Zalo

Bạn có thể làm gì với mức lipid bất thường trong cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thuật ngữ “rối loạn lipid” bao gồm một loạt các tình trạng gây ra mức lipid hoặc chất béo bất thường trong máu. Những chất béo này bao gồm lipoprotein mật độ thấp (LDL), còn được gọi là cholesterol “xấu” và axit béo được gọi là chất béo trung tính. Lipoprotein mật độ cao (HDL), được gọi là cholesterol “tốt”, cũng có thể giảm thấp trong máu. Vậy bạn cần làm gì khi mức lipid bất thường?

1. Rối loạn mỡ máu xảy ra khi mức lipid bất thường

Mức lipid bất thường đồng nghĩa với việc một số lipid trong máu tăng cao, cụ thể là tăng mức độ LDL, chất béo trung tính hoặc cả 2. HDL được gọi là cholesterol tốt vì chúng giúp vận chuyển cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, mức lipid bất thường cũng bao gồm giảm thấp HDL cholesterol. Sự tích tụ của LDL và chất béo trung tính có thể khiến các chất béo tích tụ trong các mô của cơ thể, trong đó có động mạch. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến bệnh tim . Các chuyên gia cho biết cứ 3 người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có 1 người có mức cholesterol LDL cao. Đây là lý do tại sao các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên mọi người nên cắt giảm thực phẩm béo và tăng mức HDL để giúp loại bỏ cholesterol xấu. Vậy chúng ta phải làm gì khi lipid trong máu tăng cao?

2. Cần làm gì khi lipid trong máu tăng cao?

2.1. Nhận biết biểu hiện của mức lipid bất thường

Một người sẽ không có triệu chứng rối loạn lipid cho đến khi họ gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ hoặc đau tim. Tuy nhiên, các triệu chứng sau đây đôi khi được quan sát thấy ở một số người có mức lipid rất cao:

  • Xuất hiện vết sưng mỡ hoặc nếp nhăn màu vàng trên da, được hình thành do sự tích tụ của chất béo tích tụ xung quanh gân và khớp (xanthomas).
  • Vòng cung màu trắng quanh giác mạc của mắt (arcus senilis), đôi khi xảy ra ở những người trẻ tuổi có lượng cholesterol cao.
  • Nổi cục màu vàng ở góc trong của mắt (xanthelasma).
Rối loạn mỡ máu xảy ra khi mức lipid bất thường
Rối loạn mỡ máu xảy ra khi mức lipid bất thường

Các bác sĩ chỉ định và chẩn đoán các vấn đề về lipid thông qua các xét nghiệm máu đơn giản. Một số bác sĩ yêu cầu bạn nhịn ăn từ 9 đến 12 giờ trước đó để đảm bảo rằng nó không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại thực phẩm nào bạn mới ăn. Nhưng không phải tất cả các tình huống đều cần nhịn ăn. Bạn có thể không cần nó nếu bạn dưới 25 tuổi hoặc khi có yêu cầu đặc biệt của bác sĩ. Sau đây là cách nhận biết mức lipid bất thường: Đối với cholesterol toàn phần:

  • 200 miligam mỗi decilit (mg/dL) trở xuống là bình thường.
  • 201 đến 240 mg/dL là ngưỡng tăng.
  • Hơn 240 mg/dL là cao.

Đối với HDL (cholesterol tốt) càng nhiều càng tốt:

  • 60 mg/dL hoặc cao hơn là tốt giúp bảo vệ chống lại bệnh tim.
  • 40 đến 59 mg/dL là bình thường.
  • Dưới 40 mg/dL là thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch;

Đối với LDL (cholesterol xấu), chỉ số này càng thấp càng tốt:

  • Dưới 100 mg/dL là lý tưởng.
  • 100 đến 129 mg/dL có thể là tốt, tùy thuộc vào sức khỏe của bạn.
  • 130 đến 159 mg/dL là ngưỡng tăng.
  • 160 đến 189 mg/dL là cao.
  • 190 mg/dL trở lên là rất cao.

Đối với chất béo trung tính, thấp hơn là tốt hơn:

  • 150 mg/dL trở xuống có thể là mục tiêu mà bác sĩ đề xuất, mặc dù Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng mức thấp hơn là tốt nhất cho sức khỏe.
  • 151 đến 200 mg/dL có nghĩa là bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
  • Hơn 200 mg/dL có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

2.2. Làm gì khi lipid trong máu tăng cao

Thay đổi lối sống là điều đầu tiên cần giải quyết để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên bắt đầu dùng thuốc theo toa để giúp giảm mức cholesterol. Một chế độ ăn giảm cholesterol có thể làm giảm tới 30% lượng cholesterol xấu. Một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và carbohydrate đơn giản và không có hơn 200 miligam cholesterol mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol LDL. Chất xơ và sterol thực vật (có trong bơ thực vật đặc biệt và các loại thực phẩm khác) cũng giúp ích. Sau đây là những lời khuyên cụ thể về chế độ ăn uống này:

  • Cắt giảm chất béo bão hòa xuống dưới 7% tổng lượng calo của bạn.
  • Tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa. Kiểm tra nhãn thành phần để biết các loại dầu "được hydro hóa một phần" - Đó là chất béo chuyển hóa. Ngay cả khi một sản phẩm ghi "0 gam chất béo chuyển hóa", thì sản phẩm đó vẫn có thể chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa (dưới nửa gam mỗi khẩu phần).
  • Đọc nhãn thực phẩm. Các sản phẩm có ghi “cholesterol thấp” hoặc “không có cholesterol” có thể chứa quá nhiều chất béo bão hòa hoặc đường.
  • Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên có thể làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
  • Thay đổi lối sống như ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân cũng là những cách hiệu quả để cải thiện mức chất béo trung tính của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ích.

Nếu thay đổi lối sống không đủ giảm mức cholesterol, bạn có thể thử dùng thuốc hoặc kết hợp các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn gắn bó với những thói quen lành mạnh của mình, bạn có thể làm việc với bác sĩ để giảm lượng thuốc bạn uống hoặc ngừng hẳn.

Mức lipid bất thường có thể gây ra một số bệnh lý
Mức lipid bất thường có thể gây ra một số bệnh lý
  • Statin: Đây là những loại thuốc cholesterol hiệu quả nhất và thường được sử dụng giúp ngăn chặn khả năng tạo cholesterol của gan. Statin thường gặp bao gồm:
    • Atorvastatin (Atorvaliq, Lipitor);
    • Fluvastatin (Lescol);
    • Lovastatin (Altoprev, Mevacor);
    • Pitavastatin (Livalo);
    • Pravastatin (Flolipid, Pravachol);
    • Rosuvastatin (Crestor);
    • Simvastatin (Zocor).
  • Niacin: Bác sĩ có thể kê đơn này để giúp tăng cholesterol HDL ("tốt"). Để có hiệu quả, nó phải được dùng với liều lượng lớn. Với lượng này, nó thường gây đỏ bừng da và đau bụng. Một nghiên cứu khoa học quan trọng gần đây đã phát hiện ra rằng việc bổ sung niacin vào liệu pháp statin không làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
  • Fibrate: Bác sĩ đôi khi kê toa các fibrate để tăng cholesterol HDL và giảm mức chất béo trung tính, giảm nhẹ LDL.
  • Ezetimibe (Zetia): Loại thuốc này hạn chế lượng cholesterol mà ruột non có thể hấp thụ. Những người dùng nó cũng thường dùng statin giúp làm giảm cholesterol thêm 25%.
  • Cholestyramine và colestipol: Những chất này có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở một số người, có thể kết hợp với statin.
  • Chất ức chế PCSK9: Thuốc giảm cholesterol mới được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng tăng cholesterol máu có tính chất gia đình dị hợp tử, những người không thể kiểm soát lượng cholesterol của mình thông qua chế độ ăn kiêng và điều trị bằng statin. Nó cũng được sử dụng ở những người mắc bệnh tim xơ vữa động mạch lâm sàng. Thuốc alirocumab (Praluent) hoặc evolocumab (Repatha) ngăn chặn protein PCSK9 của gan, đây là protein làm cản trở khả năng loại bỏ cholesterol LDL khỏi máu của gan. Điều này làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Evolocumab nói riêng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở những người mắc bệnh tim mạch.

Lưu ý, mức cholesterol của bạn không quyết định số phận của bạn. Hãy nhớ rằng, những thứ khác ngoài cholesterol cũng có thể dẫn đến bệnh tim. Bệnh tiểu đường, hút thuốc, cao huyết áp, béo phì, tập thể dục và di truyền cũng rất quan trọng. Người có lượng cholesterol bình thường có thể mắc bệnh tim; những người có cholesterol cao vẫn có thể có trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhìn chung, nhiều người có mức cholesterol cao thường sẽ mắc bệnh tim. Chúng ta nên theo dõi xét nghiệm cholesterol 5 năm một lần đối với hầu hết mọi người. Nếu kết quả lipid của bạn không như mong muốn, bạn sẽ cần xét nghiệm cholesterol thường xuyên hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Cơ chế rối loạn lipid máu ở bệnh nhân béo phì

Cơ chế rối loạn lipid máu ở bệnh nhân béo phì

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Cách chẩn đoán và điều trị mỡ máu cao

Cách chẩn đoán và điều trị mỡ máu cao

5

Bài viết hữu ích?