Zalo

Béo phì có thực sự là một căn bệnh?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn tới các tình trạng bệnh tật trong xã hội như bệnh tim mạch, đái tháo đường và các rối loạn chuyển hoá khác. Thực tế, đái tháo đường type 2 đã được công nhận là một căn bệnh có nguyên nhân bệnh sinh, thì bệnh béo phì vẫn còn nhận những tranh cãi về việc đây có thực sự là bệnh hay là hậu quả của một lối sống thiếu lành mạnh. Vậy thực sự béo phì có phải bệnh không?

1. Béo phì có phải bệnh không?

Hiệp hội nghiên cứu về béo phì đã từng có những khó khăn nhất định khi tập trung vào việc xác định xem béo phì có phải một căn bệnh hay không. Thực tế có quá nhiều cách để trở nên béo phì và có quá nhiều hậu quả có thể xảy ra để gọi đây là một căn bệnh. Ngoài ra, các nhà khoa học còn lưu ý đến việc thiếu một định nghĩa rõ ràng và được chấp nhận rộng rãi về bệnh tật nói chung và béo phì nói riêng. Tuy nhiên đa số những người nghiên cứu về sức khoẻ đều đồng thuận có nhiều lợi ích về mặt cá nhân và xã hội khi gọi béo phì là một căn bệnh mà không cần sử dụng các định nghĩa đã có sẵn về bệnh tật.

Đến năm 2013 thì Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã đưa ra bài nghiên cứu tuyên bố béo phì là một căn bệnh khi gen FTO (gen liên quan đến khối lượng mỡ và béo phì) được phát hiện có tiềm năng dẫn tới xu hướng béo phì. Tuy nhiên việc béo phì vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi cá nhân thì quan điểm coi béo phì là một căn bệnh vẫn được củng cố vì:

  • Béo phì gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội
  • Béo phì góp phần làm suy giảm chức năng cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống, bệnh tật nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn
  • Việc điều trị béo phì tuy khó khăn nhưng mang lại nhiều lợi ích nếu điều trị thành công
  • Có nhiều sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với những người béo phì
Ảnh 1: Béo phì được các nhà nghiên cứu đồng thuận coi như một căn bệnh
Béo phì được các nhà nghiên cứu đồng thuận coi như một căn bệnh

2. Ưu điểm và nhược điểm của việc công nhận bệnh béo phì

2.1.Về mặt tiêu cực

  • Những người béo phì có thể cảm thấy tiêu cực khi việc trọng lượng cơ thể quá lớn là một căn bệnh và không còn cố gắng cải thiện sức khỏe bản thân
  • Còn nhiều tranh cãi nổ ra liên quan đến bản chất của bệnh tật và ảnh hưởng của di truyền
  • Nếu béo phì được coi là bệnh thì vấn đề chi phí bảo hiểm y tế ở các công ty sẽ có nhiều thay đổi lớn và khó giải quyết. Điều này có thể góp phần tạo ra phân biệt đối xử đối với những người béo phì trong lực lượng lao động

2.2.Về mặt tích cực

  • Có thể dễ dàng hơn để có được tài trợ cho nghiên cứu về y tế cộng đồng nếu béo phì là một căn bệnh chứ không chỉ là yếu tố nguy cơ sức khỏe
  • Có thể có nhiều khoản thanh toán bảo hiểm hơn cho các bác sĩ điều trị bệnh béo phì
  • Các thuốc chống béo phì có thể gia nhập vào hệ thống y tế, hỗ trợ điều trị cải thiện cân nặng
  • Có thể có ít sự kỳ thị và phân biệt đối xử hơn với tình trạng béo phì
Ảnh 2: Việc coi béo phì là bệnh đem lại nhiều lợi ích nhất định
Việc coi béo phì là bệnh đem lại nhiều lợi ích nhất định

3. Bệnh béo phì có lựa chọn điều trị nào?

Hiện nay có nhiều lựa chọn điều trị bệnh béo phì như can thiệp vào lối sống tập trung vào việc thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất của một người, đồng thời trang bị cho họ những công cụ và kỹ năng hành vi giúp tăng khả năng thành công khi điều trị bệnh.

Hiện nay còn có một số loại thuốc kê đơn có sẵn để giúp giảm cân và chế độ ăn kiêng được giám sát về mặt y tế có thể hữu ích. Ngoài ra, các phương pháp như phẫu thuật nội soi và giảm béo có liên quan đến việc giảm cân nhiều nhất nhưng chỉ dành cho những trường hợp béo phì nghiêm trọng hơn hoặc dành cho những người có vấn đề sức khỏe kèm theo.

Người bệnh cũng cần lưu ý không phải sau khi đạt được cân nặng mong muốn thì việc điều trị béo phì đã kết thúc, vì sau khi giảm cân việc duy trì cân nặng thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Giống như bệnh mãn tính thì béo phì có xu hướng tái phát và trầm trọng hơn theo thời gian.

Để duy trì và quản trị cân nặng hiệu quả, ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện, bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa với công thức độc quyền từ Mỹ đang được rất nhiều người trong giới thượng lưu và giới nghệ sĩ sử dụng.

Liệu trình sử dụng dịch truyền là các loại vitamin khoáng chất và các chất điện giải giúp tiêu hao, chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên thành dạng năng lượng, vì vậy cơ thể sẽ không bị mất cơ, mất nước, hay bị mệt mỏi.

Liệu trình truyền trong khoảng 6 - 8 tuần, trước khi thực hiện bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra lộ trình phù hợp đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, tránh tỷ lệ tái béo phì.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Hướng dẫn chi tiết cách quản lý cân nặng của bạn

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý cân nặng của bạn

Ăn những gì bạn thích mà vẫn giảm cân, tại sao không?

Ăn những gì bạn thích mà vẫn giảm cân, tại sao không?

Tập thể dục hàng ngày nhưng ăn thoải mái có tăng cân không? Điều gì sẽ xảy ra?

Tập thể dục hàng ngày nhưng ăn thoải mái có tăng cân không? Điều gì sẽ xảy ra?

Ăn uống và tập luyện cái nào quan trọng hơn để giảm cân?

Ăn uống và tập luyện cái nào quan trọng hơn để giảm cân?

Chế độ ăn và tập cho người skinny fat để giảm mỡ tăng cơ

Chế độ ăn và tập cho người skinny fat để giảm mỡ tăng cơ

16

Bài viết hữu ích?