Zalo

Những điều cần biết về rối loạn chuyển hóa

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể là một trong những ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể luôn diễn ra và cần được đảm bảo để tránh tích tụ mỡ thừa cũng như độc tố nguy hiểm. Sau đây là một số chia sẻ về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

1. Rối loạn chuyển hóa năng lượng trong cơ thể là gì?

Rối loạn chuyển hóa là sự ảnh hưởng khi cơ thể không đảm bảo được quá trình trao đổi chất. Những dưỡng chất và quá trình xử lý từ enzyme bị ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. Rối loạn chuyển hóa năng lượng trong cơ thể có yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ. Do đó để kiểm soát tình trạng cần đánh giá thực phẩm dinh dưỡng và chế độ luyện tập của mỗi người.  Các bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể ở góc độ di truyền có thể trực tiếp hoặc thông qua một số căn bệnh không may mắc phải. Những ảnh hưởng dẫn đến rối loạn chuyển hóa di truyền sang đời sau:

  • Bệnh nhân tiểu đường lây sang cho con
  • Bệnh về ti thể
  • Bệnh về máu
  • Bệnh lý di truyền do suy giảm glucocerebrosidase
Rối loạn chuyển hóa năng lượng trong cơ thể có yếu tố di truyền
Rối loạn chuyển hóa năng lượng trong cơ thể có yếu tố di truyền

2. Nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa

Có khá nhiều yếu tố được phát hiện ảnh hưởng hoặc trở thành nguyên nhân của bệnh rối loạn chuyển hóa. Trong đó một số nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể cần lưu ý bảo gồm:

  • Lượng cơ bắp bên trong cơ thể

Cơ thể khỏe mạnh thì cơ bắp sẽ là nguồn tiêu thụ năng lượng cùng chất béo. Do đó thói quen duy trì cơ bắp có thể hạn chế các vấn đề rối loạn chuyển hóa tăng trao đổi chất và giảm mỡ thừa. Ngược lại người ít vận động cơ bắp có xu hướng suy yếu và quá trình trao đổi chất bị giảm dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa.

  • Nhóm giới tính 

Nam thường có cơ bắp nhiều hơn nữ do đặc điểm cơ thể và tính chất công việc. Điều này đã làm cho nam giới có nhu cầu chuyển hóa năng lượng cao hơn và hạn chế được bệnh rối loạn chuyển hóa. Thêm vào đó cơ thể nam có trọng lượng xương thường cao hơn nữ nên các hoạt động cơ bắp cũng diễn ra tốt hơn.

  • Độ tuổi

Quá trình trao đổi chất diễn ra tăng dần trong độ tuổi thiếu nhi. Khi cơ thể đạt đến giai đoạn trưởng thành tốc độ chuyển hóa đã đạt đến mức gần như là cao nhất. Tuy nhiên bước sang trung niên và cao niên quá trình này lại giảm dần. Người cao tuổi thường vận động ít và được nghỉ ngơi nhiều hơn so với độ tuổi trưởng thành. Do đó đây cũng là một ảnh hưởng phân cấp theo độ tuổi dẫn đến rối loạn chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

  • Yếu tố di truyền

Bệnh rối loạn chuyển hóa có xuất phát từ yếu tố di truyền. Theo nghiên cứu về gen, những cặp bố mẹ có bệnh sẽ tăng nguy cơ lây sang con. Tuy nhiên đôi khi bố mẹ không mắc nhưng ở một nhánh khác có người thân mắc thì căn bệnh vẫn được sao chép qua mã gen và xuất hiện ở thế hệ sau.

  • Thói quen sinh hoạt

Bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây ra tích tụ mỡ thừa cùng độc tố trong cơ thể. Theo đánh giá về thói quen sinh hoạt, hầu hết bệnh nhân rối loạn chuyển hóa là do hạn chế vận động thể chất kéo dài dẫn đến cơ thể không phát triển cơ bắp và thể lực. Các bài tập thiêu đốt mỡ hay cần vận động nhiều đều thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Điều này là nguyên nhân vì sao trong các phương pháp giảm cân giảm mỡ bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân chọn bài tập phù hợp để tăng thiếu đốt mỡ thừa và thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra thói quen sử dụng chất kích thích có hại cũng làm sức khỏe yếu đi và dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể nghiêm trọng nếu không phát hiện và xử lý kịp.  Theo đánh giá từ các chuyên gia, khi hút thuốc cơ thể sẽ được thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ở mức này có thể coi thuốc lá là một cứu tinh cho bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên thuốc lá thực sự gây hại nhiều hơn đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng nên cần được bài trừ để tránh những bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong.

Thói quen sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa
Thói quen sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa

3. Lưu ý để kiểm soát bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể

Bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể được đánh giá và điều trị thông qua thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Yếu tố đầu tiên mỗi người cần lưu ý để bảo đảm cơ thể trao đổi chất tốt chính là có một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh đặc biệt không thể bỏ bữa để ép mỡ thừa phải chuyển hóa thành năng lượng. Quá trình cơ thể diễn ra hoạt động trao đổi chất sẽ tăng dần nhu cầu calo sử dụng giúp cơ thể hồi phục chức năng và ổn định lại các yếu tố cơ thể. Do đó khi hạn chế năng lượng quá mức sẽ gây ra nguy hại cho cơ bắp khiến cơ thể gặp khó khăn trong tiêu hao năng lượng nạp vào. Đồng thời cơ bắp là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Luyện tập là phương pháp thúc đẩy được sử dụng khá phổ biến ở bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên người bệnh nên đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng vận động trước khi luyện tập để tránh những ảnh hưởng không mong muốn. Đặc biệt là những thực phẩm gây hại như đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá… cần được hạn chế tối đa. Với đối tượng chưa sử dụng có thể tránh xa những thực phẩm kém lành mạnh này để hạn chế ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là kiểm soát nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.  

Bệnh rối loạn chuyển hóa ngoài cải thiện thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cũng cần được kiểm soát qua chuyên gia. Bản thân mỗi người cần thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và trao đổi các vấn đề cùng bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn phương pháp xử lý khi gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa năng lượng của cơ thể.  Cơ thể luôn cần trao đổi chất để đảm bảo năng lượng và duy trì mọi hoạt động từ vật lý đến tâm lý. Khi cơ thể gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa, người bệnh nên nhanh chóng kiểm tra xác định nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp. Với tình trạng rối loạn chuyển hóa gây thừa cân béo phì, sự can thiệp sớm sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng và giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng. Bên cạnh đó có thể thấy, thừa cân chính là yếu tố có mối liên quan tới rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, người bị thừa cân, béo phì cần thực hiện giảm cân càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng sức khỏe và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, để giảm cân an toàn và hiệu quả, người bị rối loạn chuyển hóa cần lựa chọn phương pháp giảm cân phù hợp, không nên thực hiện giảm cân cấp tốc bằng các phương pháp như uống thuốc giảm cân, hút mỡ…. Hiện nay liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là phương pháp giảm cân khoa học, hiệu quả mà người thừa cân, béo phì có thể tham khảo. Với cách giảm cân khoa học và chuyên sâu này, trước tiên người béo phì sẽ được tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát bằng cách thực hiện các siêu âm, xét nghiệm như công thức máu, đường huyết, chỉ số cơ thể… để tìm ra những yếu tố tiềm tàng gây nên tình trạng thừa cân. Kế đến bác sĩ tư vấn về một kế hoạch giảm cân chuyên sâu, trong đó có việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và truyền vào cơ thể tổ hợp vitamin, khoáng chất để thúc đẩy tế bào mỡ thừa chuyển hóa thành năng lượng tiêu hao. Nhờ đó mà tình trạng béo phì sẽ được thuyên giảm cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan được khắc phục một cách tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hướng dẫn cách giảm béo an toàn cho nữ để không béo lại

Hướng dẫn cách giảm béo an toàn cho nữ để không béo lại

Làm sao để biết dấu hiệu cơ thể đang đốt mỡ?

Làm sao để biết dấu hiệu cơ thể đang đốt mỡ?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

Các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein

Các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein

Rối loạn chuyển hóa và béo phì có liên hệ mật thiết như thế nào?

Rối loạn chuyển hóa và béo phì có liên hệ mật thiết như thế nào?

93

Bài viết hữu ích?