Hen suyễn là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính, được xác định bằng các triệu chứng hô hấp như thở khò khè, khó thở, tức ngực và ho. Bệnh lý này sẽ thay đổi theo thời gian và với mức độ nghiêm trọng khác nhau liên quan đến mức độ tắc nghẽn đường thở khác nhau.
Trong khi đó, béo phì hiện nay đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu đối với cả trẻ em và người lớn. Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng từ năm 1975 đến năm 2016 tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba lần. Đến năm 2016, 39% người trưởng thành trên toàn thế giới bị thừa cân và 13% bị béo phì.
Béo phì được chứng minh là yếu tố nguy cơ góp phần gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tiểu đường loại 2 và tăng huyết áp. Béo phì cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Dữ liệu dịch tễ học chỉ ra rằng bệnh hen suyễn phổ biến hơn ở người béo phì so với người gầy. Ví dụ, ở Mỹ tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở người béo phì cao gấp đôi so với người gầy.
Mối liên hệ giữa béo phì và hen suyễn được quan sát thấy ở hầu hết các nhóm dân tộc, ở mọi nhóm tuổi và ở cả hai giới. Béo phì không chỉ là yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh hen suyễn mà còn ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng, khả năng kiểm soát bệnh và đáp ứng điều trị của bệnh.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa béo phì và hen suyễn đã làm nổi bật các yếu tố viêm cơ học, đường thở và hệ thống. Thừa cân ảnh hưởng đến sinh lý phổi và cơ học phổi, dẫn đến giảm thể tích phổi. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tình trạng viêm toàn thân ở những người thừa cân và béo phì có thể gây ra bệnh hen suyễn.
Những người béo phì không chỉ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn mà các triệu chứng hen suyễn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân sẽ phải dùng nhiều thuốc trị hen suyễn hơn và thường xuyên cần hỗ trợ khẩn cấp hơn những người gầy. Một số ảnh hưởng của tình trạng béo phì đến bệnh nhân hen suyễn, bao gồm:
Một số biện pháp kiểm soát béo phì ở bệnh nhân hen suyễn, bao gồm:
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân hen suyễn kiểm soát cân nặng hiệu quả, bao gồm:
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân hen suyễn. Một số hình thức tập luyện bệnh nhân hen suyễn có thể lựa chọn để kiểm soát cân nặng, bao gồm:
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân hen suyễn. Bạn có thể kiểm soát tình trạng căng thẳng tinh thần bằng một số biện pháp sau:
Trong quá trình kiểm soát béo phì ở bệnh nhân hen suyễn thì sự quan tâm của gia đình và xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để đạt được hiệu quả kiểm soát cân nặng tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Bên cạnh những biện pháp kiểm soát cân nặng như trên, bạn có thể kết hợp với giải pháp giảm béo tiêu hao mỡ Drip Fit để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp giảm béo tiêu hao mỡ sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Bài viết đã cho chúng ta biết được tình trạng béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn. Không chỉ vậy, béo phì còn làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, kiểm soát béo phì ở bệnh nhân hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm những tác động tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe. Bệnh nhân hen suyễn có thể kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể lực thường xuyên, quản lý căng thẳng và kết hợp cùng liệu pháp giảm béo tiêu hao mỡ để đạt hiệu quả giảm cân bền vững.
35
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
35
Bài viết hữu ích?