Mỡ máu cao, còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ hay rối loạn chuyển hóa lipid máu, đây là căn bệnh rất thường gặp trong đời sống hiện nay. Bình thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, chúng được đánh giá thông qua các chỉ số xét nghiệm như triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL và HDL… Ở những bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu cao, các chỉ số này sẽ tăng cao hơn mức cho phép trong máu, trong đó chỉ số cholesterol máu tăng chính là đặc trưng của tình trạng mỡ máu cao.
Theo các chuyên gia, mỡ máu cao xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Có thể thấy, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao và điều này giúp giải thích vì sao béo thường có mỡ máu cao.
Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò quan trọng, nếu tiêu thụ với lượng vừa phải và lựa chọn chất béo có lợi cho sức khỏe thì sẽ tốt và ngược lại lượng chất béo tiêu thụ càng cao thì tỷ lệ tử vong do biến chứng của máu nhiễm mỡ sẽ càng cao.
Đối với người Việt Nam, chất béo chỉ nên chiếm 18-20% tổng năng lượng nạp vào mỗi ngày. Ở người trưởng thành, với khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì lượng chất béo nguồn gốc thực vật nên chiếm ⅔ (tương ứng 20g). Đối với bệnh nhân mỡ máu cao, lượng chất béo nên ăn chỉ chiếm khoảng 15% năng lượng khẩu phần ăn, tuy nhiên quan trọng vẫn là ưu tiên nhóm chất béo có lợi cho sức khỏe.
Cụ thể đó là những acid béo không no có cấu tạo một nối đôi như acid oleic với khả năng hỗ trợ giảm cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu) và hạn chế tình trạng giảm HDL (cholesterol tốt). Loại acid béo này có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu hạt cải và dầu đậu nành… hoặc các acid béo omega 3 có trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích… và các loại hạt như điều, lanh, macca…
Khi chế biến thức ăn, người béo phì mỡ máu cao nên ưu tiên sử dụng các loại dầu ăn trên để chế biến các món ăn như trộn salad, cho vào món hấp hoặc xào ngay trước khi tắt bếp thì mới giữ được cấu trúc hóa học và tác dụng của các acid béo không no.
Đồng thời, người bệnh mỡ máu cao béo phì nên hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật và phủ tạng như óc, tim, gan… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bệnh nhân mỡ máu cao không nên tiêu thụ nhiều các món chế biến bằng cách xào, chiên, nướng, thay vào đó nên ưu tiên luộc hoặc hấp nhằm mục đích vừa hạn chế mất các chất dinh dưỡng vừa không làm biến đổi thực phẩm thành các chất có thể gây tác hại cho sức khỏe.
Một số thực phẩm được đánh giá là tốt cho người béo phì mỡ máu cao:
Béo phì không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì thế, duy trì một mức cân nặng ổn định, chỉ số mỡ máu tốt là tiền đề bảo vệ sức khỏe ổn định
Nếu bạn là người bị thừa cân béo phì đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn, có thể lựa chọn phương pháp truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp này chú trọng nhiều đến việc đưa vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin, khoáng chất (Vitamin B-complex, Vitamin C, Vàng Selen…) để loại bỏ mỡ thừa giúp chuyển hóa thành các năng lượng hoạt động hàng ngày để tiêu hao. Khi cơ thể giảm cân, loại bỏ được mỡ thừa sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đến từ việc thừa cân gây ra, trong đó điển hình nhất là mỡ máu cao và tim mạch, cao huyết áp…
Mọi quy trình giảm cân với truyền tiêu hao năng lượng đều được giám sát bởi các bác sĩ có chuyên môn, vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả cũng như độ an toàn.
40
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
40
Bài viết hữu ích?