Theo nghiên cứu, chỉ số khối cơ thể (BMI) khi tăng 5 đơn vị thường liên quan đến việc tăng 35% nguy cơ mắc viêm khớp gối, tăng 11% nguy cơ viêm khớp háng. Và có đến 69% ca phẫu thuật thay khớp gối, 27% ca thay khớp háng là do tình trạng béo phì, thừa cân gây ra. Theo đó, các yếu tố cơ học được xem là hướng tác động chính của thừa cân, béo phì đến hệ khớp xương, đặc biệt là tại các vị trí chịu tải trọng lớn như khớp gối, khớp háng.
Cứ khoảng 4,54kg (10 pound) trọng lượng dư thừa, khớp gối sẽ phải chịu trọng lực 13,6-27,2 kg (30-60 pound) trên mỗi bước đi. Vì vậy nếu thừa 45,4kg, mức trọng lực dồn lên khớp gối sẽ là 136-272 kg. Có thể thấy tải trọng sẽ tăng theo cấp số nhân khi cơ thể bị thừa cân, béo phì dẫn đến tình trạng căng thẳng quá mức lên khớp từ đó khiến sụn và xương dưới sụn bị hao mòn và tổn thương khi vận động, làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp.
Bên cạnh yếu tố cơ học, tình trạng viêm mãn tính ở mức độ thấp cũng là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến viêm khớp, thoái hóa khớp ở người thừa cân. Các tế bào mỡ trắng có khả năng liên tục giải phóng ra chất tiền viêm (cytokine), điển hình là TNF-α, Interleukin (IL)-6... từ đó gây kích hoạt phản ứng viêm ở khắp cơ thể, gồm cả hệ thống khớp xương. Trọng lượng cơ thể càng tăng thì hàm lượng các chất tiền viêm được sản xuất ra càng nhiều, từ đó thúc đẩy phản ứng viêm xảy ra ngày một nghiêm trọng. Quá trình viêm diễn ra tại khớp sẽ khiến chất lượng dịch khớp giảm sút, đồng thời gây ra tình trạng phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp. Vì vậy có thể thấy cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp cho người bị thừa cân, béo phì là giảm tải trọng lên khớp và kiểm soát quá trình viêm tại khớp bằng một kế hoạch giảm cân an toàn và khoa học.
Béo phì làm tăng tích tụ mỡ thừa bất thường, vì vậy có thể xem đây là một bệnh mạn tính đòi hỏi quản lý và điều trị lâu dài, béo phì gây ra nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Béo phì có rất nhiều tác động bất lợi, làm giảm thời gian sống, gây nhiều bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng lipid máu, hội chứng ngưng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, thoái hoá khớp…
Trong trường hợp này béo phì ảnh hưởng đến hệ xương khớp khiến cho hệ thống xương khớp phải chịu áp lực rất lớn và dễ bị tổn thương, tăng áp lực gây đau và căng giãn, khó chịu, đặc biệt là khớp đầu gối, hông và bàn chân, hạn chế vận động và khiến người bệnh dễ bị chấn thương khớp. Chất béo dư thừa cũng tạo ra một số chất trung gian gây viêm, ảnh hưởng đến các mô khớp.
Vì vậy nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp những ở người thừa cân, béo phì sẽ cao hơn gấp 4 - 5 lần so với người có cân nặng bình thường. Khớp gối và khớp háng chính là những vị trí dễ bị tổn thương nhất do đây là 2 khớp chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Theo các nghiên cứu, béo phì làm gia tăng tỷ lệ mắc thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối và thoái hóa khớp háng lần lượt là 1,7%; 0,6% và 0,6% trên mỗi đơn vị BMI.
Thêm vào đó khi bị thoái hóa khớp, người bệnh có xu hướng vận động ít hơn do đau nhức vì thế, thoái hóa khớp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng sụn khớp hoặc vị trí nối giữa các khớp xương bị tổn thương kéo dài và không được khắc phục kịp thời, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Cột sống là trụ cột của cơ thể, có chức năng nâng đỡ và giữ cân bằng. Do đó cấu trúc của cột sống được thiết kế để chịu một trọng lượng nhất định của cơ thể trong một giới hạn nào đó. Khi tình trạng thừa cân béo phì xảy ra sẽ làm cho trọng lượng của cơ thể vượt quá mức cho phép, từ đó sẽ đẩy phần khung xương chậu về phía trước gây căng lưng dưới và đau lưng dưới. Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép còn làm cột sống phải gánh chịu thêm áp lực, khiến cột sống bị quá tải và tổn thương. Vì vậy cột sống thắt lưng là vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi trọng lượng cơ thể tăng vượt mức.
Thoái hóa đốt sống, trượt đốt sống là bệnh thường gặp, do 2 đốt sống lưng L4, L5 chịu áp lực nhiều nhất trong đoạn cột sống lưng. Theo thời gian, cột sống của người thừa cân béo phì sẽ mất tính vững chắc, dẫn đến lệch đốt sống hoặc thoái hóa cột sống lưng.
Béo phì làm tăng lipid máu có tác dụng trực tiếp làm giảm mật độ xương. Lipid trong máu bị oxy hóa sẽ kích thích hủy cốt bào và ức chế tạo cốt bào trong mô xương, từ đó gây ra hiện tượng giảm mật độ xương và loãng xương.
Thêm vào đó lipid trong máu cao dưới tác dụng của các gốc tự do, bị oxy hóa sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch. Xương là cơ quan được nuôi dưỡng từ máu, khi xơ vữa động mạch xảy ra sẽ làm xương không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến mất xương và loãng xương.
Theo nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh gout gia tăng khi chúng ta tăng thêm 10% trọng lượng cơ thể. Trên 50% người mắc bệnh gout có tình trạng thừa cân trên 20% trọng lượng cơ thể.
Ở người béo phì và bệnh nhân gout đều có điểm chung là bị rối loạn chuyển hóa, nhưng với người béo phì, tình trạng này xảy ra không chỉ đối với protid mà cả glucid và lipid, việc bổ sung quá nhiều thức ăn sẽ khiến cơ thể bị thừa chất, tăng chuyển hóa và sinh ra bệnh.
Như vậy có thế thấy béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout, nhưng béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn đến căn bệnh này.
Có thể thấy thừa cân, béo phì không chỉ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà tình trạng này còn khiến chúng ta trở lên mất tự tin với ngoại hình kém thon gọn. Đó chính là lý do vì sao những người thừa cân, béo phì hay có mỡ bụng luôn được khuyến khích nên giảm cân.
Để quá trình giảm mỡ bụng trở lên đơn giản, hiệu quả hơn hiện nay nhiều người đã tìm tới những phương pháp giảm cân khoa học có tính chứng thực cao, điển hình nhất là truyền tiêu hao năng lượng. Khi cách này giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân tích trữ mỡ thừa dựa trên các công nghệ y khoa tân tiến nhất từ Hoa Kỳ.
Khi bước vào liệu trình giảm cân, khách hàng sẽ được thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng quát để tìm ra nguyên nhân gây thừa cân để từ đó có thể đưa ra một liệu trình giảm cân chất lượng.
Vì đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu nên ngoài được truyền các loại vitamin và khoáng chất vào tĩnh mạch khách hàng còn được massage kết hợp máy LIPO CAVITATION. Sóng siêu âm kết hợp với đầu laser tạo những bóng bóng chân không giữ các mô mỡ và làm đứt gãy các kết nối mô cứng của tế bào mỡ lâu năm. Nhờ đó các mô mỡ sẽ bị hóa lỏng thành các acid béo gốc tự do giúp đào thải ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Nhờ vậy, Truyền tiêu hao năng lượng không chỉ giúp giảm mỡ bụng mà còn hiệu quả với cả các vùng mỡ khó nhằn như mỡ nội tạng, mỡ dưới da…
Lưu ý rằng, giảm cân là một quá trình đòi hỏi nhiều sự cố gắng và đầu tư, do đó hãy tìm đến phương pháp giảm cân khoa học để có được một sức khỏe tốt cùng thân hình cân đối.
146
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
146
Bài viết hữu ích?