Zalo

Chỉ số xét nghiệm Triglyceride cao nên ăn gì để hạ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách, nếu không phù hợp có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý. Với người bệnh rối loạn mỡ máu, cụ thể là những người có chỉ số Triglyceride trong máu cao, chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Vậy người tăng Triglyceride cao nên ăn gì để hạ?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ số Triglyceride trong máu cao gây hại cho cơ thể

Triglyceride bản chất là một loại chất béo trung tính có nguồn gốc từ glycerin và 3 acid béo và tồn tại trong cả dầu thực vật và mỡ động vật. Triglyceride trong thức ăn sau khi được hấp thu và đi đến ruột non sẽ bị phân tách và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng và di chuyển trong mạch máu dưới dạng năng lượng tế bào đến các cơ quan trong cơ thể.

Năng lượng từ Triglyceride được dự trữ chủ yếu ở tế bào gan và tế bào mỡ. Việc tích tụ quá nhiều Triglyceride, biểu hiện bằng chỉ số Triglyceride trong máu cao, sẽ dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe, cụ thể là chúng bám lên thành mạch máu và hình thành mảng xơ vữa gây cản trở quá trình lưu thông tuần hoàn.

Do đó, bệnh nhân xét nghiệm có chỉ số Triglyceride trong máu cao cần có biện pháp điều trị và can thiệp phù hợp nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, trong đó bao gồm cả việc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Vậy Triglyceride cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Triglyceride cao nên ăn gì?

  • Chất xơ và các loại vitamin thiết yếu: Câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc người có Triglyceride cao nên ăn gì chính là các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tình trạng rối loạn lipid máu khi hỗ trợ loại bỏ một phần Triglyceride và Cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Với bệnh nhân tăng Triglyceride máu, việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ rất quan trọng, bên cạnh đó là các loại vitamin thiết yếu;
  • Dầu cá: Omega 3 và Omega 6 đều có khả năng hỗ trợ giảm Cholesterol và Triglycerid máu, qua đó cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu nói chung. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tăng Triglyceride nên ăn cá 2-3 lần mỗi tuần;
  • Thịt trắng: Bệnh nhân tăng Triglyceride máu nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan với hàm lượng cholesterol thấp để thay thế cho các loại thịt đỏ vốn chứa rất nhiều chất béo.
Người triglyceride cao nên ăn gì là băn khoăn của nhiều người
Người triglyceride cao nên ăn gì là băn khoăn của nhiều người

3. Triglyceride cao nên kiêng ăn gì?

Sau khi xác định những chất mà bệnh nhân tăng Triglyceride nên ăn, vấn đề cần quan tâm tiếp theo là Triglyceride cao kiêng ăn gì. Theo đó, những nhóm thực phẩm sau có thể không phù hợp cho người bệnh có chỉ số Triglyceride trong máu cao:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Các loại thức uống nhiều đường như trà, nước ngọt và nước ép trái cây có thể khiến cơ thể quá tải, do đó bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ chúng nhằm kiểm soát Triglyceride tốt hơn;
  • Thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, mì ống… là nguồn tạo ra năng lượng chính cho cơ thể, tuy nhiên khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hóa thành đường. Việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột có thể dẫn đến dư thừa đường trong hệ tiêu hóa và cuối cùng dẫn đến tăng cao triglyceride trong máu. Do vậy với thắc mắc Triglyceride cao kiêng ăn gì thì một trong những thứ bệnh nhân cần cắt giảm chính là thực phẩm giàu tinh bột;
  • Dừa: Lợi ích sức khỏe của dừa đã được biết đến từ lâu, tuy nhiên dừa lại chứa nhiều chất béo bão hòa nên có thể không phù hợp với bệnh nhân tăng Triglyceride máu. Bệnh nhân không cần loại bỏ dừa hoàn toàn ra khỏi chế độ dinh dưỡng nhưng tốt nhất là hạn chế sử dụng cho đến khi rối loạn mỡ máu được kiểm soát;
  • Mật ong: Do có hàm lượng đường cao nên đôi khi không phù hợp với người có xét nghiệm chỉ số Triglyceride trong máu cao. Bệnh nhân nên cân nhắc ngừng hoặc ít nhất là hạn chế tiêu thụ mật ong;
  • Chất béo bão hòa: Bơ, các chế phẩm từ sữa nguyên kem hay thịt đỏ… vốn chứa rất nhiều chất bẽo bão hòa, khi sử dụng sẽ làm tăng đáng kể nồng độ Triglyceride trong máu. Do đó bệnh nhân cần tránh những loại thực phẩm này;
  • Rượu: Chỉ số Triglyceride trong máu cao là một lý do thích hợp để bệnh nhân tránh xa rượu vì theo các chuyên gia dù chỉ uống một chút cũng có thể làm Triglycerid tăng rất cao;
  • Đồ nướng: Triglyceride máu cao có thể cải thiện nếu bệnh nhân hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến bằng cách nướng vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa;
  • Thịt nhiều chất béo: Bệnh nhân tăng Triglyceride máu nên tránh xa các loại thịt nhiều chất béo. Mặc dù không phải từ bỏ thịt hoàn toàn nhưng cần cân nhắc chọn lựa loại thịt phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân Triglyceride cao cần tránh tất cả các loại thịt đã qua chế biến, bao gồm thịt xông khói, xúc xích và giăm bông, vì các chuyên gia cho biết chúng có thể gây ra vấn đề liên quan tim mạch và đái tháo đường;
  • Mỡ động vật: Do chứa nhiều chất béo bão hoà hoặc chất béo chuyển hóa nên bệnh nhân tăng Triglyceride cần hạn chế tiêu thụ. Thay vào đó hay sử dụng các loại dầu thực vật với chất béo không bão hoà như dầu ô liu, dầu cải, dầu hạt lanh…
Hạn chế tiêu thụ đường có thể giúp kiểm soát chỉ số triglyceride trong máu cao
Hạn chế tiêu thụ đường có thể giúp kiểm soát chỉ số triglyceride trong máu cao

4. Gợi ý những thực phẩm cụ thể làm giảm hoặc duy trì triglyceride máu thấp ổn định

  • Cá hồi: Các loài cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết có chứa lượng lớn axit béo omega-3, đây là một thực phẩm tốt nhất làm giảm triglyceride và cholesterol;
  • Ngũ cốc nguyên hạt gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lứt chứa nhiều carbohydrate và chất xơ phức tạp, ngoài ra còn có chất đạm và có ít chất béo bão hòa.
  • Hạt lanh có nhiều axit béo omega-3, chỉ 2 muỗng canh hạt lanh chứa gần 133% nhu cầu hàng ngày của omega-3, đây được xem là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để giảm triglyceride.
  • Dầu oliu: Có lượng triglyceride thấp  thay thế cho chất béo no, giúp giảm LDL-cholesterol và giúp duy trì HDL-cholesterol. Tuy nhiên, dầu oliu có hàm lượng calo cao, vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn 2 muỗng canh/ngày.
  • Lòng trắng trứng gà không chứa cholesterol và có thể ăn thường xuyên, khác với lòng đỏ một quả trứng có thể chứa 215mg cholesterol, vì vậy cần hạn chế dùng lòng đỏ trứng.

5. Lưu ý gì khi chỉ số triglyceride trong máu cao?

Để đạt được mức triglyceride ổn, chúng ta nên tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, giảm cân nặng đến mức cân đối. Cần tạo cho bản thân thói quen tập thể dục hàng ngày (duy trì cường độ tập trong giới hạn cho phép của sức khỏe) giúp hỗ trợ mục tiêu giảm cân hiệu quả hơn. Điều quan trọng trong hành trình chỉ số triglyceride trong máu là phải kiên trì và không bỏ cuộc, vì sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, với người bệnh bị có chỉ số triglyceride cao thì nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ để theo dõi sát sao các chỉ số triglyceride trong cơ thể, đồng thời đánh giá các nguy cơ gây bệnh để từ đó có hướng xử lý, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

2717

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Bị mỡ máu cao có uống sữa được không?

Bị mỡ máu cao có uống sữa được không?

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Tuổi trung niên tăng mỡ máu có tác hại gì?

Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo có nguy hiểm không?

Xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm có thể phát hiện đột quỵ?

Xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm có thể phát hiện đột quỵ?

2717

Bài viết hữu ích?