Zalo

Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo có nguy hiểm không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đột quỵ và thậm chí có thể tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp khắc phục phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và cải thiện quá trình chuyển hoá của cơ thể.

1. Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo có nguy hiểm không là điều nhiều người quan tâm. Thực tế, đây chính là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Theo một số tài liệu y khoa cho biết, bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo là yếu tố nguy cơ cao thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa tồn tại trong lòng động mạch. 

Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao sẽ làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn và dần dần làm hẹp các động mạch cản trở việc cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Khi động mạch vành hẹp lại sẽ giảm lưu lượng máu tới nuôi cơ tim gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu sẽ tạo ra LDL-C có hại cho cơ thể. 

Theo thời gian, các mảng xơ vữa này phát triển và dẫn đến các biến chứng của bệnh như tai biến mạch máu não, hệ thống tim mạch bị tổn thương và thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.

Ngoài ra, rối loạn chuyển hoá chất béo còn gây ra các bệnh lý kết hợp, phổ biến nhất là thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2. Hơn nữa, các bệnh lý này cũng là yếu tố kích thích làm tổn thương thành mạch.

rối loạn chuyển hóa chất béo
Rối loạn chuyển hoá chất béo còn gây ra các bệnh lý kết hợp, phổ biến nhất là thừa cân béo phì

Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch tăng cao ở những trường hợp sử dụng thuốc lá, sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích…

2. Hạn chế các tác hại của rối loạn chuyển hoá chất béo

Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo thường tiềm ẩn khá nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh. Để hạn chế các tác hại của rối chuyển hóa chất béo gây ra cần xây dựng chế độ ăn cân bằng, khoa học và hợp lý, đồng thời thực hiện luyện tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút. 

  • Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo được thực hiện dựa trên nguyên tắc siết chặt nguồn năng lượng nạp song song với tăng cường tiêu hao năng lượng thông qua hoạt động. 
    • Với những bệnh nhân rối loạn chuyển hoá chất béo nên giảm 15 đến 25% năng lượng nạp vào cơ thể.
    • Chất đường bột chỉ nên tiêu thụ khoảng 50% năng lượng toàn phần cung cấp cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều tinh bột có thể bị tích trữ dạng mỡ thừa trong máu.
    • Chất đạm chỉ nên tiêu thụ khoảng từ 14 đến 18% năng lượng khẩu phần. Nên hạn chế tiêu thụ đạm động vật thịt đỏ như trâu, bò,...
    • Chất béo nên dưới 25% và trong đó có khoảng 10% chất béo bão hoà. Những người rối loạn lipid máu nên ổn định cholesterol ở mức dưới 200 mg một ngày. 
    • Bổ sung các loại vitamin và chất khoáng trong rau xanh, trái cây. Đặc biệt tăng cường hàm lượng chất xơ để hấp thu vào đào thải mỡ ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. 
  • Xây dựng thói quen rèn luyện thể chất hàng ngày với việc luyện tập chạy bộ, đi xe đạp, yoga… Thời gian tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. 
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, các đồ uống có đường, chất kích thích… trong thực đơn hàng ngày. 
rối loạn chuyển hóa chất béo
Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo thường tiềm ẩn khá nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh 

3. Một vài lưu ý liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo

Bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo bao gồm các rối loạn của quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể đặc biệt là các chất sinh năng lượng. Hội chứng này có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, thừa cân béo phì, ung thư… Vì vậy, cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Những dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn chuyển hoá bao gồm một trong các yếu tố sau: 

  • Kích thước vòng bụng với nam trên 90cm và nữ trên 80cm, 
  • Chỉ số triglyceride máu cao hơn 150mg/dl, 
  • Chỉ số HDL-C thấp ở nữ dưới 50mg/dl, ở nam dưới 40 mg/dl, 
  • Huyết áp trên 130/85mmHg
  • Đường huyết lúc đói tăng trên 100 mg/dl.

Những đối tượng có nguy cơ mắc rối chuyển hóa chất béo:

  • Tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc rối loạn chuyển hoá chất béo càng cao. Ở lứa tuổi 20 thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ dưới 10% nhưng nếu ở lứa tuổi 60 thì tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến trên 40%. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo có thể nhận biết được sớm ngày ở tuổi thiếu niên. 
  • Chủng tộc là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này. Những người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, người châu Á thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các chủng tộc khác. 
  • Béo phì là một trong những tình trạng dư thừa cân nặng, tích trữ mỡ thừa quá nhiều trong cơ thể. Những người béo bụng, có hình dáng quả lê sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn chuyển hoá chất béo.
  • Những người mắc đái tháo đường hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh hoặc bị đái tháo đường thai kỳ đều là những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao mắc các rối loạn chuyển hoá chất béo. 
  • Những người mắc bệnh lý tăng huyết áp, hoặc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc rối loạn chuyển hoá chất béo cao. 

Tóm lại, rối loạn chuyển hoá chất béo gây ra khá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Chẳng hạn như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ não… Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này cần thực hiện chế độ ăn khoa học và hợp lý. Đồng thời kết hợp luyện tập thể dục để hạn chế tình trạng tích lũy mỡ thừa trong cơ thể. 

Tài liệu tham khảo: Ncbi.nlm.nih.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Các dấu hiệu rối loạn chuyển hoá ở người

Các dấu hiệu rối loạn chuyển hoá ở người

Các cách chữa rối loạn chuyển hóa ở người

Các cách chữa rối loạn chuyển hóa ở người

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

8

Bài viết hữu ích?