Zalo

Những quan niệm sai lầm phổ biến về cholesterol

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thuật ngữ Cholesterol đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người. Đây là một chất tham gia vào các hoạt động sinh hóa quan trọng của cơ thể, tuy nhiên khi lượng Cholesterol cao hoặc Cholesterol thấp đều có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy đã dần trở nên phổ biến, nhưng vẫn còn tồn tài nhiều quan niệm sai lầm liên quan đến Cholesterol.

1. Cholesterol cao không phải là vấn đề đáng lo ngại đối với trẻ em

Cholesterol cao có thể được di truyền, điều này được gọi là tăng cholesterol máu gia đình. Trẻ em mắc chứng rối loạn di truyền này có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao trong tương lai gần. Vấn đề này hiện nay vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị một cách đầy đủ trên toàn thế giới. Sau khi được xác định mắc phải tình trạng cholesterol cao có tính chất gia đình, trẻ em có thể cần điều trị tích cực bằng thuốc. Xét nghiệm cholesterol có thể được xem xét cho trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ cao. Điều đó bao gồm trẻ em hoặc thanh thiếu niên với:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 65 tuổi đối với nữ)
  • Tiền sử gia đình có tổng lượng cholesterol từ 240 mg/dL trở lên
  • Béo phì hoặc các yếu tố rủi ro chuyển hóa khác

Bất kể rủi ro của chúng là gì, tất cả trẻ em đều được hưởng lợi từ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất sớm có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch theo thời gian. Bằng chứng cho thấy quá trình xơ vữa động mạch (tích tụ mảng bám trong động mạch) bắt đầu từ thời thơ ấu và tiến triển chậm khi trưởng thành. Sau này khi lớn lên, điều này thường dẫn đến bệnh tim mạch vành, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới Để giảm rủi ro cho con bạn, điều quan trọng là:

  • Cấm hút thuốc lá.
  • Khuyến khích tập thể dục thường xuyên.
  • Xác định và điều trị huyết áp cao.
  • Giúp con bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường.
  • Khuyến khích một chế độ ăn uống lành mạnh.

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên ăn theo chế độ ăn nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế đồ ăn, thức uống có đường và natri.

2. Tất cả Cholesterol đều là xấu

Nhiều người thường nghĩ rằng tất cả các Cholesterol đều là xấu. Một sự thật là một số loại cholesterol rất cần thiết cho sức khỏe tốt. Cơ thể bạn cần cholesterol để thực hiện các công việc quan trọng, chẳng hạn như tạo ra hormone, tổng hợp Vitamin D, muối mật và xây dựng tế bào. Cholesterol di chuyển trong máu trên các protein được gọi là lipoprotein. Hai loại lipoprotein mang cholesterol đi khắp cơ thể: lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - Cholesterol), đôi khi được gọi là cholesterol “xấu”, và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - Cholesterol), hay cholesterol “tốt”. Khi cơ thể bạn có quá nhiều LDL - Cholesterol, nó có thể tích tụ trong thành mạch máu. Sự tích tụ này được gọi là mảng bám hay mảng xơ vữa. HDL - Cholesterol, hay cholesterol “tốt”, mang cholesterol trở lại gan. Gan sau đó đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Nồng độ HDL - Cholesterol cao và LDL - Cholesterol thấp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Khi các mạch máu tích tụ mảng bám theo thời gian, bên trong các mạch máu sẽ bị thu hẹp lại. Sự thu hẹp này có thể hạn chế và cuối cùng là chặn lưu lượng máu đến và đi từ tim và các cơ quan khác như não. Khi máu lưu thông đến tim bị tắc nghẽn, nó có thể gây đau thắt ngực (đau ngực) hoặc đột quỵ.

LDL - Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
LDL - Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch

3. Bạn không cần kiểm tra cholesterol cho đến tuổi trung niên

Nhiều người thường nghĩ khi họ vẫn còn trẻ nghĩa là mức cholesterol bình thường vẫn sẽ được duy trì cho đến khi họ đến tuổi trung niên. Do đó, quan niệm không cần kiểm tra cholesterol cho đến tuổi trung niên đang có xu hướng gia tăng trong giới trẻ. Đây là một quan niệm sai lầm. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả người lớn từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra cholesterol (và các yếu tố rủi ro khác) cứ sau 4 đến 6 năm miễn là rủi ro vẫn ở mức thấp. Nói chuyện với bác sĩ để xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

4. Người gầy cholesterol thấp và người béo cholesterol cao

Người béo Cholesterol cao hay những người thừa cân thường có nhiều khả năng bị cholesterol cao. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người gầy cholesterol thấp hay nói cách khác, những người gầy vẫn gặp phải tình trạng tăng Cholesterol. Kiểm tra cholesterol thường xuyên bất kể cân nặng của bạn là bao nhiêu hay hoạt động thể chất và chế độ ăn uống có tốt đến mức nào.

5. Chỉ đàn ông mới cần lo lắng về cholesterol cao trong máu

Cả đàn ông và phụ nữ đều có xu hướng tăng mức Triglyceride và cholesterol khi họ già đi. Mặc dù chứng xơ vữa động mạch thường xảy ra ở phụ nữ muộn hơn nam giới nhưng bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Tăng cân cũng góp phần vào mức độ cao hơn của Cholesterol. Phụ nữ tiền mãn kinh có thể được bảo vệ khỏi mức cholesterol LDL (có hại) cao so với nam giới. Đó là bởi vì nội tiết tố nữ estrogen cao nhất trong những năm sinh nở và nó có xu hướng làm tăng mức cholesterol HDL (có lợi). Điều này có thể giúp giải thích tại sao phụ nữ tiền mãn kinh thường được bảo vệ khỏi bệnh tim mạch. Nhưng mức cholesterol vẫn có thể tăng ở phụ nữ mãn kinh, mặc dù có chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và hoạt động thể chất thường xuyên. Vì vậy, phụ nữ gần mãn kinh nên kiểm tra mức cholesterol và nói chuyện với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ và lựa chọn điều trị sớm. Có một thời gian, người ta cho rằng liệu pháp thay thế hormone có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở phụ nữ. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng HRT không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở phụ nữ mãn kinh. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ không xác nhận HRT như một phương tiện để giảm rủi ro tim mạch. Các bác sĩ nên xem xét các tình trạng cụ thể của phụ nữ, chẳng hạn như mãn kinh sớm (dưới 40 tuổi) và các tình trạng liên quan đến mang thai, khi thảo luận về mức cholesterol và các lựa chọn điều trị tiềm năng của họ.

6. Chúng ta không thể làm gì để thay đổi mức cholesterol của mình

Có nhiều người lo sợ rằng không có biện pháp nào để làm giảm mức Cholesterol có hại trong cơ thể hoặc ít nhất là duy trì mức cholesterol bình thường. Một sự thật là bạn có thể làm nhiều việc để cải thiện mức cholesterol và giữ chúng ở mức lành mạnh, bao gồm:

  • Làm xét nghiệm kiểm tra ít nhất 5 năm một lần (trừ khi bác sĩ có chỉ định khác).
  • Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh, hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Chọn thực phẩm giàu chất xơ và chất béo không bão hòa tự nhiên.
  • Hãy năng động mỗi ngày, hướng dẫn hoạt động thể chất khuyến nghị người lớn nên hoạt động thể chất vừa phải từ 150 đến 300 phút mỗi tuần. 
  • Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Hút thuốc làm hỏng các mạch máu, tăng tốc độ xơ cứng động mạch và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu bạn có thói quen hút thuốc, việc bỏ thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Nói chuyện với các bác sĩ về các cách để kiểm soát lượng cholesterol, nếu bất kỳ loại thuốc nào được cung cấp cho bạn để kiểm soát cholesterol, hãy dùng chúng theo chỉ định. 
  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình. Nếu cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình bị cholesterol cao, có lẽ bạn nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Bạn có thể mắc một tình trạng gọi là tăng cholesterol máu gia đình.

7. Ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng Cholesterol máu

Vấn đề này còn khá phức tạp và cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết Cholesterol mà một người tiêu thụ không nhất thiết phải tương quan trực tiếp với mức cholesterol. Ăn đường, hoặc carbohydrate đơn giản, có thể dẫn đến mức cholesterol cao hơn, ngay cả khi ai đó không ăn nhiều cholesterol. Những người tập thể dục ít có khả năng bị tình trạng Cholesterol cao hơn so với những người ít vận động. Không phải lúc nào ăn chất béo đều gây ra tăng Cholesterol máu. Các loại chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, da của gia cầm, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, bơ… là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng Cholesterol máu hay mỡ máu nói chung, trong khi các loại chất béo không bão hòa có trong các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá bơn…bơ tự nhiên, dầu ô liu… không những không làm tăng Cholesterol mà còn góp phần duy trì mức cholesterol bình thường trong cơ thể.

Chất béo không bão hòa không làm tăng Cholesterol máu
Chất béo không bão hòa không làm tăng Cholesterol máu

8. Chỉ nên thực hiện thay đổi lối sống không nên sử dụng thuốc điều trị tình trạng Cholesterol cao

Một số người, thậm chí cả những nhân viên y tế cho rằng không cần statin hoặc các loại thuốc khác để điều trị cholesterol. Bạn có thể kiểm soát lượng cholesterol của mình chỉ bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Mặc dù nhiều người có thể đạt được mức cholesterol tốt bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể chất đầy đủ, nhưng một số người cũng có thể cần các loại thuốc gọi là statin để giảm mức cholesterol. Các hướng dẫn cũng gợi ý rằng các loại thuốc khác ngoài statin có thể cần thiết để giúp kiểm soát cholesterol. Những người có thể cần statin hoặc các loại thuốc khác để kiểm soát mức cholesterol bao gồm:

  • Tăng cholesterol máu gia đình: Những người bị cholesterol cao có tính chất gia đình hoặc những người có mức cholesterol “xấu” rất cao. Tăng cholesterol máu gia đình là một tình trạng di truyền gây ra mức cholesterol LDL “xấu” rất cao bắt đầu từ khi còn trẻ. Nếu không được điều trị, mức cholesterol sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Điều này làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ ngay cả khi còn trẻ.
  • Những người mắc bệnh tim mạch (CVD):  Những người bị CVD có thể đã bị hẹp động mạch do có quá nhiều mảng bám. Thuốc làm giảm cholesterol có thể giúp giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
  • Người bị tiểu đường: Bệnh tiểu đường loại 2 làm giảm mức cholesterol HDL “tốt” và tăng mức cholesterol “xấu”. Sự kết hợp này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Những nhóm người khác cũng có thể cần thuốc để kiểm soát lượng cholesterol của họ, kể cả những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Luôn trao đổi với bác sĩ về những cách tốt nhất để kiểm soát và duy trì mức cholesterol bình thường. Cholesterol đã trở thành một thuật ngữ không chỉ phổ biến đối với các nhân viên y tế mà còn cả đối với những người dân bình thường. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu về Cholesterol, do vậy vẫn có những quan niệm sai lầm xung quanh hợp chất này. Những thông tin ở trên đó cung cấp cho chúng ta biết về những quan niệm không đúng từ đó thay đổi cái nhìn của chúng ta xung quanh Cholesterol. Có thể thấy béo là 1 vấn đề gây ra nhiều bệnh lý trong đó có tăng Cholesterol. Do đó nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thì cần tìm kiếm ngay một phương pháp giảm cân an toàn như liệu pháp tiêu hao năng lượng. Liệu pháp này sử dụng các loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với vai trò thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể trước khi thực hiện liệu pháp, sau đó sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng. Phác đồ này được các bác sĩ xây dựng dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Hiểu về số lượng cholesterol trong cơ thể

Hiểu về số lượng cholesterol trong cơ thể

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

Nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân béo phì

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

Các xét nghiệm sàng lọc béo phì phổ biến nhất

29

Bài viết hữu ích?