Cholesterol là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống cân bằng nhưng mức cholesterol quá cao có thể khiến chỉ số mỡ máu tăng cao, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn và góp phần gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm. Nhưng không phải tất cả cholesterol đều giống nhau:
Vậy câu trả lời cho câu hỏi bị cholesterol cao phải làm sao chính là thực hiện các phương pháp giúp làm giảm LDL - Cholesterol, đồng thời hỗ trợ làm tăng HDL - Cholesterol.
Hầu hết lượng cholesterol bạn cần cho các hoạt động cơ thể đều có thể tự tạo ra. Do vậy, việc tăng tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm có chứa cholesterol góp phần làm tăng mức cholesterol trong cơ thể bạn. Do đó bạn phải kiểm soát chế độ ăn uống của bạn bằng cách:
Giữ lượng chất béo bạn tiêu thụ từ 25 - 35% lượng calo hàng ngày. Chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng, nhưng cần điều chỉnh số lượng và loại chất béo bạn đưa vào chế độ ăn uống của mình. Chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn được coi là chất béo tốt, có lợi cho tim, trong khi chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa được coi là không lành mạnh.
Chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn giúp giảm LDL - Cholesterol, đó là lý do tại sao bạn nên ăn nhiều nguồn chất béo lành mạnh hơn để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và đột quỵ.
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh bao gồm đậu phụ, cá (chẳng hạn như cá hồi, cá thu, cá trích, cá bơn…), bơ, các loại hạt (như quả óc chó, quả phỉ và hạt mắc ca), đậu (như đậu tây, đậu nành và đậu hải quân), và dầu thực vật (chẳng hạn như dầu ô liu, cây rum và dầu hạt lanh).
Tránh các loại thực phẩm chiên xào và chế biến nhiều, đồng thời đảm bảo rằng bạn ăn vừa phải các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như gà rán, bánh quy, bánh quy giòn và sữa nguyên kem.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế lượng Cholesterol từ thực phẩm dưới 300 mg một ngày. Nếu bạn có chỉ số mỡ máu tăng cao, lượng khuyến nghị là dưới 200 mg mỗi ngày.
Nếu bạn đang tự hỏi bị cholesterol cao phải làm sao thì việc bổ sung thêm chất xơ chính là câu trả lời phù hợp mà các chuyên gia dinh dưỡng dành cho bạn. Tiêu thụ ít nhất 25 - 30 gam chất xơ mỗi ngày giúp đóng góp cho việc duy trì sức khỏe tim mạch của bạn.
Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol bằng cách liên kết với LDL - Cholesterol khi nó vẫn còn trong hệ thống tiêu hóa của bạn, giữ cho nó không bị hấp thụ vào máu.
Chất xơ hòa tan có thể được tìm thấy từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm bột yến mạch nguyên hạt, đậu, quả hạch và táo. Chất xơ không hòa tan cũng rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của bạn. Mặc dù nó không giúp giảm cholesterol như chất xơ hòa tan, nhưng nó giúp tạo cảm giác no, khiến bạn hạn chế tiêu thụ nhiều thức ăn, đồng thời thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa tốt hơn. Nguồn chất xơ không hòa tan bao gồm cám lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt.
Carbohydrate phức tạp rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất và chất xơ, đồng thời chúng cũng giúp giảm mức cholesterol của bạn. Các nguồn carbohydrate phức tạp tốt bao gồm cám yến mạch, các loại đậu, bắp cải, mì ống nguyên hạt và ngô.
Ngược lại, thực phẩm chứa nhiều đường đơn (Carbohydrate đơn giản) có liên quan đến việc tăng mức LDL - Cholesterol. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều đường với sự gia tăng nồng độ cholesterol và lipid huyết tương, do vậy cần hạn chế ăn đồ ngọt và đồ nướng.
Đạm Whey có nguồn gốc từ sữa và được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm mức LDL - Cholesterol trong máu. Đạm Whey thường được cung cấp với hương vị vani và sô cô la và có thể được thêm vào sữa lắc, bột yến mạch hoặc sữa chua.
Tuy nhiên, hãy sử dụng đạm Whey một cách thận trọng, vì quá nhiều protein có thể không tốt cho bạn. Theo dõi lượng tiêu thụ của bạn và hạn chế mức tiêu thụ protein của bạn ở mức 15 - 25% tổng lượng calo hàng ngày mỗi ngày hoặc 0,8 - 1,2 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Con số này có nghĩa là khoảng 53 gam đối với một phụ nữ nặng 140 pound (63 kg) không tập thể dục.
Nếu bạn tập thể dục thường xuyên, đang mang thai hoặc cho con bú, mức tiêu thụ protein của bạn sẽ cao hơn. Nếu bạn không chắc chắn nên dùng bao nhiêu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Sterol thực vật giúp bạn giảm hàm lượng cholesterol trong máu cao bằng cách ngăn chặn khả năng hấp thụ của cơ thể, giảm mức LDL - Cholesterol xuống 6 - 15% mà không ảnh hưởng đến mức HDL - Cholesterol. Tiêu thụ sterol thực vật với số lượng được khuyến nghị là 2 gm mỗi ngày. Sterol thực vật có trong ngũ cốc, trái cây, các loại đậu, rau, quả hạch và hạt. Sterol cũng được thêm vào nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm nước cam và sữa chua.
Một nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng uống trà xanh có thể giúp giảm mức cholesterol “xấu” và Triglycerid. Trà xanh cũng ngăn chặn ruột của bạn hấp thụ Cholesterol và do đó tạo điều kiện bài tiết nó ra khỏi cơ thể bạn.
Trà xanh cũng có những lợi ích sức khỏe khác và được cho là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Thay thế soda, nước trái cây và các loại đồ uống khác bằng trà xanh khi bạn xuất hiện chỉ số mỡ máu tăng cao.
Ăn từ 5 - 6 bữa nhỏ mỗi ngày là lời khuyên nếu bạn đang thắc mắc rằng bị cholesterol cao phải làm sao. Một nghiên cứu của Anh cho thấy những người ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày dẫn đến lượng LDL - Cholesterol thấp hơn đáng kể so với những người ăn 2 - 3 bữa một ngày, mặc dù thực tế là những người ăn 6 bữa nhỏ thực sự tiêu thụ nhiều calo và chất béo hơn.
Không hoạt động thể chất là một yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng hàm lượng cholesterol trong máu cao. Tập thể dục thường xuyên có thể tác động trực tiếp đến lượng Cholesterol của bạn bằng cách tăng mức cholesterol tốt - HDL. Nó cũng có tác động gián tiếp làm giảm Cholesterol toàn phần của bạn bằng cách giúp bạn kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân. Một số lời khuyên dành cho bạn như:
Ai cũng biết rằng hút thuốc lá có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch cũng như phổi của bạn. Do vậy, bên cạnh việc giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác, bỏ hút thuốc cũng có thể tác động tích cực đến lượng Cholesterol, bằng cách tăng mức HDL - Cholesterol.
Bạn cũng nên cố gắng tránh xa nơi có người hút thuốc để không phải bị hút thuốc lá thụ động. Hãy tìm sự hỗ trợ để giúp bạn bỏ hút thuốc bằng cách nói chuyện với bác sĩ của bạn và áp dụng các phương pháp điều trị cai thuốc lá, chẳng hạn như miếng dán nicotine.
Uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải có thể giúp tăng mức HDL - Cholesterol của bạn. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn khác có thể góp phần gián tiếp gây ra các rối loạn mỡ máu thông qua tác động tiêu cực của rượu lên gan.
Hạn chế uống rượu ở mức 1 ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ khỏe mạnh, 2 ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới khỏe mạnh.
Những người thừa cân béo phì thường có mức LDL - Cholesterol cao hơn so với những người bình thường. Do vậy, kiểm soát cân nặng là chìa khóa để duy trì mức cholesterol cân bằng. Các chuyên gia nhận định rằng bạn có thể cải thiện mức Cholesterol đáng kể bằng cách giảm ít nhất 5 - 10% trọng lượng.
Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ sẽ kê cho bạn nếu những biện pháp trên không giúp bạn cải thiện được tình trạng hàm lượng cholesterol trong máu cao:
Hàm lượng cholesterol trong máu cao hay chỉ số mỡ máu tăng cao là những tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch, thậm chí là mạng sống của bạn. Nếu đang gặp phải những vấn đề liên quan đến mỡ máu, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.
103
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
103
Bài viết hữu ích?