Zalo

Mọi điều bạn cần biết về mỡ máu cao

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao là một dạng rối loạn Lipid máu thường gặp nhất, tình trạng tăng mỡ máu mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này, khiến cho việc phát hiện và điều trị rất khó khăn. Dưới đây là những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng mỡ máu tăng cao.

1. Mỡ máu tăng cao là gì?

Mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu hoặc tình trạng tăng Lipid máu có nghĩa là cơ thể bạn đang có quá nhiều lipid (chất béo) trong máu. Gan tạo ra mỡ máu, cụ thể là Cholesterol để giúp tiêu hóa thức ăn và tham gia vào quá trình tạo ra các loại hormone. 

Bạn cũng có thể bổ sung thêm Cholesterol thông qua các thực phẩm từ thịt và sữa. Về cơ bản, gan có thể tạo ra lượng Cholesterol phù hợp theo nhu cầu nên lượng Cholesterol trong thực phẩm bạn ăn đôi khi là dư thừa. Chỉ số mỡ máu tăng cao luôn đi kèm với việc Cholesterol máu cao, quá nhiều Cholesterol trong máu là một điều không tốt cho sức khỏe, vì có thể tạo ra các biến chứng trong lòng mạch, nơi máu di chuyển trong cơ thể bạn. 

Cholesterol xấu (LDL) là loại nguy hiểm nhất vì nó gây lắng đọng Cholesterol cứng (mảng bám) tích tụ bên trong mạch máu. Điều này khiến máu khó lưu thông hơn, khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim. Bản thân mảng bám có thể bị kích thích hoặc viêm, khiến cục máu đông hình thành xung quanh nó. Từ đó có thể gây ra tình trạng thiếu máu não hoặc thiếu máu cơ tim tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn.

Mỡ máu có rất nhiều thành phần, bao gồm:

  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - Cholesterol) được gọi là Cholesterol “xấu” vì nó là một trong những chất liên quan đến việc hình thành các mảng xơ vữa có thể làm tắc nghẽn động mạch. 
  • Lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL - Cholesterol) đây cũng là một loại Cholesterol “xấu” vì nó mang Triglyceride bổ sung vào các mảng bám tại động mạch. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng mà VLDL - Cholesterol gây ra thấp hơn nhiều so với LDL - Cholesterol.
  • Lipoprotein mật độ cao (HDL - Cholesterol) còn được gọi là Cholesterol “tốt” vì nó mang Cholesterol đến gan của bạn, tại đây hầu hết mỡ máu sẽ được loại bỏ. Trong trường hợp này, HDL - Cholesterol được xem như một chất có tác dụng làm sạch hay ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám hay mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.
  • Triglyceride là một loại chất béo trung tính trong máu mà cơ thể bạn sử dụng để tạo năng lượng. 
Chỉ số mỡ máu tăng thường liên quan đến mức Cholesterol máu cao

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng mỡ máu cao

Các nguyên nhân có thể khiến chỉ số mỡ máu tăng, bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác
  • Tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa
  • Thói quen ngồi quá nhiều thay vì vận động, những người hạn chế vận động hoặc ít tập thể dục
  • Tình trạng căng thẳng
  • Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em… bị mắc các rối loạn Lipid máu
  • Thừa cân - béo phì

Các loại thuốc điều trị có thể làm cho mức Cholesterol của bạn tăng cao, chẳng hạn như:

  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc lợi tiểu
  • Các thuốc điều hòa nội tiết
  • Steroid.
  • Thuốc kháng virus HIV.

Các tình trạng bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng đến lượng Cholesterol mà bạn có, bao gồm:

  • Bệnh lý tại gan
  • Bệnh lý tuyến tụy
  • Bệnh đa u tủy
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Suy giáp
  • Viêm đường mật nguyên phát
  • Bệnh thận mãn tính
  • Bệnh lý đái tháo đường
  • Lupus ban đỏ
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người bị nhiễm HIV

3. Dấu hiệu khi mỡ máu tăng cao 

Không giống như những bệnh lý khác, tình trạng Cholesterol máu cao hay mỡ máu cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, hay nói cách khác dấu hiệu của tình trạng mỡ máu tăng cao gần như không thể phát hiện trên lâm sàng. Tình trạng mỡ máu tăng cao chỉ được phát hiện tình cờ khi bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ Cholesterol cho những người đi khám sức khỏe định kỳ hoặc những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao. 

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ chỉ có thể phát hiện chỉ số mỡ máu tăng khi bệnh nhân xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như một cơn đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do chít hẹp mạch máu não, khiến máu nuôi nhu mô não cũng như cơ tim bị giảm đi đột ngột. Thông thường, những tình trạng này thường không xảy ra cho đến khi chỉ số mỡ máu tăng dẫn đến hình thành mảng bám trong lòng mạch.

Hiện nay, xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết liệu chỉ số mỡ máu của bạn có quá cao hay không. Mỡ máu cao rất dễ chẩn đoán thông qua các xét nghiệm sinh hoá máu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu không ăn uống bất cứ thứ gì trong ít nhất 12 giờ trước thời điểm lấy máu. 

Các xét nghiệm định lượng mỡ máu sẽ bao gồm nhiều chỉ số khác nhau như Cholesterol toàn phần, nồng độ LDL - Cholesterol, HDL - Cholesterol và nồng độ Triglyceride. Bình thường của các chỉ số này có nồng độ lần lượt như sau:

  • Cholesterol toàn phần: < 200 mg/dL
  • LDL - Cholesterol: < 100 mg/dL
  • HDL - Cholesterol: >= 40 mg/dL
  • Triglyceride: < 150 mg/dL

Sự kết hợp giữa mức Triglyceride cao với mức HDL - Cholesterol thấp hoặc mức LDL - Cholesterol cao được gọi là tình trạng mỡ máu tăng cao. Chỉ số mỡ máu tăng cao khi:

  • Cholesterol toàn phần: Cholesterol toàn phần thường được coi là ở ngưỡng cao nếu nằm trong khoảng từ 200 - 239 mg/dL. Cholesterol toàn phần được coi là cao nếu nồng độ trên 240 mg/dL.
  • LDL - Cholesterol: Nồng độ LDL - Cholesterol của bạn thường được coi là ở ngưỡng cao nếu nằm trong khoảng từ 130 - 159 mg/dL, LDL - Cholesterol được coi là cao nếu nồng độ trên 160 mg/dL.
  • HDL - Cholesterol: HDL - Cholesterol thường được coi là thấp nếu nồng độ dưới 40 mg/dL.
  • Triglyceride: Triglyceride được xem là ở ngưỡng cao khi nồng độ nằm trong khoảng 150 - 199 mg/dL. Triglyceride được coi là cao nếu nồng độ trên 200 mg/dL và cực cao nếu nồng độ trên 500 mg/dL.

4. Phương pháp điều trị mỡ máu cao

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu cao, sức khỏe tổng thể của bạn và các rủi ro khác như hút thuốc hoặc huyết áp cao sẽ giúp định hướng điều trị. Tin tốt là có rất nhiều phương pháp giúp điều chỉnh lượng mỡ máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. 

Thông thường, việc thay đổi hành vi có thể giúp đưa các con số mỡ máu về đúng giới hạn cho phép. Nếu chỉ thay đổi lối sống không cải thiện mức Cholesterol, các thuốc điều chỉnh mỡ máu có thể được bác sĩ kê đơn. Thay đổi lối sống bao gồm:

4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Từ quan điểm ăn kiêng, cách tốt nhất để giảm Cholesterol là giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế chất béo bão hòa dưới 6% lượng calo hàng ngày và giảm thiểu lượng chất béo chuyển hóa.

Giảm những chất béo này sẽ bao gồm việc hạn chế ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại bơ công nghiệp, da của gia cầm, dầu cọ, hạt cọ và các sản phẩm từ sữa béo. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ… thay vào đó hãy nấu ăn với các loại dầu tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như dầu thực vật.

Chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện tình trạng mỡ máu cao nhấn mạnh vào việc tăng cường tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá, các loại hạt và dầu thực vật. Đồng thời hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, thực phẩm và đồ uống có đường và natri.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao

Nhiều chế độ ăn kiêng phù hợp với những người có chỉ số mỡ máu tăng. Ví dụ, kế hoạch ăn uống DASH (Phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp). Những chế độ ăn kiêng như vậy có thể được điều chỉnh dựa trên sở thích về văn hóa và thực phẩm của bạn.

Để lựa chọn đúng những loại thực phẩm lành mạnh, hãy chú ý nhiều hơn đến nhãn thực phẩm. Đồng thời, hãy tìm hiểu để biết chất béo nào làm tăng LDL - Cholesterol và chất nào không là chìa khóa để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như hạn chế tình trạng mỡ máu cao.

4.2. Hoạt động thể chất

Một lối sống ít vận động làm giảm nồng độ HDL - Cholesterol. Lượng Cholesterol “tốt” này ít hơn có nghĩa là cơ thể bạn sẽ không có những “công cụ” giúp loại bỏ Cholesterol xấu khỏi các mạch máu.

Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần là đủ để giảm nồng độ Cholesterol và tình trạng huyết áp cao. Bạn có rất nhiều lựa chọn bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp… Rèn luyện sức mạnh bằng việc nâng tạ, tập Yoga… hoặc thậm chí là tăng cường làm những công việc nhà miễn nó giúp bạn hoạt động nhiều hơn.

4.3. Bỏ hút thuốc

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tăng LDL - Cholesterol và đồng thời làm giảm nồng độ HDL - Cholesterol. Tệ hơn nữa, khi một người có mức mỡ máu cao trong cơ thể nhưng vẫn giữ thói quen hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng như đột quỵ sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Hút thuốc cũng làm tăng các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim mạch, chẳng hạn như huyết áp cao và bệnh tiểu đường.

Bằng cách bỏ thuốc lá, những người hút thuốc có thể giảm nồng độ LDL - Cholesterol và tăng mức HDL - Cholesterol phù hợp cho cơ thể. Ngoài ra, những người không hút thuốc nên tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

4.4. Giảm cân

Thừa cân hoặc béo phì có xu hướng làm tăng Cholesterol xấu - LDL và giảm Cholesterol tốt - HDL. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc giảm cân chỉ từ 5% đến 10% đã có thể giúp cải thiện rất tình trạng tăng mỡ máu ở những người thừa cân béo phì.

Các phương pháp giảm cân bền vững bao gồm xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên hoạt động thể chất và có lối sống lành mạnh. Có thể thấy các phương pháp giảm cân cũng gần như tương tự các cách thức giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Vì vậy, thực hiện đúng các biện pháp này có thể được ví như “một mũi tên trúng hai đích”

4.5. Sử dụng thuốc điều trị

Trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với những bệnh nhân không đạt được hiệu quả như mong muốn sau khi đã thực hiện các biện pháp trên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp giảm mức Cholesterol.

Statin là loại thuốc được kê toa phổ biến nhất cho tình trạng Cholesterol máu cao. Chúng hoạt động theo cơ chế ngăn chặn gan sản xuất nhiều Cholesterol hơn. Ví dụ về statin bao gồm:

  • Atorvastatin 
  • Fluvastatin
  • Rosuvastatin
  • Simvastatin

Bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc khác để cải thiện tình trạng Cholesterol cao, chẳng hạn như:

  • Niacin
  • Colesevelam, Colestipol hoặc Cholestyramine
  • Các thuốc ức chế hấp thu Cholesterol, chẳng hạn như Ezetimibe 
  • Thuốc ức chế PCSK9, chẳng hạn như Alirocumab và Evolocumab
  • Một số sản phẩm có chứa sự kết hợp của các loại thuốc giúp giảm sự hấp thụ Cholesterol của cơ thể từ thực phẩm và giảm sản xuất Cholesterol ở gan. Một ví dụ là sự kết hợp của Ezetimibe và Simvastatin.

Mỡ máu cao là một tình trạng bệnh lý thường gặp nhưng về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trên tim mạch và não. Vì thế, hiểu được rõ bản chất, các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý này, từ đó cùng với bác sĩ tìm ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Mỡ máu cao là một tình trạng bệnh lý thường gặp nhưng về lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 

Trong trường hợp nếu bạn bị mỡ máu cao kèm theo thừa cân thì có thể lựa chọn phương pháp truyền tiêu hao năng lượng để hỗ trợ quá trình giảm cân, loại bỏ mỡ thừa diễn ra được nhanh và hiệu quả hơn nhằm đảm bảo sức khỏe. Phương pháp này chú trọng nhiều đến việc đưa vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin, khoáng chất (Vitamin B-complex, Vitamin C, Vàng Selen…) để loại bỏ mỡ thừa giúp chuyển hóa thành các năng lượng hoạt động hàng ngày để tiêu hao. Khi cơ thể giảm cân từ đó sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đến từ việc thừa cân gây ra, trong đó điển hình nhất là mỡ máu cao và tim mạch, cao huyết áp…

Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao béo phì gây suy giảm trí nhớ?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Bị tăng cân liên tục là bệnh gì?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Chú ý nguy cơ tăng cân gây khó thở - ai dễ mắc tình trạng này?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Ăn chất béo để giảm cân, vì sao?

Các sai lầm phổ biến nhất khi ăn chế độ Low Carb

Các sai lầm phổ biến nhất khi ăn chế độ Low Carb

23

Bài viết hữu ích?