Zalo

Các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lipoprotein là hợp chất hữu cơ được tạo thành từ protein và lipid, có chức năng vận chuyển cholesterol và triglyceride trong máu. Theo đó, rối loạn chuyển hóa lipoprotein là tình trạng liên quan đến quá trình này. Vậy các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein là gì?

1. Các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein, cùng với sự phổ biến của chế độ ăn nhiều chất béo, béo phì và ít hoạt động thể chất đã dẫn đến đại dịch bệnh xơ vữa động mạch ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác. Sự tương tác giữa các rối loạn di truyền và mắc phải phổ biến của lipoprotein với các yếu tố môi trường bất lợi này dẫn đến xơ vữa động mạch sớm. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành (CAD), đặc biệt ở người trung niên đã giảm kể từ năm 1970. Tuy nhiên, bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Vậy các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein là gì?

Trên thực tế, có nhiều loại lipoprotein trong máu và mỗi loại lại có vai trò khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung của chúng đều là điều hòa mỡ máu. Tình trạng rối loạn của bất kỳ loại lipoprotein nào cũng đều gây bất lợi cho cơ thể. Những rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường gặp là:

  • Tăng triglyceride máu do bất thường lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và chylomicron.
  • Tăng cholesterol do bất thường lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-c) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-c).

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein xảy ra trong một thời gian dài mà không có triệu chứng gì rõ ràng. Nếu bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm thường là do tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra bệnh nào đó. Phần lớn các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa lipoprotein chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu tăng cao kéo dài hoặc đã gây biến chứng ở các cơ quan như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, ban vàng mí mắt, khuỷu tay, đầu gối, ... Ngoài ra, khi triglyceride tăng quá cao trong máu có thể khiến huyết tương đục như sữa và gây viêm tụy cấp, một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nhận biết và phát hiện sớm các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein là rất quan trọng.

Phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa lipoprotein rất quan trọng để điều trị kịp thời

Dưới đây là những triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường gặp:

Biểu hiện bên ngoài:

  • Xuất hiện ban vàng ở mi mắt, khu trú hoặc rải rác
  • U vàng ở gân duỗi các ngón, gân gót chân và các khớp đốt bàn ngón tay
  • U vàng dưới màng xương
  • U vàng da, thường gặp ở khuỷu hay đầu gối
  • Ban vàng lòng bàn tay và nếp gấp các ngón tay
  • Cung giác mạc: Màu trắng nhạt, thường ở quanh mống mắt. 

Biểu hiện trên nội tạng:

  • Xơ vữa động mạch: Là dấu hiệu thường gặp và nguy hiểm nhất của rối loạn chuyển hóa lipoprotein. Tình trạng này thường do không biết trước rối loạn lipoprotein trước đó và có thể kèm theo các yếu tố khác như đái tháo đường, hút thuốc lá. Tổn thương các động tại tim có thể gây nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ, tại não gây nhồi máu não, …
  • Gan nhiễm mỡ: Tình trạng này có thể xảy ra tại một vùng gan hoặc toàn bộ gan, thường được phát hiện qua siêu âm, chụp CT scan và thường kèm theo tăng triglycerides.
  • Viêm tụy cấp: Khi triglycerides tăng trên 10 gam/L, bệnh nhân thường gặp tình trạng viêm tụy cấp với triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn nhiều, sốt, …
  • Nhiễm lipid võng mạc: Thường gặp trong trường hợp triglycerides tăng cao và được thấy khi soi đáy mắt.
Các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường mơ hồ trong giai đoạn đầu

2. Cần làm gì khi phát hiện các triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipoprotein?

Mặc dù rối loạn chuyển hóa lipoprotein không gây nên những tình huống nguy kịch, nhưng lại là yếu tố nguy cơ của nhiều căn bệnh tim mạch. Đồng thời, một khi đã có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa lipoprotein thì có nghĩa là tình trạng này đã xảy ra một thời gian dài. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi có những biểu hiện sớm là hết sức quan để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipoprotein và thay đổi những thói quen có hại cho sức khỏe.

2.1. Điều trị 

Nếu bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein không do di truyền, việc kiểm soát bệnh nền đóng vai trò then chốt. Bệnh nhân nên được khám chuyên khoa để được tư vấn phương pháp phù hợp.

Đối với những người có nguy cơ tim mạch cao và không có biến cố tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kiểm soát nồng độ lipoprotein trong máu và dự phòng tăng huyết áp, đái tháo đường. Đây là cũng phương pháp điều trị hiệu quả cho người bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein do đột biến gen.

2.2. Dự phòng

Không chỉ riêng rối loạn chuyển hóa lipoprotein, bất kỳ tình trạng bệnh lý nào cũng đều được khuyến cáo thay đổi lối sống, xây dựng những hành vi tốt cho sức khỏe, bao gồm:

  • Tập thể dục
  • Quản lý tốt cân nặng, tránh thừa cân béo phì
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích
  • Không hút thuốc lá
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Người bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein luôn có nồng độ lipid máu không ổn định. Do đó, một chế độ ăn uống hạn chế chất béo được khuyến cáo để giúp bệnh ổn định. Những lưu ý trong chế độ ăn dành cho người bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein là:

  • Tiêu thụ protein nạc
  • Thay vì dùng chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, hãy dùng chất béo không bão hòa 
  • Hạn chế ăn các món chiên xào
  • Khi ăn thịt, nên bỏ phần mỡ và da
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và đóng hộp
  • Tăng cường rau xanh, trái cây trong thực đơn hằng ngày để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường không phải là tình trạng nguy hiểm nếu chưa xảy ra biến cố tim mạch. Phần lớn người bị bệnh đều có thể kiểm soát tốt lipid máu nếu duy trì những thói quen lành mạnh. Đồng thời, việc khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để theo dõi tiến triển của bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Làm sao để hạn chế rối loạn chuyển hóa axit uric?

Làm sao để hạn chế rối loạn chuyển hóa axit uric?

Vì sao các bệnh rối loạn chuyển hóa không chữa khỏi được hoàn toàn?

Vì sao các bệnh rối loạn chuyển hóa không chữa khỏi được hoàn toàn?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Thích ứng khả năng trao đổi chất: Cách phòng thủ giảm cân của cơ thể

Thích ứng khả năng trao đổi chất: Cách phòng thủ giảm cân của cơ thể

Căng thẳng, chất béo tăng cao và giảm sự trao đổi chất của bạn

Căng thẳng, chất béo tăng cao và giảm sự trao đổi chất của bạn

31

Bài viết hữu ích?