Zalo

Các tác hại của thừa cân tới sức khỏe của bạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân béo phì ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Thậm chí, ở những người trẻ hiện nay thì tỷ lệ này đang có xu hướng tăng đều trong những năm qua. Ngoài những cản trở về mặt ngoại hình, tác hại của thừa cân còn ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Thừa cân có tác hại gì đến ngoại hình?

Có thể thấy, béo phì ngày càng khá phổ biến ở các nước đang phát triển và phát triển. Người thừa cân béo phì bị mất cân đối ngoại hình, các lớp mỡ dày tích trữ làm cho vận động của cơ thể trở nên chậm chạp, làm việc kém hiệu quả hơn người có thể trạng bình thường.  Chưa kể, những người có thân hình và cân nặng quá khổ có thể bị tự ti, mặc cảm với môi trường xung quanh, giao tiếp khó khăn, ngại xuất hiện trước đám đông và dễ rơi vào tình trạng căng thẳng. 

2. Tác hại của thừa cân đến sức khỏe

Một số tác hại của thừa cân béo phì khác chính là:

2.1. Gây ra bệnh tiểu đường

Một trong số các bệnh điển hình mà người bị thừa cân có thể mắc phải đó chính là tiểu đường. Nguyên nhân là do thừa cân béo phì gây rối loạn chuyển hóa, lâu dần sẽ khiến người bệnh mắc phải tiểu đường.

Một trong những tác hại của việc thừa cân đó là gây ra bệnh tiểu đường
Một trong những tác hại của việc thừa cân đó là gây ra bệnh tiểu đường

2.2. Thừa cân gây ra cao huyết áp, bệnh tim mạch

Người thừa cân béo phì thường có lượng mỡ nội tạng cao và hàm lượng cholesterol trong máu luôn ở chỉ số báo động. Tác hại của thừa cân đó chính là khiến các phân tử cholesterol bám vào trong thành mạch gây ra tắc nghẽn, xơ vữa động mạch. Đây cũng là 1 trong các nguyên nhân gây ra cao huyết áp và tim mạch ở người trung niên bị béo phì, thừa cân.

2.3. Tác hại của thừa cân trên xương khớp

Thừa cân khiến trọng lượng của cơ thể tạo áp lực lên hệ khung xương nâng đỡ nhiều hơn. Khi hệ xương khớp hoạt động quá tải trong một thời gian thì người bệnh rất có thể mắc phải các bệnh như thoái hóa khớp và loãng xương. Tác hại của việc thừa cân lên hệ xương khớp là khiến vận động khó khăn và chậm chạp hơn.

2.4. Tác hại của thừa cân trên trên hệ hô hấp

Có thể dễ dàng nhận thấy người thừa cân béo phì thường có số đo vòng bụng to và lượng mỡ tích trữ tập trung ở bụng nhiều. Lớp mỡ dày có thể đè lên các cơ quan hô hấp như cơ hoành. Điều này gây cản trở với hoạt động hô hấp của người bệnh. Đó cũng chính là lý do vì sao người thừa cân béo phì thường có hơi thở nông và thở gấp hơn người không thừa cân, thậm chí là dễ ngáy và ngưng thở khi ngủ. 

2.5. Thừa cân béo phì tác hại lên hệ thống tiêu hóa

Một trong các tác hại của việc thừa cân là khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Người bệnh dễ mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ, xơ gan hay các bệnh lý liên quan đến túi mật. 

Tác hại của thừa cân là khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng
Tác hại của thừa cân là khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng

2.6. Thừa cân béo phì tác hại đến hệ sinh lý

Nhiều người thường tỏ ra băn khoăn không biết “thừa cân có tác hại gì đến sinh lý nam và nữ?”. Trên thực tế, những đàn ông bị thừa cân béo phì thường giảm ham muốn tình dục và dễ mắc chứng xuất tinh sớm hơn những người có thân hình bình thường và không bị thừa cân. Đối với nữ giới, thừa cân béo phì tác hại nhiều lên hệ sinh dục và khả năng quan hệ tình dục. Một số trường hợp nữ giới thừa cân bị suy giảm chức năng buồng trứng, giảm ham muốn hay rối loạn kinh nguyệt và dễ nhiễm trùng âm đạo.

3. Thừa cân có nguy hiểm không?

Có thể thấy rằng, thừa cân thực sự nguy hiểm, nó không chỉ ảnh hưởng ngoại hình mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, nếu đang trong tình trạng thừa cân thì bạn nên áp dụng các phương pháp giảm cân khoa học, kết hợp tập luyện thể thao và ăn uống hợp lý. Trong trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì hãy thử tìm hiểu về phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay là truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp có thể giúp tiêu hao mỡ ở cấp độ tế bào, giúp bạn đào thải mỡ hiệu quả mà không cần ăn kiêng khắt khe hay tập luyện quá vất vả. Chỉ sau 6 tuần áp dụng liệu trình truyền các vitamin và khoáng chất, cùng với chế độ dinh dưỡng được bác sĩ tư vấn dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn sẽ đạt được hiệu quả giảm cân giảm cân như mong muốn mà không hề mất sức hay mệt mỏi. Phương pháp này an toàn ở chỗ là trong suốt quá trình giảm cân, bạn sẽ có các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa đồng hành, trước khi thực hiện truyền sẽ được thăm khám và đánh giá tình trạng ngộ độc mỡ của cơ thể. Hiện nay, truyền tiêu hao năng lượng được nhiều người tin tưởng lựa chọn và đánh giá rất cao.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các đồ ăn ít calo nhiều dinh dưỡng mẹ sau sinh nên quan tâm nếu muốn giảm cân

Các đồ ăn ít calo nhiều dinh dưỡng mẹ sau sinh nên quan tâm nếu muốn giảm cân

Sau sinh muốn giảm cân, size bắp chân bao nhiêu là đẹp?

Sau sinh muốn giảm cân, size bắp chân bao nhiêu là đẹp?

Thừa cân và béo phì khác gì nhau?

Thừa cân và béo phì khác gì nhau?

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có giảm cân không?

56

Bài viết hữu ích?