Tăng cân nhanh chóng trong thời gian ngắn không chỉ khiến cho cơ thể bạn trở nên nặng nề, khó vận động mà tình trạng này cũng khiến cho nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường ngày càng có nguy cơ cao. Một trong số các nguy cơ bất lợi khi bạn nặng nề hơn đó chính là tăng cân gây khó thở. Vậy, vì sao tăng cân béo phì khó thở và ai dễ mắc tình trạng này.
Tăng cân nhanh chóng dẫn tới béo phì không chỉ ảnh hưởng đến các chức năng vận động, di chuyển ở nhiều người mà béo phì còn được xác định là nguyên nhân gây khó thở. Chính sự tích tụ chất béo ở phần ngực và bụng có thể cản trở sự mở rộng của phổi, ngay cả khi ở trong tình trạng nghỉ ngơi. Điều này có thể thay đổi cách họ thở thường xuyên, dẫn đến kiểu thở nông và kéo dài. Hơn nữa, béo phì có thể dẫn đến việc thu hẹp đường thở, và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn đường hô hấp.
Tăng cân gây khó thở có thể bắt nguồn do hội chứng Pickwickian, hay còn được gọi là Hội chứng giảm thông khí béo phì (OHS), thường được xác định khi có sự kết hợp giữa béo phì và mức độ khí carbon dioxide trong máu vượt quá một ngưỡng nhất định. OHS thường được chẩn đoán khi áp suất riêng phần của carbon dioxide (PaCO2) trong động mạch vượt quá mức 45 mmHg.
Các triệu chứng của tăng cân gây khó thở có thể xuất hiện khi bạn gặp vấn đề về hô hấp bao gồm cảm giác không thể thở, chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, cảm giác buồn ngủ hoặc thiếu tập trung vào ban ngày, ngáy to, cảm giác nghẹt thở hoặc thở hổn hển, thở khò khè và khó thở vào ban đêm.
Có rất nhiều người Mỹ đang gặp vấn đề với sự hô hấp và cân nặng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), có 38% người trưởng thành ở nước này mắc béo phì, tức là họ có chỉ số khối cơ thể hoặc BMI từ 30 trở lên, và đây không chỉ là vấn đề của người lớn mà còn là vấn đề của trẻ em. Có khoảng 21% trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 19 tuổi cũng đang phải đối mặt với vấn đề béo phì.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, một số đối tượng sau có thể bị tăng cân gây khó thở hơn.
Để có thể cải thiện nhịp thở ở những người bị béo phì, việc giảm cân hay giảm mỡ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi bị tăng cân gây khó thở thì việc giảm cân sẽ rất khó khăn. Do đó hãy áp dụng một số cách dưới đây nhé.
Trên thực tế thì những người béo phì, thừa cân khó thở thường cũng sẽ chỉ tập được những bài tập nhẹ nhàng, do đó việc giảm cân chủ yếu phụ thuộc vào chế độ ăn kiêng.
Theo các nhà khoa học, chế độ ăn tập trung giảm tinh bột, giảm các thực phẩm dư thừa chất béo sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng, giảm mỡ vùng trung tâm để giúp quá trình hô hấp diễn ra thuận tiện hơn.
Khi tập thể dục, cơ thể cần vận động liên tục và hít thở để bơm oxy đến các hệ cơ quan vận động, điều này sẽ thật khó khăn nếu bạn đang bị tăng cần gây khó thở. Các chuyên gia về thể hình cho rằng, việc tập các bài tập trên máy đạp xe hay đi bộ ban đầu có thể giúp người thừa cân làm quen với nhịp độ tập luyện và hít thở. Sau khi đã hít thở tốt hơn, có thể chuyển sang chạy bộ vận tốc chậm hay bắt đầu các bài tập nâng cao thể lực, sức bền để tăng cường vận động hô hấp hiệu quả hơn.
Việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, caffeine là một trong số những nguyên nhân gây ra cao huyết áp, điều này có thể dẫn đến tình trạng hồi hộp, khó thở và ngưng thở khi ngủ. Việc hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể cải thiện tình trạng tăng cân gây khó thở, đồng thời giảm được các nguy cơ như đột quỵ, bệnh tim, tai biến cho người béo phì do tăng cân.
Tăng cân nhanh chóng không chỉ khiến bạn có nguy cơ bị béo phì và các bệnh mãn tính khác, mà tăng cân gây khó thở cũng là một trong những hệ lụy nghiêm trọng khiến cho sức khỏe hô hấp bị ảnh hưởng. Với tình trạng tăng cân khó thở, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và hãy ưu tiên một cuộc hẹn gặp với bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về tình trạng cân nặng cũng như chế độ ăn uống phù hợp để giảm cân.
72
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
72
Bài viết hữu ích?