Zalo

Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân, béo phì là tình trạng rất phổ biến hiện nay và những tác hại của bệnh béo phì là rất nghiêm trọng. Vậy béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào và béo phì gây bệnh gì?

1. Béo phì là gì? Nguyên nhân do đâu?

Trước khi tìm hiểu về hậu quả của béo phì, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Theo bác sĩ, béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ mỡ thừa quá mức dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Người bị béo phì sẽ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn của người khỏe mạnh (khi đánh giá tương quan giữa cân nặng và chiều cao). Người bình thường vẫn có hiện tượng tích tụ mỡ trong cơ thể nhằm mục đích dự trữ năng lượng để sử dụng khi cần thiết, đồng thời hỗ trợ giữ nhiệt và bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể khỏi tác động bên ngoài. Tuy nhiên, khi lượng mỡ tích tụ này quá lớn nó sẽ cản trở hoạt động của các cơ quan và gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng.

Để đánh giá cân nặng, các chuyên gia sẽ sử dụng chỉ số cân nặng BMI với cách tính rất đơn giản, qua đó đánh giá tương đối chính xác lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Theo đó, chỉ số BMI = (Cân nặng)/(Chiều cao x chiều cao) với đơn vị tính là kg/m2 da. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành được xác định là béo phì khi có chỉ số BMI từ 30 trở lên. Kèm theo đó, các nghiên cứu cho thấy tình trạng tích tụ mỡ thừa của người béo phì thường tập trung ở các bộ phận như bụng, eo, đùi, ngực… và nghiêm trọng hơn là tích tụ mỡ thừa trên toàn bộ cơ thể.

Vậy béo phì do đâu? Theo các bác sĩ, cơ chế chính dẫn đến béo phì là do cơ thể mất cân bằng về năng lượng, cụ thể là lượng calo nạp vào vượt quá nhu cầu hoặc vượt quá năng lượng tiêu hao thông qua các hoạt động thể chất. Sự mất cân bằng này kéo dài sẽ dẫn đến thừa cân và nghiêm trọng nhất là béo phì. Hiện nay, béo phì đang có xu hướng tăng nhanh do một số yếu tố khách quan như thói quen sử dụng các thiết bị điện tử, lười vận động và tiêu thụ các loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo, đường và tinh bột. Ngoài ra, bệnh béo phì được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố gia đình bởi phụ huynh và con cái thường sẽ có cùng đặc điểm về thói quen, lối sống. Vì vậy hiện tượng bố hoặc mẹ bị thừa cân, béo phì thì con cái cũng bị không hề hiếm gặp.

béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào là thắc mắc của nhiều người 

Một số yếu tố sau đây được các chuyên gia đánh giá là có thể làm tăng nguy cơ béo phì:

  • Độ tuổi: Béo phì có thể xảy ra ở mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ, người trưởng thành cho đến người già. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết nguy cơ béo phì tăng theo tuổi, một phần do người trưởng thành có xu hướng lười vận động hơn và đôi khi kết hợp với sự thay đổi hormone. Bên cạnh đó, cơ bắp sẽ giảm dần theo tuổi tác, qua đó ảnh hưởng làm suy giảm quá trình trao đổi chất, khi nhu cầu năng lượng giảm xuống thì cân nặng tăng thêm là điều dễ hiểu;
  • Di truyền: Gen có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả quá trình chuyển hóa, phân phối và tích trữ mỡ. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng quyết định đến khả năng chuyển hóa và đốt cháy năng lượng của cơ thể. Do đó, gen di truyền được đánh giá là một yếu tố làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì;
  • Yếu tố gia đình: Béo phì có xu hướng xảy ra cao hơn trong gia đình. Ngoài yếu tố gen, các thành viên trong cùng một gia đình thường có sự tương đồng về chế độ ăn uống, lối sống và thói quen sinh hoạt;
  • Vấn đề kinh tế và xã hội: Các vấn đề kinh tế xã hội có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng béo phì, cụ thể như môi trường sống tiện nghi sẽ làm giảm nhu cầu vận động, hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh phát triển khiến thói quen ăn uống của nhiều người không lành mạnh hoặc không gian làm việc/sinh sống nhỏ sẽ hạn chế sự di chuyển…

2. Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Béo phì rất thường gặp, do đó nhiều người thắc mắc béo phì gây bệnh gì. Cân nặng vượt tiêu chuẩn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sức khỏe, trước hết là khiến người bệnh mất tự tin về ngoại hình và nghiêm trọng hơn là tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Sau đây là những tác hại của bệnh béo phì ảnh hưởng đến nhiều mặt của người bệnh:

2.1. Tâm lý tự ti

Người bị thừa cân, béo phì thường mất đánh mất sự tự tin trong quá trình giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là với những người xung quanh (như bạn bè, đồng nghiệp…), và có tâm lý căng thẳng trước đám đông… Do đó một trong những hậu quả của béo phì là tác động xấu đến đến cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

2.2. Bệnh cơ xương khớp

Lượng mỡ thừa tích tụ quá lớn trong cơ thể kèm theo cân nặng vượt tiêu chuẩn khiến xương khớp người bệnh chịu áp lực rất lớn. Tình trạng này kéo dài kéo theo nhiều bệnh lý như thoái hóa, loãng xương, đau nhức khớp, gout, tổn thương cột sống hoặc chấn thương khớp gối… 

2.3. Đái tháo đường

Một trong những câu trả lời cho thắc mắc béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào chính là căn bệnh nguy hiểm đái tháo đường. Béo phì và đái tháo đường có mối liên hệ mật thiết với nhau do cân nặng vượt chuẩn làm tăng nguy cơ đề kháng insulin (hormone điều hòa đường huyết), từ đó trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2.

2.4. Bệnh lý tim mạch

Mỡ thừa không chỉ tích tụ trong các mô hay tế bào mà còn tăng cao trong máu của người bệnh béo phì, qua đó dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Chính tình trạng cholesterol trong máu cao không kiểm soát sớm sẽ gây ra các mảng xơ vữa trên động mạch và hậu quả là nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ…

2.5. Suy giảm trí nhớ

Theo nhiều nghiên cứu, béo phì là yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Theo đó, trẻ em béo phì có xu hướng kém linh hoạt hơn và chỉ số thông minh thấp hơn, còn người trưởng thành lại có nguy cơ cao đối mặt với chứng Alzheimer và suy giảm trí nhớ.

2.6. Bệnh lý tiêu hóa

Một trong những tác hại của bệnh béo phì là các bệnh lý tiêu hóa. Nguyên nhân được cho là do tình trạng mỡ thừa bám lên các quai ruột, qua đó làm suy giảm hoạt động và gây ra các rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hay trĩ. Nghiêm trọng hơn, khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến phân và các chất thải tích tụ và làm tăng nguy cơ ung thư ống tiêu hóa.

2.7. Nội tiết rối loạn

Hậu quả của béo phì làm rối loạn nội tiết có thể tác động đến cả 2 giới. Với phụ nữ, béo phì khiến kinh nguyệt dễ rối loạn, khó mang thai, tăng nguy cơ buồng trứng đa nang và nguy cơ vô sinh tăng lên. Với đàn ông, béo phì làm tăng nguy cơ yếu sinh lý và cả vô sinh hiếm muộn.

2.8. Bệnh hô hấp

Tình trạng tích tụ mỡ quá mức trong lồng ngực ở người béo phì là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở. Nguy hiểm hơn nếu béo phì quá nghiêm trọng và không được kiểm soát, tình trạng khó thở có thể tiến triển nặng hơn gây ra hội chứng Pickwick, khiến bệnh nhân mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ và có nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ hô hấp bị cản trở bởi mỡ thừa cũng gây ra nhiều vấn đề hay triệu chứng khó chịu như ngáy ngủ, khò khè hay rối loạn nhịp thở…

Có thể nói béo phì là một tình trạng sức khỏe đáng báo động ở cả người trẻ và người trưởng thành. Khi được xác định béo phì, điều đầu tiên bạn cần làm đó là thực hiện giảm cân, có thể bắt đầu bằng chế độ ăn kiêng, tập luyện thể dục hoặc để hiệu quả hơn nữa là áp dụng phương pháp giảm cân khoa học truyền tiêu hao năng lượng.

béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Tác hại của bệnh béo phì rất nhiều 

Với giảm cân truyền tiêu hao năng lượng, trước tiên bạn sẽ được thăm khám với các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân sâu xa béo phì đến từ đâu. Kế đến là bác sĩ sẽ tư vấn cũng như giải thích cho bạn về cơ chế truyền các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu vào cơ thể để đào thải mỡ thừa qua hệ bài tiết hoặc chuyển hóa thành các năng lượng hoạt động hàng ngày. Song song với đó là người béo phì sẽ được bác sĩ thiết kế riêng cho một chế độ ăn uống, tập luyện đảm bảo khoa học cũng như phù hợp với thể trạng từng người.

Có thể nói với giảm cân chuyên sâu truyền tiêu hao năng lượng quá trình giảm cân sẽ diễn ra hiệu quả và an toàn hơn. Hiện cách giảm cân này cũng được đánh giá là phù hợp với nhiều người như: thừa cân béo phì, thừa cân sau sinh, mỡ nội tạng, mỡ dưới da…

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các bài nhảy aerobic giảm béo bụng đốt nhiều calo không?

Các bài nhảy aerobic giảm béo bụng đốt nhiều calo không?

Thực đơn ngày Tết miền Bắc - Trung - Nam giúp bạn không tăng cân

Thực đơn ngày Tết miền Bắc - Trung - Nam giúp bạn không tăng cân

Cách giảm mỡ dưới da: Tất cả những điều bạn cần biết

Cách giảm mỡ dưới da: Tất cả những điều bạn cần biết

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ để kiểm soát béo phì

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ để kiểm soát béo phì

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

Ăn nhiều dầu mỡ nên uống gì để không tăng cân?

181

Bài viết hữu ích?