Zalo

Cách quản lý mức Cholesterol hiệu quả

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mức cholesterol có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, vì vậy nếu bạn đang lo lắng về tình trạng này hãy tìm hiểu về cách kiểm soát cholesterol trong máu sao cho hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng nếu bạn có quá nhiều cholesterol trong máu, nó có thể bám vào thành động mạch và từ đó làm hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) khiến máu lưu thông khó khăn hơn. Điều này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các bệnh tim khác .

Cholesterol được vận chuyển trong máu trên các protein được gọi là lipoprotein. Trong đó, một loại là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL cholesterol) đôi khi được gọi là cholesterol "xấu”. Khi nồng độ LDL trong máu tăng cao sẽ là một dấu hiệu xấu dự báo nguy cơ xơ vữa động mạch và kéo theo đó là những bệnh lý rất nghiêm trọng về tim mạch, đặc biệt là bệnh lý mạch vành. Một loại khác, lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao (HDL cholesterol) đôi khi được gọi là cholesterol "tốt". Nó có chức năng mang cholesterol từ các bộ phận khác của cơ thể trở lại gan. Sau đó, gan của bạn sẽ có chức năng loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể.

Bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp để giúp giảm cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi). Bằng cách giữ mức cholesterol trong máu của bạn thuộc phạm vi cho phép, từ đó có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan về tim mạch. Vậy làm thế nào để quản lý mức cholesterol hiệu quả?

cách kiểm soát cholesterol
Cholesterol cao thường không có triệu chứng, bạn cần xét nghiệm máu thường xuyên để biết cách quản lý mức cholesterol hiệu quả

2. Cách quản lý mức Cholesterol hiệu quả

Nếu mức cholesterol trong máu cao thì sẽ thường được điều trị và quản lý bằng cách điều chỉnh một số yếu tố liên quan đến lối sống kết hợp với dùng thuốc giảm cholesterol do bác sĩ kê đơn.

Theo đó, cách kiểm soát cholesterol đầu tiên phải kể đến là thay đổi lối sống, việc có một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát mức cholesterol:

  • Một chế độ ăn tốt cho sức khỏe tim mạch: bạn cần xây dựng cho bản thân một kế hoạch ăn uống lành mạnh, cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế, thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thay vào đó nên sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh, sử dụng thịt nạc thay cho thịt mỡ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo mức calo nạp vào hợp lý để duy trì được mức cân nặng ổn định khỏe mạnh, tránh trình trạng tăng cân. Nếu bạn đang thừa cân, việc giảm cân có thể sẽ giúp bạn giảm mức cholesterol LDL.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Bạn nên dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày/ tuần để tham gia một hoạt động thể chất bất kỳ phù hợp với bản thân. Hoạt động thể lực đúng và đủ không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe mà còn giúp bạn kiểm soát mức cholesterol trong máu hiệu quả.
  • Quản lý mức độ căng thẳng: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng căng thẳng kéo dài, mãn tính có thể sẽ làm tăng mức cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL trong máu của bạn. Cho nên hãy tham gia bất cứ hoạt động nào hoặc bất cứ điều gì bạn thích để giảm đi mức độ căng thẳng.
  • Bỏ hút thuốc lá: nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, bạn nên tập dần việc bỏ hút thuốc lá. Mức cholesterol HDL trong máu của bạn sẽ tăng lên khi bạn bỏ hút thuốc lá, đây là một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe của bạn, HDL giúp loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi động mạch và nhiều HDL sẽ giảm nồng độ LDL.
cách kiểm soát cholesterol
Thay đổi lối sống luôn cần được thực hiện để có thể quản lý mức cholesterol hiệu quả

Đối với một số người, việc thay đổi lối sống thôi không đủ để giảm cholesterol thì cách kiểm soát cholesterol có thể kể đến thêm là sử dụng thuốc. Có rất nhiều loại thuốc giảm cholesterol có sẵn trên thị trường. Chúng hoạt động theo những cách khác nhau và có thể có những tác dụng phụ khác nhau. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào và ngay cả khi bạn dùng thuốc với mục đích để giảm nồng độ cholesterol trong máu thì bạn vẫn cần tiếp tục thay đổi lối sống.

  • Lipoprotein apheresis để giảm cholesterol: Tăng cholesterol máu gia đình (FH) là một dạng cholesterol cao di truyền. Một số người bị FH có thể được điều trị gọi là apheresis lipoprotein. Phương pháp điều trị này sử dụng máy lọc để loại bỏ cholesterol LDL khỏi máu. Sau đó, máy sẽ trả lại phần máu còn lại cho người đó.
  • Statin: Statin giúp ngăn chặn một hoạt chất có trong gan, làm cho gan của bạn có thể loại bỏ cholesterol ra khỏi máu. Bao gồm các loại sau: Fluvastatin (Lescol), Atorvastatin (Lipitor), Rosuvastatin (Crestor), Pitavastatin (Livalo), Lovastatin (Altoprev), Pravastatin (Pravachol) và Simvastatin (Zocor).
  • Bổ sung axit béo Omega-3: Việc bổ sung axit béo omega-3 từ chế độ ăn hoặc các chế phẩm thuốc có thể giúp giảm chất béo trung tính trong máu. Tuy nhiên, việc bổ sung axit béo Omega-3 có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hy vọng qua bài viết này bạn có thể thấy được cách quản lý mức cholesterol hiệu quả. Ngoài sử dụng thuốc thì bạn vẫn cần duy trì một lối sống lành mạnh, trong đó kiểm soát cân nặng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực thì hiện nay đã có liệu pháp quản trị cân nặng ở cấp độ tế bào. Đây là phương pháp truyền giúp tiêu hao năng lượng, thành phần bao gồm các vitamin và muối khoáng giúp đốt cháy mỡ thừa, chuyển hóa và đào thải chúng ra khỏi cơ thể, từ đó bạn có thể kiểm soát cân nặng của mình một cách an toàn. Phương pháp này thực hiện đơn giản, không có bất cứ xâm lấn nào vào cơ thể. Bạn không cần phải lo lắng các biến chứng sau khi thực hiện và không có nguy cơ tái béo.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Béo phì có thực sự là một căn bệnh?

Béo phì có thực sự là một căn bệnh?

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý cân nặng của bạn

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý cân nặng của bạn

Ăn những gì bạn thích mà vẫn giảm cân, tại sao không?

Ăn những gì bạn thích mà vẫn giảm cân, tại sao không?

Tập thể dục hàng ngày nhưng ăn thoải mái có tăng cân không? Điều gì sẽ xảy ra?

Tập thể dục hàng ngày nhưng ăn thoải mái có tăng cân không? Điều gì sẽ xảy ra?

Cholesterol và Lipid là gì?

Cholesterol và Lipid là gì?

28

Bài viết hữu ích?