Zalo

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm cholesterol toàn phần sẽ cho biết tổng lượng cholesterol trong máu giúp tầm soát các bệnh lý tim mạch, biến chứng thừa cân béo phì nên xét nghiệm này cũng thường được chỉ định trước khi thực hiện kiểm soát cân nặng. Cùng tìm hiểu vì sao cần thực hiện xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo trong bài viết dưới đây.

1. Cholesterol toàn phần là gì? Ý nghĩa của chỉ số này ở người béo phì/ thừa cân?

1.1. Cholesterol toàn phần là gì? 

Cholesterol là một trong ba loại lipid chính trong hệ tuần hoàn (hai loại khác là triglycerid và phospholipid) và không tan trong nước. Cholesterol đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như việc tham gia vào quá trình tổng hợp màng tế bào và tổng hợp vitamin D. Đặc biệt đây còn là tiền chất của quá trình tổng hợp hormone sinh dục, glucocorticoid, và corticoid chuyển hóa muối nước (mineralocorticoid) ở tuyến thượng thận.

Cholesterol rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng mức cholesterol cao là yếu tố nguy cơ gây lắng đọng trong nội mô mạch và dẫn đến mảng xơ vữa động mạch.

Lipid cần gắn với các protein gọi là apoprotein để di chuyển trong máu, tạo thành các nhóm lipoprotein như chylomicron, VLDL, LDL và HDL. Trong đó, LDL rất giàu cholesterol và có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các mô. LDL là loại cholesterol có liên quan đến quá trình gây xơ vữa động mạch.

Cholesterol cao thường không có dấu hiệu hay triệu chứng. Cách duy nhất để nhận biết tình trạng này là thông qua xét nghiệm cholesterol trong máu, bao gồm: định lượng cholesterol toàn phần, định lượng HDL cholesterol và định lượng LDL cholesterol.

1.2. Ý nghĩa của chỉ số này ở người béo phì/ thừa cân?

Cholesterol toàn phần là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của người béo phì hoặc thừa cân. Xét nghiệm này không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến lipid máu mà còn hỗ trợ trong việc lập kế hoạch điều trị, theo dõi hiệu quả giảm cân, phòng ngừa biến chứng, và tư vấn lối sống lành mạnh.

xét nghiệm cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở người thừa cân (Nguồn: vinmec.com)

2. Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Xét nghiệm cholesterol toàn phần là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá và quản lý sức khỏe của người béo phì. Thông qua việc kiểm tra mức cholesterol, người béo phì có thể nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời, giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và lipid máu.

  • Người béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do mức cholesterol toàn phần và LDL cholesterol thường cao hơn bình thường. Chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần giúp đánh giá nguy cơ này và cung cấp thông tin cần thiết để kiểm soát và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Người béo phì có khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến lipid máu như xơ vữa động mạch. Xét nghiệm cholesterol toàn phần giúp phát hiện sớm những bất thường trong mức cholesterol, từ đó có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả.
  • Chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cho người béo phì. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể dục và thay đổi lối sống có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Nếu người béo phì đang sử dụng thuốc hạ cholesterol hoặc thực hiện các biện pháp điều trị khác, xét nghiệm cholesterol toàn phần định kỳ giúp theo dõi hiệu quả của các biện pháp điều trị này. Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
  • Người béo phì thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường và cao huyết áp, những bệnh này cũng liên quan đến mức cholesterol cao. Chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần giúp phòng ngừa và quản lý các biến chứng có thể xảy ra.
xét nghiệm cholesterol toàn phần
Trước khi thực hiện giảm béo, bạn cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần (Nguồn: vinmec.com)

3. Cách thực hiện xét nghiệm này như thế nào?

3.1. Trước khi xét nghiệm cholesterol toàn phần

  • Thuốc làm tăng nồng độ cholesterol máu: Thuốc an thần, thuốc chẹn beta giao cảm, corticosteroid, disulfiram, lansoprazol, levodopa, lithium, testosterone, thuốc ngừa thai và thuốc lợi tiểu,…
  • Thuốc làm giảm nồng độ cholesterol máu: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, allopurinol, androgen, thuốc giảm cholesterol máu, estrogen, metformin và phenytoin,…
  • Bạn có thể cần nhịn ăn (không ăn hoặc uống) trong 9 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm cholesterol trong máu. Vì lý do này, các xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng. Bác sĩ sẽ lưu ý nếu bạn cần nhịn ăn và cung cấp bất kỳ hướng dẫn đặc biệt nào khác nếu cần.
  • Nếu xét nghiệm không yêu cầu nhịn ăn, nó sẽ chỉ hiển thị mức cholesterol toàn phần và không cung cấp thông tin về mức LDL hay HDL. Bác sĩ sẽ tư vấn trước nếu bạn cần nhịn ăn cho xét nghiệm.

3.2. Trong khi xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần

Xét nghiệm cholesterol là một thủ thuật đơn giản. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra cánh tay để xác định vị trí tĩnh mạch phù hợp tĩnh mạch ở khuỷu tay hoặc bàn tay và vệ sinh vùng đó bằng chất khử trùng.

Một dải băng sẽ được quấn quanh cánh tay, gần vị trí chọc kim, để giúp tĩnh mạch chứa đầy máu. Kỹ thuật viên sẽ đưa kim vào tĩnh mạch và thu thập máu trong một lọ. Sau khi thu thập đủ máu, kim sẽ được tháo ra và vùng chọc kim sẽ được cầm máu bằng tăm bông, sau đó che lại bằng một miếng băng nhỏ.

3.3. Sau khi xét nghiệm cholesterol toàn phần

Mẫu máu sẽ được phân tích tại phòng thí nghiệm theo phương pháp enzym so màu. Hầu hết mọi người có thể tiếp tục ngày của mình ngay sau khi xét nghiệm cholesterol và tự lái xe về nhà nếu cần.

xét nghiệm cholesterol toàn phần
Cách thực hiện xét nghiệm Cholesterol toàn phần (Nguồn ảnh: Internet)

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo cũng như tìm được phương pháp giảm béo hiệu quả. 

Tài liệu tham khảo: Umcclinic.com.vn, Medlineplus.gov, Fvhospital.co

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bạn có thể làm gì với mức lipid bất thường trong cơ thể?

Bạn có thể làm gì với mức lipid bất thường trong cơ thể?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Các dấu hiệu trao đổi chất kém, khiến cơ thể dễ tích mỡ và tăng cân

Các dấu hiệu trao đổi chất kém, khiến cơ thể dễ tích mỡ và tăng cân

Cách giảm cân với chuối trong 3 ngày

Cách giảm cân với chuối trong 3 ngày

5

Bài viết hữu ích?