Zalo

Rối loạn chuyển hóa và béo phì có liên hệ mật thiết như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn chuyển hoá bao gồm khá nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến chuyển hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Một trong những bệnh lý quan tâm chính là rối loạn chuyển hóa gây béo phì. Vậy mối liên hệ của 2 tình trạng bệnh này như thế nào?

1. Vì sao các bệnh rối loạn chuyển hóa gây béo phì?

Hội chứng rối loạn chuyển hoá bao gồm một nhóm các tình trạng chuyển hoá xảy ra cùng một lúc. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường. Cụ thể là những trường hợp tăng cân, tăng huyết áp hoặc tăng cao hàm lượng LDL-C trong máu, tăng lipid máu, … đều là những hậu quả của rối loạn chuyển hóa gây ra. Hàm lượng đường huyết cao do rối loạn chuyển hoá là sự kết hợp của tình trạng kháng insulin và sản xuất insulin quá mức. 

Béo phì được nhận định khi chỉ số khối cơ thể vượt quá 30kg/m2. Ngoài ra, gần đây cách chuyên gia khuyến nghị xác định chu vi vòng eo để thay thế chỉ số này trong việc xác định nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa gây béo phì. 

rối loạn chuyển hóa gây béo phì
Xác định chu vi vòng eo giúp xác định nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa gây béo phì 

Béo phì được xem như một dịch bệnh mới gây ra khá nhiều ảnh hưởng đến con người trên toàn thế giới. Nó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm xương khớp, bệnh túi mật và một số bệnh ung thư. Chi phí điều trị cho bệnh béo phì do bệnh rối loạn chuyển hoá ước tính lên tới 7% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. 

Rối loạn chuyển hóa béo phì có sự liên kết qua lại với nhau, cụ thể ở những người rối loạn chuyển hoá sẽ gặp tăng cân và béo phì. Đồng thời những người mắc béo phì cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chuyển hoá sau này. 

Khi cân nặng tăng nhanh có thể liên quan đến các cơ chế khác nhau của rối loạn chuyển hoá. Tuy nhiên, cơ chế chính của quá trình này là tình trạng đề kháng insulin. Kháng insulin được xem như sợi dây liên kết chính giữa rối loạn chuyển hóa béo phì. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mắc rối loạn chuyển hoá cũng gặp tình trạng béo phì. Thông thường, cơ thể sẽ tiêu thụ thức ăn và chuyển thành đường sau khi tiêu hóa xong. Ở thời điểm này lượng đường máu được hình thành sẽ đi đến các mô cơ thể giúp cung cấp năng lượng cho các cơ quan này thông qua hormon insulin. Nhưng khi đề kháng insulin xảy sẽ khiến cho đường huyết không thể đi vào các tế bào mô một cách bình thường. Khi đó, cơ thể có thể tăng tiết insulin để giúp vận chuyển đường tới các tế bào mô. Nhưng nếu tình trạng diễn ra lâu dài thì vô tình góp phần tăng kháng insulin sau này.

Năng lượng từ thực phẩm cung cấp cho cơ thể được hấp thu và chuyển hoá ở dạng chất béo hay mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Từ đó góp phần làm tăng cân nhanh chóng vì rối loạn chuyển hoá. Những người rối loạn chuyển hoá làm tăng cân thông qua tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Hơn nửa, tình trạng rối loạn chuyển hóa gây béo phì còn xảy ra thông qua một vài cơ chế khác như rối loạn quá trình dung nạp và chuyển hoá năng lượng. Việc này khiến cho cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, thiếu năng lượng, thiếu sức sống…. 

Những nguyên nhân có thể gây ra các cơ chế này như hoạt động thể chất, chế độ ăn giảm cân. Hơn nữa rối loạn chuyển hóa béo phì cũng liên quan đến sự thay đổi tâm sinh lý chẳng hạn như tăng tỉ lệ trầm cảm, rối loạn, lo âu… đều là những ảnh hưởng góp phần kích thích mối quan hệ giữa rối loạn chuyển hóa béo phì. 

2. Cách nào hạn chế nguy cơ béo phì ở người bị rối loạn chuyển hóa?

Cách hạn chế nguy cơ béo phì do bệnh rối loạn chuyển hoá là giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường bằng việc kiểm soát tình hình sức khoẻ tổng quan như huyết áp, cholesterol máu, đề kháng insulin…. Trong kết quả của một nghiên cứu cho biết có 53% người rối loạn chuyển hoá có sự thay đổi tích cực trong thói quen hàng ngày như chế độ ăn hợp lý, luyện tập thể dục… giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, và giảm các dầu hiệu rối loạn chuyển hoá chất béo. 

Một số cách hạn chế rối loạn chuyển hóa gây béo phì: 

  • Giảm cân là một trong những cách để đạt chỉ số khối cơ thể về mốc chuẩn, đồng thời giảm cả vòng bụng cũng như các chỉ số khác. Để thực hiện điều này cần tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, xây dựng và đánh giá giảm cân sao cho phù hợp với từng cá thể
rối loạn chuyển hóa gây béo phì
Giảm cân giúp hạn chế rối loạn chuyển hóa gây béo phì 
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý và lành mạnh. Để cải thiện rối loạn chuyển hóa béo phì không cần thiết phải áp dụng một chế độ ăn kiêng quá khắt khe mà đơn giản là áp dụng chế độ ăn hợp lý. Có thể tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. 
  • Tăng cường luyện tập thể dục. Nếu như trước đây, bạn chưa bao giờ tập thể dục thì có thể ngay từ bây giờ bắt đầu thực hiện giúp cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa béo phì. Những hoạt động này có thể là đi xe đạp, chạy bộ, đi bộ…. Sau một thời gian thực hiện sẽ tạo ra sự khác biệt với quá trình chuyển hóa của cơ thể. Thêm vào đó, có thể áp dụng kết hợp với các bài tập khác để nâng cao thể chất và giảm cân hiệu quả như tập gym, yoga, …
  • Từ bỏ thuốc lá, đồng thời hạn chế tình trạng hút thuốc lá thụ động. Các chuyên gia nhận định khi tập cai thuốc lá sẽ mang lại các hiệu quả nhất định giúp giảm tình trạng rối loạn chuyển hoá. Những người nghiện thuốc lá có thể cân nhắc từ bỏ và nhận sự hỗ trợ từ nhân viên y tế giúp quá trình cai thuốc thuận lợi. Còn nếu không hút thuốc lá thì nên tránh những khu vực có nhiều khói thuốc, giảm tình trạng hút thuốc lá thụ động
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn. Sử dụng quá nhiều rượu bia mỗi ngày khiến cho huyết áp tăng cao, đồng thời còn góp thêm lượng calo không chứa năng lượng tích tụ trong cơ thể. Từ đó khiến cho tình trạng rối loạn chuyển hoá trở nên trầm trọng hơn. 
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nước có vai trò quan trong và tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hoá. Vì vậy uống đủ nước sẽ giúp cải thiện các hoạt động này, từ đó giảm thiểu tình trạng rối loạn chuyển hoá. Bạn nên bổ sung khoảng từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày. 
  • Giảm stress. Tình trạng căng thẳng, lo lắng có thể khiến cho hoạt động trong cơ thể giảm sút và gây ra rối loạn chuyển hoá dễ dàng hơn. Vì vậy, có thể áp dụng các động thể chất như thiền, yoga, hoặc tham gia các chương trình yêu thích để giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần. 
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ. Khi cơ thể ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện rối loạn chuyển hoá mà còn giúp giảm cân tốt hơn. 

3. Những điểm cần lưu ý 

Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa béo phì cần phải có sự quản lý sớm, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc: 

  • Các biện pháp dự phòng phải thật mạnh mẽ đối với những người có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường típ 2 hoặc các bệnh mạch vành.
  • Theo dõi chặt chẽ chế độ tăng trưởng của trẻ em để đánh giá tình trạng béo phì và bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp sớm và hiệu quả. 
  • Các chỉ số nhân trắc của cơ thể như cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng hông…. được duy trì trong giới hạn bình thường. Chỉ số khối cơ thể nên ở ngường từ 18.5 đến 22.9kg/m2
  • Những người gặp tình trạng thừa cân hoặc béo bụng cần có chế độ quản lý và thực hiện giảm chủ động thông qua chế độ ăn và luyện tập. 

Rối loạn chuyển hóa béo phì có sự tác động qua lại với nhau theo nhiều cơ chế. Nhưng chủ yếu liên quan đến cơ chế đề kháng insulin. Việc thực hiện giảm cân cũng như kiểm soát quá trình rối loạn chuyển hóa, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến thừa cân béo phì. 

Nguồn tham khảo: news-medical.net/health

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Béo phì và hen suyễn: Nguy cơ, cách kiểm soát và điều trị

Ăn đêm bằng hoa quả có béo không?

Ăn đêm bằng hoa quả có béo không?

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

Có cần phải điều trị béo phì độ 1 không?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

Bệnh béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh nào?

24

Bài viết hữu ích?