mg cafestol có khả năng làm tăng 1% lượng cholesterol trong máu.

Uống cà phê có giảm mỡ máu không còn tùy thuộc vào liều lượng bạn sử dụng 

Vậy câu hỏi uống cafe có làm tăng cholesterol không thì câu trả lời là có thể, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hàm lượng hay cách pha cà phê. Mặt khác, cà phê được chứng minh mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, tăng độ tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa Parkinson… Do đó, những bệnh nhân có tình trạng mỡ máu cao vẫn có thể sử dụng cà phê nếu uống đúng cách.

Như đã đề cập, việc uống cà phê có khả năng làm tăng lượng cholesterol. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể dùng nếu tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Tốt nhất là không uống quá 1 ly cà phê nhỏ mỗi ngày, nếu không thể thì khoảng cách giữa 2 lần uống cần ít nhất 6 tiếng nhằm giúp cơ thể đào thải chất gây hại;
  • Chúng ta có thể giảm lượng cafestol trong cà phê bằng cách sử dụng các loại cà phê túi lọc hoặc cà phê hòa tan. Một trong các tác hại của cafe pha phin đối với bệnh nhân bị mỡ máu cao là do nó giữ nguyên thành phần cafestol;
  • Không thêm quá nhiều đường hoặc thêm một lượng lớn kem béo vào ly cà phê. Nếu muốn tăng độ ngọt và cải thiện hương vị, chúng ta có thể hòa thêm một ít sữa tách kem.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống cà phê có giảm mỡ máu không? Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa những biến chứng do mỡ máu cao ở người thừa cân béo phì thì bắt buộc phải có biện pháp giảm cân hiệu quả. Với những người bận rộn, không có thời gian thì có thể sử dụng phương pháp truyền tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả giảm cân nhanh và bền vững. Đây là phương pháp giảm cân cấp độ tế bào, thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vitamin và khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thành năng lượng. Trước khi thực hiện truyền, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng ngộ độc mỡ, tầm soát bệnh nền. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình truyền, chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để hỗ trợ quá trình đốt cháy, đào thải mỡ ra khỏi cơ thể. Với truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ đạt được hiệu quả giảm cân nhanh mà không gây mệt mỏi cho cơ thể. Tỷ lệ tái béo của phương pháp này rất thấp.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

427

Bài viết hữu ích?