Rối loạn chuyển hóa đang ngày càng trở thành một hội chứng phổ biến hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 20% - 25% người trưởng thành trên toàn cầu mắc hội chứng này - một con số khá cao khiến nhiều người phải lo lắng.
Rối loạn chuyển hóa được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh bao gồm: cao huyết áp, tăng đường huyết, béo phì, rối loạn lipid máu xảy ra đồng thời, làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch và các vấn đề khác về sức khỏe như đột quỵ, đái tháo đường loại 2…
Bản thân hội chứng rối loạn chuyển hóa cơ thể khi ở giai đoạn đầu thường không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng những vấn đề sức khỏe đang âm thầm diễn ra trong hội chứng này có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng và thảm khốc. Nếu bạn đã bị tổn thương đáng kể ở tim, mạch máu và các cơ quan khác thì hội chứng chuyển hóa sẽ càng khó phục hồi hơn.
Vậy bệnh rối loạn chuyển hóa có chữa được không? Câu trả lời là khả năng chữa khỏi bệnh rối loạn chuyển hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh, mức độ nghiêm trọng và phản ứng của cơ thể đối với điều trị. Đối với bệnh đái tháo đường thì không có loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nồng độ đường trong máu để “chung sống” vui khỏe với bệnh bằng phương pháp sử dụng uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và chế độ vận động thể lực phù hợp, đều đặn.
Còn đối với bệnh rối loạn lipid máu, béo phì, huyết áp cao có thể kiểm soát thông qua việc thay đổi lối sống, giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn… Việc điều trị sâu hơn bao gồm sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phù hợp cho từng bệnh lý khác nhau. Điều trị thuốc được xem xét ở những người bệnh có các yếu tố nguy cơ không được cải thiện hoàn toàn bằng cách sử dụng các biện pháp phòng ngừa và thay đổi thói quen, lối sống.
Các phương pháp điều trị rối loạn chuyển hóa cơ thể thường tập trung vào việc điều chỉnh và kiểm soát huyết áp cao, mức lipid trong máu, nồng độ đường huyết. Mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ mắc bệnh các bệnh lý về tim mạch, bệnh tiểu đường… và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Việc thay đổi lối sống, duy trì thói quen lành mạnh hàng ngày và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa chính là biện pháp điều trị tốt nhất để chữa bệnh rối loạn chuyển hóa ở người:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp giúp cải thiện được nồng độ cholesterol trong máu, chỉ số huyết áp và tình trạng kháng insulin ngay cả khi cân nặng của bạn không đổi. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ một chế độ dinh dưỡng nào. Nhất là những người đang mắc bệnh lý tim mạch hoặc tiểu đường cần phải có một chế độ ăn uống đặc biệt, bao gồm:
Tập thể dục đều đặn giúp đốt cháy calo, giảm cân và duy trì cân nặng ổn định. Phương pháp này khá cần thiết trong việc chữa bệnh rối loạn chuyển hóa ở người đặc biệt là tình trạng béo phì. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày và duy trì 5 ngày mỗi tuần để tập thể dục.
Nếu bạn mới bắt đầu hãy thử các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe bơi lội… Khi đã quen dần với những hoạt động này, bạn có thể tăng dần mức độ luyện tập và thực hiện các bài tập với tần suất cao hơn.
Theo các nghiên cứu cho biết, khi cơ thể giảm khoảng 7%-10% trọng lượng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh đái tháo đường, cao huyết áp và kháng insulin. Hãy cố gắng duy trì mức chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18.5 -22.99
Mặc dù hút thuốc lá và và sử dụng các chất kích thích như rượu, cocain… không phải là yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng chuyển hóa, tuy nhiên chúng có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh mạch máu và bệnh tim.
Kiểm soát lo âu, căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị và quản lý các rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là mắc tiểu đường và béo phì. Thiền và yoga là những phương pháp hữu ích giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, cần bảo đảm bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn cùng với các hoạt động yêu thích như trò chuyện với người thân, bạn bè, nghe nhạc, đọc sách…. Thực hiện thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
Đối với những trường hợp khi thực hiện các phương pháp thay đổi lối sống không đạt được hiệu quả cao. Việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị rối loạn chuyển hóa cơ thể. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể sử dụng như:
Tóm lại, mặc dù có nhiều tiến triển trong lĩnh vực y học và nghiên cứu thì việc chữa khỏi hoàn toàn các bệnh rối loạn chuyển hóa vẫn là một thách thức lớn. Điều này đòi hỏi sự nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa cơ thể. Từ đó, giúp kiểm soát và điều trị bệnh tốt hơn đem lại một cuộc sống khỏe mạnh và ý nghĩa hơn.
27
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
27
Bài viết hữu ích?