Zalo

Biết nguy cơ sức khỏe của bạn khi bị cholesterol cao

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol tăng cao là một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng do lối sống, di truyền và hệ miễn dịch cơ thể. Hậu quả của cholesterol cao rất khó kiểm soát và không ai có thể tránh khỏi tình trạng tăng cholesterol. Sau đây là một số chia sẻ giúp bạn hiểu rõ cholesterol cao gây ra vấn đề gì và cách để không chế cholesterol tăng cao.

1. Cholesterol  cao gây ra vấn đề gì?

Hậu quả của cholesterol cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Đáng quan tâm hơn là hầu hết mỗi người đều có nguy cơ mắc phải tình huống này. Vậy cholesterol  cao gây ra vấn đề gì:

  • Bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cholesterol tăng cao và người tăng cholesterol thường xuyên có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân được tìm thấy là do mật độ cholesterol xấu tăng và giảm cholesterol tốt giảm khiến cơ thể gia tăng cholesterol xấu khó giải phóng. Khi mắc bệnh tiểu đường cùng với cholesterol tăng cao người bệnh sẽ dễ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

  • Bệnh béo phì

Béo phì là tình trạng cơ thể dư thừa chất béo dẫn đến tăng cân và tăng trọng lượng cơ thể. Với bệnh béo phì rối loạn khả năng chuyển hóa cũng làm ảnh hưởng quá trình cholesterol được xử lý làm cholesterol xấu tăng nhanh còn cholesterol tốt khó hấp thụ. 

  • Di truyền khả năng cholesterol tăng cao trong gia đình

Cholesterol tăng cao theo đánh giá có nguy cơ di truyền nhiều thế hệ. Do đó, nếu gia đình có người từng mắc bệnh này thì nguy cơ tăng cholesterol trong máu của các thành viên khác cũng khá cao. Mặc dù vậy không phải 100% các thành viên đều mắc phải nên cần kiểm tra điều trị sớm để phòng ngừa.

Cholesterol cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

2. Tình trạng cholesterol tăng cao trong cả giả đình

Cholesterol tăng cao trong phạm vi gia đình được phân tích là do cơ thể xuất hiện nhiều cholesterol xấu khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì giữa các thế hệ. Tuy nhiên nếu phát hiện khi còn trẻ có thể khống chế để không gây hậu quả khi lớn tuổi.

Với yếu tố di truyền bệnh cholesterol tăng cao, các thành viên trong gia đình nghi ngờ sẽ di truyền nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các xét nghiệm sẽ đánh giá nguy cơ mắc và kiểm soát kịp thời nếu có thành viên đã bắt đầu bước vào giai đoạn sớm của bệnh.

Một số trường hợp có thể cải thiện nhờ thói quen và lối sống lành mạnh. Nếu các thói quen không đủ giảm tình trạng cholesterol tăng cao bệnh nhân có thể được theo dõi định kỳ và dùng thuốc kê đơn để khống chế cholesterol trong máu.

3. Những thói quen gây ra cholesterol tăng cao

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng cholesterol xuất hiện ở mọi đối tượng nếu không cân bằng dinh dưỡng và cuộc sống thích hợp. Do đó, bạn cần lưu ý một số thói quen gây cholesterol tăng cao để hạn chế và loại bỏ:

  • Sử dụng chất béo bão hòa quá nhiều

Chất béo bão hòa là một loại chất béo khó chuyển hóa và làm cholesterol tăng cao. Không những thế sử dụng chất béo này quá nhiều sẽ gây ra béo phì những biến chứng của béo phì dẫn đến cholesterol liên tục tăng cao khó kiểm soát. 

  • Ít vận động thể chất

Hoạt động thể chất không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn thúc đẩy trao đổi chất và chuyển hóa dinh dưỡng. Ở người ít vận động thể chất, cơ thể có xu hướng trì trệ khiến tăng cân béo phì làm giảm trao đổi chất. Khi cơ thể dần suy nhược sẽ dẫn đến các hậu quả của cholesterol cao.

  • Hút thuốc

Thuốc lá có hại với sức khỏe, đặc biệt là mạch máu. Thường xuyên hút thuốc có thể làm giảm lượng cholesterol tốt khiến chất béo gia tăng. Do đó, bỏ thuốc lá sẽ phòng ngừa sớm hậu quả của cholesterol tăng cao.

Hút thuốc là một trong những thói quen khiến cholesterol tăng cao
  • Thức khuya

Thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Khi cơ thể liên tục lặp đi lặp lại các hành động thức khuya sẽ khiến rối loạn chuyển hóa và sinh ra mệt mỏi làm mất cân bằng dinh dưỡng do thói quen ăn uống thay đổi, thậm chí gây thay đổi tâm trạng khiến cholesterol trong máu thay đổi liên tục.

  • Nạp thừa năng lượng

Sử dụng năng lượng dư thừa so với nhu cầu gây ra tăng cân và béo phì. Hai tình trạng này là nguyên nhân gây cholesterol tăng cao và ngược lại.

  • Không tuân thủ hướng dẫn điều trị với bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường thường giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu khiến nồng độ cholesterol ở mức cao. Do đó chế độ ăn, thói quen luyện tập và thói quen sinh hoạt là cách để cải thiện sức khỏe cho đối tượng này.

4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu

Bệnh cạnh sự tương tác qua lại của thói quen, bệnh lý, cholesterol tăng cao còn do một vài yếu tố khó kiểm soát:

  • Di truyền trong gia đình

Không có nghiên cứu chứng minh cholesterol tăng cao di truyền các đời. Tuy nhiên nếu theo dõi sức khỏe sẽ phát hiện đời trước từng mắc bệnh nguy cơ đời sau tiếp diễn có xuất hiện. Do đó, nên chú ý chăm sóc sức khỏe nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh cholesterol tăng cao.

  • Tuổi tác

Khi lớn tuổi cơ thể suy giảm khả năng trao đổi chất gây rối loạn làm tăng cholesterol. Điều này khó tránh, tuy nhiên có thể hạn chế hậu quả của cholesterol cao nếu khi còn trẻ có ý thức giữ gìn sức khỏe.

  • Sinh lý

Ở mỗi độ tuổi chức năng sinh lý liên tục thay đổi. Khi bước vào lứa tuổi trung niên, nguy cơ mắc cholesterol tăng có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên xu hướng mắc cholesterol tăng cao ở nam diễn ra sớm hơn và thường nặng hơn với nữ do nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt.

5. Biện pháp phòng ngừa và điều trị cholesterol tăng cao

Cholesterol tăng cao có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài. Do đó để tránh hậu quả của cholesterol tăng cao mỗi người nên chủ động phòng tránh và điều trị sớm nhất có thể. Sau đây là một vài biện pháp phòng ngừa cho bạn đọc tham khảo:

  • Kiểm tra yếu tố di truyền sớm

Với bệnh lý di truyền, gia đình có thể phát hiện điều trị sớm ở trẻ nhỏ. Do vậy khi trong gia đình phát hiện có người mắc bệnh, các thành viên, đặc biệt là trẻ nhỏ cần xét nghiệm đánh giá nguy cơ bị cholesterol tăng cao.

  • Định kỳ kiểm tra sức khỏe

Các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ theo dõi chỉ số công thức máu giúp đánh giá sức khỏe tổng quát. Nhờ đó chỉ số cholesterol sẽ được kiểm soát và không tăng cao đột ngột kéo dài.

  • Luôn theo dõi chỉ số đường huyết hay cholesterol

Với đối tượng nghi ngờ mắc bệnh tim mạch, đường huyết nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết cùng cholesterol mỗi ngày. Nên ghi chú để đánh giá sự thay đổi và phát hiện nguy cơ tăng cao bất chợt.

  • Duy trì lối sống lành mạnh

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ngoài ra nên chú ý cân bằng cuộc sống để có sức khỏe tốt, đồng thời phòng các bệnh nguy hiểm do suy giảm miễn dịch gây ra.

Cơ thể luôn chứa lượng cholesterol nhất định để đảm bảo hoạt động trao đổi chất. Tuy nhiên nếu cholesterol tăng cao sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tim mạch. Do đó bạn nên theo dõi chỉ số này để phòng ngừa các bệnh và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Cholesterol và Lipid là gì?

Cholesterol và Lipid là gì?

Nếu bị cholesterol cao phải làm sao?

Nếu bị cholesterol cao phải làm sao?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách quản lý mức Cholesterol hiệu quả

Cách quản lý mức Cholesterol hiệu quả

11

Bài viết hữu ích?