Nếu bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) rất cao - nghĩa là cân nặng của bạn cao hơn đáng kể so với mức thường được coi là khỏe mạnh so với chiều cao thì bạn có thể tăng nguy cơ mắc nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ và tiểu đường loại 2,…. Nhiều nghiên cứu đánh giá cho thấy rằng, từ 20% đến 60% những người mắc bệnh béo phì và đặc biệt là béo phì cực độ mắc các bệnh hoặc rối loạn về tâm thần cho thấy, yếu tố tâm lý trong bệnh béo phì là vấn đề không còn quá xa lạ. Khi bạn gặp phải rối loạn trong sức khỏe tâm thần, suy nghĩ tiêu cực, quản lý cảm xúc kém và lòng tự trọng thấp có thể tiến triển thành các tình trạng như lo lắng, trầm cảm hoặc thậm chí là rối loạn ăn uống. Điều này thường dẫn đến việc ăn quá nhiều, kém chăm sóc bản thân và ít quan tâm đến việc tập thể dục thường xuyên. Một số yếu tố tâm lý trong bệnh béo phì hay gặp có thể kể ra là:
Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể dư thừa và trầm cảm cho thấy, việc tâm lý thay đổi ảnh hưởng tới cân nặng. Chẳng hạn, những người bị béo phì cực độ có khả năng đã phải trải qua một đợt trầm cảm nặng trong năm qua cao gấp gần năm lần so với những người có cân nặng trung bình. Mối quan hệ giữa béo phì và trầm cảm dường như mạnh mẽ hơn đối với phụ nữ so với nam giới, có lẽ do xã hội thường đánh giá sự mảnh mai như một đặc điểm của vẻ đẹp phụ nữ.
Khoảng 1/3 số người tham gia phẫu thuật giảm béo được báo cáo là có các triệu chứng trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng tại thời điểm phẫu thuật, trong khi khoảng 50% báo cáo có tiền sử trầm cảm suốt đời. Trầm cảm lo âu gây béo phì, tuy nhiên, nguyên nhân của tỷ lệ mắc trầm cảm cao này vẫn chưa được hiểu rõ.
Rối loạn ăn uống là tình trạng phổ biến ở những người mắc bệnh béo phì. Nhiều bệnh nhân đến điều trị giảm cân cho biết họ ăn uống quá độ vì lý do rối loạn cảm xúc. Những người khác cho biết họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát tần suất ăn uống, khẩu phần ăn hoặc hành vi ăn uống của họ và tâm lý thay đổi ảnh hưởng tới cân nặng là vì vậy. Chỉ có một số ít người chính thức công nhận chứng rối loạn ăn uống. Chứng rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở những người béo phì là chứng cuồng ăn.
Chứng rối loạn ăn uống vô độ được đặc trưng bởi việc tiêu thụ 1 lượng lớn thức ăn trong 1 khoảng thời gian ngắn (dưới 2 giờ), trong thời gian đó, cá nhân bị mất kiểm soát. Kết quả là, cá nhân ăn nhanh hơn nhiều so với bình thường, cho đến khi no không kiểm soát được, không đói và thường ăn 1 mình. Sau khi ăn, bản thân người bệnh sẽ tự cảm thấy rất khó chịu và không chấp nhận hành vi vừa rồi của mình, dẫn đến rối loạn càng nặng nề hơn. Các báo cáo ban đầu cho thấy rằng, 1 phần lớn những người mắc bệnh béo phì đã từng tìm cách điều trị giảm cân và có tới một nửa số bệnh nhân đến phẫu thuật giảm cân đều mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng chứng rối loạn này xảy ra ở 5% đến 15% số người được phẫu thuật giảm béo.
Ngoài ra, việc ăn uống vô độ còn đi kèm với nôn mửa hoặc các hành vi bù đắp khác, chẳng hạn như tập thể dục quá mức. Khoảng 5% người béo phì mắc hội chứng ăn đêm, rối loạn ăn, ngủ và tâm trạng rối loạn thay đổi theo nhịp ăn uống sinh học của cơ thể. Sự hiện diện của việc ăn uống vô độ có thể tác động tiêu cực đến nỗ lực giảm cân. Giảm cân không hiệu quả hoặc lấy lại cân nặng sớm sau phẫu thuật giảm béo. Ăn uống vô độ không được coi là chống chỉ định đối với phẫu thuật giảm béo hoặc điều trị giảm cân khác. Tuy nhiên, nó được coi là một chỉ số tiên lượng xấu tiềm ẩn về kết quả điều trị giảm cân, đặc biệt là khi không có chiến lược điều chỉnh lối sống hoặc liệu pháp điều trị được thiết kế đặc biệt để giải quyết hành vi này.
Rối loạn trầm cảm lo âu gây béo phì thường gặp ở những bệnh nhân đến phẫu thuật giảm cân. Chứng rối loạn lo âu phổ biến nhất ở những người phẫu thuật giảm béo là chứng rối loạn lo âu xã hội, được tìm thấy ở 9% bệnh nhân. Do xã hội hiện đại ngày nay chú trọng đến sự gầy gò như một dấu hiệu của vẻ đẹp hình thể, nên không có gì ngạc nhiên khi những người mắc chứng béo phì cực độ cho biết họ lo lắng về sự đánh giá ngoại hình trong các tình huống giao tiếp trong xã hội. Ngoài ra, sự lo lắng không được kiểm soát có thể tác động tiêu cực đến việc tham gia điều trị giảm cân dưới mọi hình thức.
Một số ít người mắc bệnh béo phì hiện đang chủ động lạm dụng chất kích thích để điều trị giảm cân. Việc sử dụng hoặc lạm dụng tích cực được coi là chống chỉ định đối với điều trị giảm cân. Khoảng 10% những người tham gia phẫu thuật giảm béo cho biết có tiền sử sử dụng ma túy bất hợp pháp hoặc nghiện rượu, 1 tỷ lệ phần trăm cao hơn so với dân số nói chung.
Có 1 mối liên hệ khá nhỏ nhưng cũng rất đáng chú ý giữa lạm dụng tình dục và béo phì. Các nghiên cứu cho thấy rằng, từ 16% đến 32% những người phẫu thuật giảm béo cho biết có tiền sử lạm dụng tình dục, tỷ lệ này dường như cao hơn so với dân số nói chung. Lạm dụng thể chất cũng phổ biến tương tự ở những người mắc bệnh béo phì. Khoảng 50% những người mắc chứng béo phì cực độ cho biết họ bị bỏ rơi dưới nhiều hình thức trong thời thơ ấu, từ lạm dụng bằng lời nói, bỏ rơi cảm xúc hoặc rối loạn chức năng gia đình khác liên quan đến ly thân, ly hôn, lạm dụng chất kích thích hoặc giam giữ một thành viên khác trong gia đình.
Béo phì và đặc biệt là béo phì cực độ có thể góp phần gây ra tình trạng bị phân biệt đối xử. Theo một số nghiên cứu, những người bị béo phì ít có khả năng hoàn thành bậc trung học, ít có khả năng kết hôn và thường kiếm được ít tiền hơn so với những người có trọng lượng cơ thể trung bình. Những người béo phì thường xuyên bị phân biệt đối xử trong một số môi trường, bao gồm cả giáo dục, việc làm và thậm chí cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Tình trạng này có thể còn phổ biến hơn ở những người mắc bệnh béo phì nghiêm trọng.
Nhiều bệnh nhân béo phì đã chuyển sang điều trị sức khỏe tâm thần để thay đổi thói quen ăn uống hoặc giải quyết hậu quả cảm xúc của căn bệnh này. Khoảng 50% những người phẫu thuật giảm béo cho biết có tiền sử điều trị sức khỏe tâm thần và có tới 40% báo cáo một số hình thức điều trị tại thời điểm phẫu thuật. Việc sử dụng thuốc tâm thần, đặc biệt là thuốc chống loạn thần và một số loại thuốc chống trầm cảm, có thể góp phần làm tăng cân hoặc tác động tiêu cực đến nỗ lực giảm cân. Hiện tại, người ta biết rất ít về cách các loại thuốc này tương tác với các quy trình phẫu thuật giảm béo cho nên người béo phì tìm cách giảm cân với các loại thuốc tâm thần không những không mang lại hiệu quả mà ngược lại còn dẫn đến các rối loạn cảm xúc khác và ảnh hưởng đến những nỗ lực giảm cân.
Béo phì có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của một cá nhân. Đối với một số cá nhân, có thể khó nhận ra và đánh giá cao tài năng và khả năng vì họ phải vật lộn với cân nặng của mình. Đối với những người khác, béo phì có tác động tương đối ít. Những cá nhân này có thể ít áp lực hơn và cảm thấy thoải mái với công việc cũng như cuộc sống gia đình, nhưng kiểm soát cân nặng vẫn là một vấn đề khó khăn của họ.
Béo phì cũng tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể dư thừa và tình trạng bị giảm chất lượng cuộc sống. Các cá nhân thường cho biết rằng họ gặp những khó khăn đáng kể trong hoạt động thể chất và nghề nghiệp. Những cản trở này là lý do thúc đẩy nhiều cá nhân tìm cách điều trị giảm cân.
Tâm lý thay đổi ảnh hưởng tới cân nặng. Vì thế, để đối phó với bệnh béo phì và các vấn đề kiểm soát cân nặng, đòi hỏi người bệnh phải áp dụng những thói quen mới giúp thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, đừng cố gắng thay đổi triệt để chế độ ăn uống hoặc hoạt động của bạn một cách đột ngột. Bạn có nguy cơ không chỉ làm phức tạp thêm tình hình sức khỏe vốn đã bấp bênh mà còn bỏ qua các yếu tố cốt lõi và các vấn đề cảm xúc gây ra bệnh béo phì ngay từ đầu nếu quá vội vàng.
Thay vào đó, hãy xem xét cách tiếp cận theo nhóm bao gồm một số bác sĩ có trình độ chuyên môn trong những lĩnh vực khác nhau có liên quan đến tình trạng béo phì của bạn. Bác sĩ sẽ giúp bạn phát triển một kế hoạch an toàn để giảm cân bao gồm cả chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tập thể dục. Một nhà tâm lý học có thể giúp bạn giải quyết khía cạnh cảm xúc như chứng căng thẳng, trầm cảm hoặc những trải nghiệm khiến bạn ăn uống mất kiểm soát và tăng cân. Dưới đây là một số điều khác cần xem xét để giúp bạn hoặc người mà bạn biết hành động chống béo phì.
Lưu ý rằng yếu tố tâm lý trong bệnh béo phì là rất quan trọng cho nên việc giảm cân. Sẽ không bao giờ thành công nếu bạn vẫn bị căng thẳng và những cảm giác tiêu cực khác đè nặng. Bạn có thể phải cố gắng giải quyết những vấn đề này trước khi bắt đầu chương trình giảm cân. Giảm cân luôn dễ dàng hơn khi bạn có sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình. Cố gắng tranh thủ cả gia đình ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Đừng ám ảnh và tự trách bản thân quá nhiều khi bạn không thể ngừng ăn nhiều trong một ngày nào đó. Đây thường là 1 vấn đề đối với những phụ nữ có xu hướng quá khắt khe với bản thân vì mất kỷ luật.
Xem xét suy nghĩ hoặc cảm xúc nào khiến bạn ăn nhiều hơn vào một ngày cụ thể và cách bạn có thể đối phó với chúng theo những cách khác ngoài việc ăn uống vô độ. Hãy tìm đến sự tư vấn của một nhà tâm lý học để có thể giúp bạn xây dựng một kế hoạch hành động nhằm quản lý những cảm giác khó chịu này. Các yếu tố tâm lý có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh béo phì, đặc biệt là béo phì nghiêm trọng vì tâm lý thay đổi ảnh hưởng tới cân nặng. Chính vì vậy, việc kiểm soát và giữ cho tâm lý ổn định có thể giúp bạn phòng tránh việc ăn uống vô độ và tăng cân. Đối với những người béo phì, điều quan trọng là cần phải xây dựng một kế hoạch giảm cân lành mạnh bao gồm cả chế độ ăn uống, sinh hoạt, quản lý cảm xúc và tập thể dục. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
233
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
233
Bài viết hữu ích?