Zalo

Người bị mỡ máu cao có uống cafe được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao là bệnh lý phổ biến hiện nay với rất nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau. Do thói quen uống cafe buổi sáng của người Việt nên có những thông tin cho rằng, uống cafe ảnh hưởng đến cholesterol máu. Vậy người bệnh mỡ máu cao có uống cafe được không?

1. Tác động của cafe đối với cơ thể

Cafe là thức uống ưa thích và cực kỳ phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết những ưu nhược điểm của thức uống phổ thông này. Theo các nghiên cứu, cafe có thể mang lại một số lợi ích cho người dùng như sau:

  • Hỗ trợ giảm mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần;
  • Tăng cường sinh lực;
  • Ngăn ngừa bệnh Parkinson;
  • Cafe được chứng minh mang lại lợi ích cho người mắc chứng mất trí nhớ.

Mặc dù mang lại một số lợi ích nhưng cafe chỉ thực sự an toàn cho hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Việc lạm dụng quá nhiều cafe, cụ thể là hơn 6 cốc mỗi ngày, không chỉ tạo ra những tác động không tốt đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ nghiện Caffeine. Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng cafe có thể kể đến như gây mất ngủ, tâm lý căng thẳng, bồn chồn, đôi khi gây đau bụng, buồn nôn, tăng nhịp tim và thở nhanh… Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến ​​cho rằng việc tiêu thụ cafe còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mỡ máu cao. Vậy thực sự người mỡ máu cao có nên uống cafe hay không? Một số thông tin cho rằng Caffeine giúp gan phân hủy cholesterol xấu, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cơ chế chính xác của tác động này. Do đó, một số nghiên cứu mới thực hiện tại Đại học McMaster đã tiến hành tìm hiểu lý do vì sao Caffeine có thể mang lại lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. Nhóm nghiên cứu phát hiện việc tiêu thụ cafe (cụ thể là Caffeine) thường xuyên có mối liên quan đến nồng độ thấp hơn của một loại protein trong máu, gọi là PCSK9. Chính nồng độ PCSK9 trong máu ở mức thấp hơn so với bình thường đã làm tăng khả năng phân hủy LDL-Cholesterol tại gan. Chính LDL-Cholesterol, hay còn được gọi là cholesterol "xấu", là tác nhân gây xơ vữa và tắc nghẽn động mạch, từ đó dẫn đến một loạt bệnh lý tim mạch khác nhau. Các nhà nghiên cứu còn cho biết, Caffeine trong cafe và các dẫn xuất của nó không chỉ hoạt động trực tiếp trên protein PCSK9 mà còn ức chế phản ứng kích hoạt của một loại protein khác có tên là SREBP 2, qua đó tác động đồng thời làm giảm nồng độ PCSK9 máu nhiều hơn. Theo các nhà nghiên cứu, tác động này của caffeine sẽ liên quan đến một loạt các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường và gan nhiễm mỡ, do đó mang lại rất nhiều ý nghĩa điều trị trong tương lai. Các nhà nghiên cứu đã đồng thời tạo ra các dẫn xuất caffeine mới để kiểm soát nồng độ PCSK9 trong máu và hy vọng sẽ phát triển thành một phương pháp mới trong điều trị mỡ máu cao. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh không vì tác động này mà chúng ta lạm dụng cafe, đặc biệt là khi uống cafe với kem hoặc đường, có thể loại bỏ hết những tác động tích cực của caffeine đối với sức khỏe.

Nhiều người thắc mắc mỡ máu cao có uống cafe được không?
Nhiều người thắc mắc mỡ máu cao có uống cafe được không?

2. Mỡ máu cao có uống cà phê được không?

Mỡ máu cao có uống cafe được không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân, đặc biệt khi biết được mối liên hệ hệ giữa caffeine và LDL-cholesterol đã đề cập ở trên. Thực tế cho thấy mặc dù cafe không chứa cholesterol nhưng lại có khả năng kích thích tăng sản xuất cholesterol trong cơ thể. Theo nghiên cứu, ngoài Caffeine thì trong cafe còn chứa Cafestol và Kahweol. Hai chất này được cho là có khả năng làm giảm acid mật và sterol trung tính, qua đó làm tăng nồng độ cholesterol, đặc biệt là Cafestol. Vậy Cafestol là gì? Hợp chất này được xem là hợp chất cholesterol hiệu quả nhất trong chế độ ăn uống. Dưới tác động của nước nóng, Cafestol biến thành chất làm tăng tổng hợp cholesterol trong cơ thể. Mỗi 4mg cafestol có thể làm tăng 1% nồng độ cholesterol máu. Mặt khác, các chuyên gia cho biết cafe làm tăng cholesterol mức độ nào còn phụ thuộc vào thành phần của từng loại cafe và cả cách pha chế cafe. Do đó, tổng hợp các yếu tố đã đề cập thì các bác sĩ vẫn cho phép bệnh nhân mỡ máu cao sử dụng cafe với điều kiện uống đúng cách.

Người bệnh mỡ máu cao có uống cafe được không còn tùy thuộc vào loại cafe
Người bệnh mỡ máu cao có uống cafe được không còn tùy thuộc vào loại cafe

3. Cách uống cafe dành cho người mỡ máu cao

Như đã đề cập, thói quen tiêu thụ cafe có thể làm tăng cholesterol máu, tuy nhiên người bệnh mỡ máu cao vẫn có thể sử dụng nếu tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không uống nhiều hơn 1 ly cafe nhỏ mỗi ngày, nếu không thể thì cần phải uống cách nhau ít nhất 6 giờ giữa 2 lần. Khoảng thời gian này giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra ngoài;
  • Giảm lượng Cafestol bằng cách sử dụng cafe phin hoặc cafe hòa tan, vì lượng Cafestol phân tán nhiều nhất trong cafe. Một nghiên cứu trên 362.571 người trong độ tuổi từ 37 đến 73 cho thấy uống 6 tách cafe không pha phin mỗi ngày sẽ làm tăng nồng độ LDL-cholesterol máu;
  • Không thêm nhiều đường hoặc kem vào cafe, nếu muốn tăng thêm vị ngọt và hương vị người mỡ máu cao có thể hoa trộn sữa tách kem vào cafe để sử dụng. Điều này giải đáp thắc mắc bệnh nhân mỡ máu cao có uống cafe sữa được không.

4. Một số lưu ý khi người mỡ máu cao uống cafe

Những thông tin hiện tại vẫn cho phép người mỡ máu cao uống cafe với điều kiện uống đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp mỡ máu cao kèm theo những vấn đề sau đây được khuyến cáo là không uống cafe, bất kể số lượng và cách thức như thế nào:

  • Những trường hợp có cơ địa đặc biệt nhạy cảm với Caffeine;
  • Bệnh nhân mỡ máu cao kèm theo tăng huyết áp, bệnh lý thận, rối loạn nhịp tim hoặc mắc phải chứng mất ngủ. Đồng thời, cafe có thể kích thích niêm mạc đường ruột và gây giãn cơ vòng thực quản dưới nên những người mỡ máu cao kèm theo theo các bệnh tiêu hóa cũng không nên dùng;
  • Bệnh nhân mỡ máu cao đang dùng một số loại thuốc như kháng sinh nhóm Quinolon, thuốc điều trị hen phế quản, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống đông máu. Nguyên nhân là do thành phần caffeine trong cafe có thể làm thay đổi dược động học của các loại thuốc trên, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ.

Ngoài ra, người bệnh mỡ máu cao khi sử dụng cafe cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện khoa học, bên cạnh đó phải thường xuyên xét nghiệm máu nhằm theo dõi các chỉ số mỡ máu và điều chỉnh kịp thời khi xuất hiện bất thường. Từ lâu xét nghiệm máu đã là 1 phần quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi 1 tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, giúp bạn có thể chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với những người có vấn đề về cân nặng, chuyển hóa,... gây ra. Quá trình xét nghiệm máu diễn ra khá đơn giản, tuy nhiên lại cung cấp nhiều thông tin phản ánh chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại. Căn cứ vào tình trạng này bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Việc được thăm khám và can thiệp sớm sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ đối diện với nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, trong đó điển hình nhất là bệnh xơ vữa động mạch. Theo khuyến cáo thì mỗi năm người bị mỡ máu cao nên thực hiện xét nghiệm máu 2 lần/ năm. Đối với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, hoặc thừa cân thì số lần kiểm tra nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi làm xét nghiệm máu, người bệnh nên chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Có nên điều trị mỡ máu cao bằng đông y?

Có nên điều trị mỡ máu cao bằng đông y?

Vì sao mỡ máu cao có nguy cơ gây đột quỵ?

Vì sao mỡ máu cao có nguy cơ gây đột quỵ?

Vì sao tăng mỡ máu gây viêm tụy cấp?

Vì sao tăng mỡ máu gây viêm tụy cấp?

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

105

Bài viết hữu ích?